Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/Hội nghị thành lập đảng.
a.Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng , gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc từ Xiêm về Hương Cảng (Trung Quốc) để triêụ tập Hội nghị thành lập đảng họp từ 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng –Trung Quốc).
b.Nội dung Hội nghị:
-Thống nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, và điều lệ tóm tắt của đảng do Nkguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời.
*Ý nghĩa của Hội nghị thành lập đảng: Hội nghị có ý nghĩa và giá trị như một đại hội thành lập đảng vì đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.
c.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa MácLê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kĩ XX.
- Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Vì:
+ Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo, từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thé giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng.
d. Nội dung bản Chính cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt.
* Đường lối của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng , sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách rời nhau.
*.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam : đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ)
*. Mục tiêu của cách mạng: Làm cho nước Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ và quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp của bọn đế quốc, địa chủ, tư sản phản cách mạng đem chia cho dân cày. *Llực lượng cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng đồng thời phải liên kết với Tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng.
*.Lãnh đạo cách mạng: Là đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô sản
*.Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới
**Nhận xét:Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt nhưng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đợm tinh thần dân tộc và tinh thần nhân văn. độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
2/Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương đảng 10/1930.
a.Hoàn cảnh ltriệu tập Hội nghị.
- Vừa mới ra đời đảng cộng sản Việt Nam đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn, với đỉnh cao Xô viết Nghệ -Tỉnh.
- Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với phong trào cách mạng đang dâng cao. Ban chấp hành Trung ương đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ nhất vào 10/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì. b.Nội dung Hội nghị.
- Đổi tên đảng cộng sản Việt Nam thành đảng cộng sản đông Dương.
- Thảo luận và thông qua Luận cương chính trị 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
- Bầu BCH TW chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư.
c.Những điểm chủ yếu trong luận cương chính trị tháng 10/1930.
* Đường lối của cách mạng: Lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền sau khi thắng lợi tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
* Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ phong kiến và đế quốc.Hai nhiệm vụ đó khắng khít nhau.
*.Mục tiêu của cách mạng: Làm cho đông Dương hoàn toàn độc lập.
*.Lực lượng tham gia: Công nhân và nông dân là gốc của cách mạng.
*.Lãnh đạo cách mạng: Là đảng cộng sản đông Dương.
*.Quan hệ quốc tế.Cách mạng đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.
**Nhận xét: Luận cương đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế:
-Chưa vạch rõ được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà còn nặng về đấu tranh giai cấp, vấn đề ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông như tư sản, tiểu tư sản và một bộ phận giai cấp địa chủ.
Đáp án B
Ý nghĩa sự ra đời các tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
– Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
– Thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển mạnh, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
=> Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín nuồi, là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng
1.Hoàn cảnh lịch sử:
*Thế giới:
-Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc phát triển mạnh, vụ phản biến của Tưởng Giới Thach làm cho công xã Quảng Châu thất bại đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam.
-đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
*Trong nước:
-Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh. đặc biệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, gai cấp công nhân thật sự trươngt thành, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong trào.
-Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
2. Quá trình thành lập:
* Đông Dương cộng sản đảng:
- Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn đức Cảnh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người, tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929 tại đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- Tháng 6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiêng
- Hà Nội quyết định thành lập đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ đảng, báo Búa liêm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
*An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của đông Dương cộng sản đảng đã ảnh hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì. Tháng 9/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
* Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt. Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập đông Dương cộng sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
3.Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam.