K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2020

Tham khảo nha!

Cách đây 106 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước.

Sau một thời gian dài chuẩn bị, đến giữa thế kỷ XIX, Pháp mới có điều kiện tập trung lực lượng, tổ chức cuộc tấn công đánh chiếm Việt Nam. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược.

Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước ngày 6-6-1884 (Hiệp ước Patơnốt) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nước ta trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

Với ách đô hộ của thực dân Pháp, Chúng đã biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Chúng dùng mọi thủ đoạn thâm độc khai thác tài nguyên và bóc lột dã man của cải và sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc. Trước tình cảnh ấy, tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của dân tộc, nhiều phong trào yêu nước theo những đường lối, khuynh hướng đấu tranh khác nhau nhằm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai để giành độc lập, tự do cho dân tộc nhưng đều thất bại. Những chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất dương tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường nào để có thể giải phóng được dân tộc. Trước thực tế ấy, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong anh đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.

Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.

Ngày 5-6-1911, tại cảng Sài Gòn, trên con tàu Amiral Tatouche Tréville, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Ảnh tư liệu: TTXV

Mục đích của chuyến đi này, hơn 10 năm sau, năm 1923, Người đã trả lời nhà thơ, nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtan: “Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái...Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy...”.

Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Aana Luy Xơtơrông, Người nói: "Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau, ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Nhật, người kia thì nghĩ là Anh, có người thì nghĩ là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi". Thế là trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.

Với những chuyến đi, Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, từ đó Người đã bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Từ đó Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.

Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người nói: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đến khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!". Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III”.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày 21-6-1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô ... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa Xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, rời xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 19/5/1941, giữa vùng núi rừng Pắc Bó, Người đã sáng lập Mặt trận Việt Minh, Mặt trận ra đời giữa lúc nhân dân Việt Nam đang rên xiết trong cảnh một cổ hai tròng, vận mệnh dân tộc đang trong cảnh nước sôi lửa nóng. Sự thành lập và hoạt động của Việt Minh đã trở thành nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.

Nhắc lại hành trình cứu nước 106 năm về trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người Việt Nam đều khắc ghi sâu trong tim lòng biết ơn vô hạn đối với những hi sinh lớn lao mà Bác đã trải qua trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

Hòa cùng tinh thần của nhân dân cả nước kỷ niệm 127 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình trình 106 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của Người, vào ngày 19. 5 vừa qua, gần 300 sinh viên khoa Báo chí & Truyền thông và giảng viên Trường Cao đẳng phát thanh – Truyền hình hình II đã có chuyến thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là dịp để sinh viên Trường có điều kiện ôn lại kiến thức đã học và tìm hiểu sâu thêm về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người.

Qua buổi thăm quan và tìm hiểu, đa số các bạn sinh viên đều phấn khởi, tự hào truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, truyền thống mà hội tụ nơi một cá nhân, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, khâm phục tinh thần và ý chí đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù của Bác.

6 tháng 2 2022

Refer:

- Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

6 tháng 2 2022

hỏi đóng góp chứ đâu phải đóng góp lớn nhất đâu?
 

TL
25 tháng 1 2021

- Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

 

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.

 

- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

 

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập

 

- Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…

 

- Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

 

- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

 

- Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đườn cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

 

- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam.

 

=> Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

28 tháng 1 2021

Câu trả lời của em chưa "trúng" vì câu hỏi đưa ra là hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài và trong giai đoạn 1925 - 1941.

31 tháng 3 2019
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1917-1925
- Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.

- 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ , quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

- 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của .Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

- Tháng 12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua , gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

* Các sự kiện trên đã đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.

- Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924) ở Liên Xô

- Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.

* Ý nghĩa:

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản .

- Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt nam .

- Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam .

Phụ chú :

*Nếu đề thi cho đến năm 1930 viết thêm:

-Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

- Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam…

* Con đường cứu nước của nguyễn Ái Quốc có gì khác so với trước ?

+ Hướng đi: Các vị tiền bối tìm đường sang phương Đông , Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương Tây .

+ Cách đi : những vị tiền bối tìm cách gặp gỡ với tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại NAQ thâm nhập vào các tầng lớp, giai cấp thấp nhất trong xã hội . Từ đó , Người có ý thức giác ngộ , đoàn kết đấu tranh,gặp được chủ nghĩa Mác –Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc .

* Công lao của Nguyễn Ái Quốc :

+ Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.
+ Nhờ đó tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam , làm cách mạng tháng Tám thành công; tiến hành chống Pháp – Mỹ thắng lợi

* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1925-1930:

- Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”, gửi người học tại trường Đại học phương Đông ở Mát xcơ va ( Liên Xô ), và trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) .

- Chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn. (2-1925)(Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng phong , Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ…)

- 6/1925, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm “tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình”.

- Cơ quan cao nhất là Tổng bộ ( Nguyễn Ái Quốc ,Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn) , đặt tại Quảng Châu –TQ.

- Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ai Quốc sáng lập (21/6/1925).

- 09/07/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

- Tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927) đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

- Tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927) đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.


- Đầu 1930 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các Tổ chức Công sản ở Việt nam , nhất trí thống nhất cac tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam .
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược cắn tắt … của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo .
3 tháng 4 2022

- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình.

- Đi sang phương Tây do:

+ Nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.

+ Có khoa học - kĩ thuật và nền văn minh phát triển.

+ Có chính quyền thực dân đang đô hộ nhiều dân tộc trên thế giới.

3 tháng 3 2022

D

12 tháng 12 2017

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 86