K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

Mất mát diện tích rừng Amazon là một thảm họa môi trường với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều này gây ra tác động khủng khiếp đối với đa dạng sinh học, khí hậu toàn cầu, và cuộc sống của dân cư bản địa. Mất mát rừng này không chỉ góp phần vào biến đổi khí hậu mà còn đe dọa sự tồn vong của hàng triệu loài và cộng đồng người. Để đối phó với vấn đề này, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý bền vững rừng Amazon.

11 tháng 4 2022

Tham Khảo

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. - Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.  
11 tháng 4 2022

Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon?

- Vì rừng Amazon có vai trò rất quan trọng :

+ Nguồn dự trữ sinh học quý giá

+ Lá phổi xanh của thế giới

+ Nguồn dự trữ nước, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu

+ Nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp , giao thông vận tải đường sông.

Việc khai thác rừng Amazon quá nhiều vào mục đích kinh tế sẽ gây ra hậu quả gì?

- Tác động xấu đến cân bằng sinh thái , khí hậu của khu vực và thế giới

21 tháng 3 2016

Tac dung :

+Khai thac lay go

+Lam dat canh tac

+Lam ptrien giao thong duong thuy

hau qua;

anh huong khi hau toan cau , bi chia cat mat can bang sinh thai

Khac phuc;

tuyen truyen ba con bao ve rung

6 tháng 4 2021

 Tác dụng:

+ Khai thác lấy gỗ

+ Làm đất canh tác

+ Phát triển giao thông đường thủy.

 Hậu quả: ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu, mất cân bằng sinh thái.

 Biện pháp khắc phục: tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng.

 

6 tháng 4 2021

 Tác dụng:

+ Khai thác lấy gỗ

+ Làm đất canh tác

+ Phát triển giao thông đường thủy.

 Hậu quả: ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và toàn cầu, gây mất cân bằng hệ sinh thái.

 Biện pháp khắc phục: tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng

21 tháng 4 2020

1) Hầu hết nguyên nhân của các vụ cháy rừng đều đến từ quá trình sản xuất nông nghiệp, do các hộ sản xuất nhỏ thường tiến hành đốt các gốc rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hoặc do các hoạt động đốt rừng lấy đất canh tác của nông dân. Ngoài ra, những người chiếm đất bất hợp pháp cũng phá hủy rừng nhằm tăng giá trị cho số đất mà họ chiếm đoạt.Không như những vụ cháy rừng quy mô lớn tại Alaska hay Siberia, các vụ cháy tại rừng Amazon không bị gây ra bởi sét đánh hay các nguyên nhân tự nhiên khác. Chúng phần lớn do con người và đều bị tác động một cách có chủ ý.

2) Rừng Amazon tạo ra khoảng 20% lượng ôxy của cả thế giới và thường được gọi là lá phổi của hành tinh. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên, nếu rừng Amazon bị hủy hoại không thể thay đổi được, nó có thể bắt đầu thải ra carbon – tác nhân chính gây biến đổi khí hậu. Những dải rừng mưa rộng lớn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái thế giới vì chúng hấp thu nhiệt thay vì phản chiếu trở lại bầu khí quyển. Rừng mưa cũng hút khí CO2 và nhả ra ô xy, đảm bảo thải ra ít carbon hơn và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với những đám cháy rừng dữ dội, nghiên cứu cho thấy có thể mất hơn một thế kỷ để hồi phục lại khả năng hút CO2 mà rừng đã mất đi. Rừng Amazon bị thu hẹp và biến thành đất trống có thể khiến chức năng của rừng không thể phục hồi dễ dàng. Cây ở Amazon giúp đưa nước từ đất vào bầu khí quyển, tạo ra lượng mưa cần thiết cho các khu vực khác. Đa dạng sinh thái cũng sẽ mất đi và đây sẽ là thiệt hại nặng nề với hành tinh. Hàng chục nghìn loài cây. hàng trăm nghìn côn trùng và các dạng sống hoang dã khác trong rừng Amazon sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ mất hàng triệu, hàng triệu động vật.

Câu 40. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?Câu 41. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì?Câu 42. Để hạn chế sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường cần phải có những giải pháp gì? Câu 43. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì? Câu 44. Vùng nào sau đây của nước ta được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?Câu 45. Nguyên nhân của sự thay...
Đọc tiếp

Câu 40. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Câu 41. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì?

Câu 42. Để hạn chế sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường cần phải có những giải pháp gì? 

Câu 43. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì? 

Câu 44. Vùng nào sau đây của nước ta được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?

Câu 45. Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu theo độ cao ở vùng núi?

Câu 46. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do?

Câu 47. Nguyên nhân chủ yếu dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh là do?

Câu 48. Dân cư thế giới tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển là do?

Câu 49. Theo thống kê 01/4/2014, nước ta có diện tích 330 991 km2 với số dân là 90 493 352 người. Cho biết nước ta có mật độ dân số là bao nhiêu người/ km2?

Câu 50. Năm 1980, dân số Đông Nam Á là 360 triệu người, diện tích rừng là 240,2 triệu ha. Năm 1990, dân số Đông Nam Á là 442 triệu người, diện tích rừng là 208,6 triệu ha. Hãy chọn ý đúng về mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á?

Câu 51. Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là?

Câu 52. Chọn ý không phải là đặc điểm của hoang mạc ở đới nóng?

Câu 53. Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em sinh sống và học tập ?

Câu 54. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Vậy lên cao 1500m thì nhiệt độ giảm bao nhiêu độ C?

 

0
24 tháng 11 2021

báo của cụ mình đấy ,nhớ ấn đúng nha

Những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 02/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng đề ra mục tiêu trồng mới 01 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020. Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa, tiếp bước truyền thống hơn 60 năm qua từ khi Bác Hồ trực tiếp phát động” Tết trồng cây” ngày 28/11/1959 trong công cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc, Bác Hồ chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.”

Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, ước tính năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)[1]. Rừng tự nhiên trong 10 năm từ 2009 – 2019 không có biến động giảm nhiều[2] , điều này chứng tỏ Chính phủ khá chú trọng tới công tác bảo vệ rừng tự nhiên thay vì chỉ quan tâm tới trồng rừng. Rừng trồng mới không thể thay thế được rừng già, rừng nguyên sinh, bởi khi bị phá đi, lớp thực bì dày từ 50cm – 1m cũng không còn, khi có mưa lũ sẽ gây ra tình trạng xói lở, lũ ống lũ quét. Chất lượng rừng ngày càng giảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của con người.

Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đi kèm với tỷ lệ che phủ rừng cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng rừng vì trong diện tích che phủ rừng phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế, gồm cây công nghiệp và nguyện liệu giấy, rừng trồng không có thực bì, sau chu kỳ 5 – 10 năm khai thác, rừng vừa được phủ xanh sẽ lại bị mất đi. Cây trồng phủ xanh cần có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các cây tầng thấp để có thể nhân rộng các mô hình sản xuất dưới tán rừng như trồng mây, sa nhân, thảo quả, nuôi ong… giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm giữ rừng.

Một trong các nội dung được đề cập tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay lên tới 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng cần nâng lên 2 triệu ha mới, từng bước đảm bảo cho chất lượng của 10,3 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, nước ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD[3].

Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra.

Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn.

Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.