Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạo lực ngôn từ trong học đường là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một hành vi sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác, có thể là bằng cách nói những lời lăng mạ, xúc phạm, đe dọa, chê bai,... Bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, nhưng nó thường xảy ra ở trường học, nơi các em học sinh còn đang trong độ tuổi phát triển và dễ bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ trong học đường, trong đó có thể kể đến:
Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường: Khi các em học sinh không được quan tâm, chăm sóc đúng mức, chúng sẽ dễ bị kích động và có những hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ.Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh có nội dung bạo lực có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh, khiến chúng trở nên hung hãn và có những hành vi bạo lực.Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Khi các em học sinh không có kỹ năng giải quyết xung đột, chúng sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ để giải quyết vấn đề.Bạo lực ngôn từ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cả nạn nhân và thủ phạm. Đối với nạn nhân, bạo lực ngôn từ có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ, tự ti, thậm chí dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Đối với thủ phạm, bạo lực ngôn ngữ có thể khiến họ trở nên hung hãn, bạo lực và có những hành vi vi phạm pháp luật.
Để ngăn ngừa bạo lực ngôn từ trong học đường, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột. Nhà trường cần có các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Xã hội cần lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.
Mỗi người chúng ta đều có thể góp phần ngăn ngừa bạo lực ngôn ngữ trong học đường bằng cách:
Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng trong lớp học và trường học.Kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.Giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột và cách ứng phó với bạo lực ngôn ngữ.Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.
Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.
Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.
Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.
1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời
- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng
- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
3. Liên hệ bản thân
- Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?
- Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
4. Đưa ra giải pháp
Bản thông điệp nêu lên vấn đề chống AIDS
- Đó là vấn đề cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia:
+ HIV/ AIDS là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của toàn nhân loại và đe dọa tới cuộc sống của nhân dân toàn thế giới
+ Đại dịch AIDS đang hoành hành với tốc độ lây lan đáng báo động, nhất là ở phụ nữ và chưa có nguy cơ thuyên giảm
- Những thử thách cạnh tranh trong lĩnh vực quốc tế không quan trọng hơn vấn đề AIDS
Mình từng ngồi thẩn thờ để suy nghĩ về việc mình tồn tại trên thế giới này. Khi đó mình mới nhận ra rằng thời gian đã "đóng góp" rất nhiều cho việc mình lớn lên và trưởng thành đến bây giờ. Từ những cú ngã khi bập bẹ, lần đầu tập đi xe hay những khoảnh khắc mình bên những người mình yêu thương và cả những lúc mình lủi thủi một mình, chìm đắm trong những suy tư, thế giới mơ mộng mà chính mình dựng nên. Tất cả đều có mặt của "thời gian". Khi mọi người ai cũng tất bật trong sự hối hả của cuộc sống, chỉ số ít chọn dừng lại và ngoảnh lại xem chuyện gì đang xảy ra. Thì mình là người đó. Mình đã từng cảm thấy thời gian trôi qua chỉ là những tháng ngày vô nghĩa. Và dường như chính nó đang dần dần giết chết cái tôi bên trong bằng những sự dằn vặt và hối tiếc trong sự hoài niệm. Khi ngày và đêm mình chẳng thể nào phân biệt được, sự lạnh lẽo của con người cứ thế mà "vả" vào mặt mình từng hồi. Ngày từng ngày cứ lặp đi lặp lại trong sự tẻ nhạt và chán chường. Hẳn thời gian là thuốc độc. Bởi nó đang từ từ hủy hoại mình, làm cho cảm giác như sẽ không bao giờ có ngày mai nữa. Thế nhưng, trong giai đoạn cách ly tại nhà - năm 2021 ấy, mình đã quyết định lấy độc trị độc. Và có lẽ thời gian đó chính là thuốc giải cho những bế tắt của mình trước đây. Mình đã dành nhiều thời gian để nhìn sâu vào bên trong bản thân hơn, yêu chính mình hơn và hơn hết mở rộng cái nhìn về những ý kiến cá nhân hơn. Khi đó mình nhìn thấy được chính mình trong những câu chuyện của người khác, mình được đồng điệu, thấu hiểu và đôi khi là được an ủi trong những "chiếc" bình luận "cảm ơn vì đã ở lại" hay đơn giản là "ôm cậu một cái". Người ta bảo "thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương" nhưng liệu bạn có dũng cảm để đối mặt với sự đau đớn mà thời gian gây ra không? Chả có khi nào trị thương mà không đau cả, vết thương này lành đi cũng chính là minh chứng cho việc chữa lành đã thành công và chúc mừng bạn đã vượt qua nó. Thời gian là chính thuốc nhưng là thuốc gì thì còn tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Tất cả mọi thứ như vỡ lẽ ra, mình đã bước chân ra khỏi chai thuốc độc mang tên thời gian, thay vào đó mình bước chân sang một nơi mới - đó là sự giải thoát của chính thời gian dành cho mình.
"thời gian là phép chữa lành, nhưng cũng là thứ độc dược. thời gian khiến ta nghĩ mình đã hồi phục, nhưng thật ra vết thương vẫn rỉ máu không ngừng."
just remind me of this =))
Trước thực trạng ngày càng nghiêm trọng và nhức nhối của các vụ xâm hại tình dục trẻ em, TS. Vũ Thu Hương (Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cùng các cộng sự đã đưa ra một số quy tắc giúp phòng tránh nguy cơ cho trẻ. Trong đó, quy tắc 4 vòng tròn nêu rõ các mức hành vi và mức quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm. Với bố mẹ, có thể được ôm; ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột được khoác tay; những người họ hàng thân quen chỉ được bắt tay; còn người lạ đến gần thì xua tay.