K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2017

Nhu cầu của chất đạm :

- Người lớn: 0,5 g/ trên 1kg thể trọng

- Trẻ em: 0,3g/ trên 1kg thể trọng

bn có cần mục thiếu hay thùa chất đạm ko nếu cần thì cmt nhévhihi

15 tháng 5 2017

- 1 gam/kg cân nặng /ngày.

-Đối với phụ nữ có thai 6 tháng cuối, mỗi ngày nên có thêm 6 g protein chuẩn.

-Ở người mẹ trực tiếp cho con bú, lượng cần thêm là 15g/ngày.

- Protein nên chiếm từ 12 – 14 % năng lượng khẩu phần, trong đó protein có nguồn gốc động vật chiếm khoảng 30 – 50%.

MINK GIÚP BẠN RÙI BẠN TICK CHO MINK NHA!!!!

mink cảm ơn bạn nhìu !vui

2 tháng 4 2021

Đạm (hay còn gọi là protein) là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thểĐạm có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

2 tháng 4 2021
- Phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống.- Tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng.- Bảo vệ cơ thể.- Điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH.- Tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể.
23 tháng 11 2023

Mỗi cơ thể người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào lứa tuổi, cách thức lao động(nặng, nhẹ)...

2 tháng 12 2023

Cảm ơn bạn

1.Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người ta thấy rằng sự thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng so với nhu cầu đều dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tật. Chúng ta còn biết rằng trong thức ăn không chỉ có các chất dinh dưỡng mà còn có các chất tạo màu sắc, hương vị cũng như có thể có các chất độc hại đối với cơ thể. Do đó để có bữa ăn hợp lý, an toàn và ngon cần có kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến, nấu nướng.

2. Vì trong quá trình sơ chế thực phẩm, nếu ko sử lí đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn và làm mất chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các vitamin hòa tan trong nước sẽ dễ bị mất trong quá trình rửa và chế biến.

3.Khi nấu món ăn, tác dụng của nhiệt và cách nấu nướng sẽ có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn:

-Đun nấu lâu sẽ bị mất nhìu vitamin tan trong thức a9n, nhất là các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C và PP.

-Rán lâu sẽ mất nhìu chất hòa tan trong chất béo:A,D,E,K.

-Nấu ở nhiệt độ quá cao làm 1 số chất dinh dưỡng bị phá hủy hoặc biến đổi.

tick mik nha thương lém thương lém.....

14 tháng 3 2021

- Chất đạm: Giúp cơ thể phát triển tốt, là nguyên liệu tạo nên cấu trúc của cơ thể về kích thước, chiều cao, cân nặng... Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết. Ngoài ra, còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể

- Chất đường bột: Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể như: vui chơi, làm việc, hoạt động, giải trí... Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác

- Chất béo: Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể

- Sinh tố: Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da... hoạt động bình thường. Tăng cường đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh, vui vẻ

- Chất khoáng: Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể

- Nước: Là thành phần chủ yếu, là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Giúp đào thải các chất cặn bã, nuôi dưỡng tế bào, điều hòa thân nhiệt,...

- Chất xơ: Là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ của thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể

5 tháng 5 2021

1. Chất bột đường (Gluxid/carbohydrat)

- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

2. Chất béo (Lipid)

- Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ).
- Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
- Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.
- Có trong dầu, mỡ, bơ...

3. Chất đạm (Protid)

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
4. Khoáng chất và vitamin:

Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

a. Một số khoáng chất cần thiết

Can xi:

- Là chất xây dựng bộ xương và răng.
- Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ...
- Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực.
- Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao...
- Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ) ...

Sắt:

- Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử.
- Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu.
- Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức... đặc biệt nhiều trong huyết, gan... hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh...

Kẽm:

- Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản.
- Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
- Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu... hoặc trong mầm các loại hạt

 

Iốt:

- Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg.
- I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
- Thiếu I ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
- Thiếu I ốt bào thai do mẹ thiếu I ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn...
- Sử dụng muối ăn có bổ sung I ốt là biện pháp chính phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt.

b. Một số vitamin thiết yếu

Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

- Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc (tiêu hóa, hô hấp, mắt..) được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
- Các loại thức ăn thực vật như rau củ quả màu vàng cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ..., rau màu xanh thẫm..., các thức ăn nguồn gốc động vật như gan, dầu gan cá, sữa, kem, bơ, trứng... chứa nhiều tiền vitamin A khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, vitamin A còn có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá..., đặc biệt trong gan.

Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc.
- Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương.
- Vitamin D có trong một số thực phẩm như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm có bổ sung vitamin D như sữa công thức, bột ngũ cốc... Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP...): là những vitamin tan trong nước

- Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn
- Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa.
- Và nhiều chức năng quan trọng khác.
- Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu...

Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

- Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương.
- Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic
- Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang...

Axit folic:

- Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai, cần uống bổ sung ở phụ nữ mang thai.
- Có nhiều trong các loại rau lá.

Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên (trên 20 loại thực phẩm khác nhau).
- Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tham khảo

https://www.dieutri.vn/chandoandinhduong/nhu-cau-dinh-duong-cua-co-the

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng gluxit, lipit, protein , từ rượu và dạng đồ uống có rượu. Thức ăn còn cung cấp các axit min, axit béo, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể phát triển và duy trì: các hoạt động của tế bào và tổ chức.