Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.
- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:
+ Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).
+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…
Câu 1. *Thời Đường là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung quốc, vì:
* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.
- Nông nghiệp:
+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.
- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
* Chính trị:
- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
* Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.
* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Câu 3.
Kinh tế lãnh địa | Kinh tế thành thị |
- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. - Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế "tự cấp, tự túc". - Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến. |
- Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp. - Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa. - Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển. |
đâu ko phải phát minh của người tối cổ
a.biết chế tạo ra cung tên để săn bắn
b. ghè 2 mảnh đá với nhau để lấy lữa
c. ghè 1 mặt của mảnh đá cho sắc nhọn
d.biết dựng lều bằng cành cây hay da thú
+ Nguồn gốc của loài người : do quá trình tiến hoá của sinh giới.
+ Thời gian tồn tại : khoảng 6 đến 15 triệu năm trước
+ Đặc điểm : đứng và đi bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm, nắm ; ăn hoa quả, củ và cả động vật nhỏ (mô tả theo kênh hình).
+ Địa điểm tìm thấy hoá thạch : Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á (xác định trên lược đồ)..
- Người tối cổ :
+ Thời gian tồn tại : từ khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước.
+ Đặc điểm : đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não... tuy nhiên dáng đi còn lom khom, trán thấp và bợt ra sau, u mày cao... (miêu tả theo kênh hình).
+ Biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa.
+ Nơi tìm thấy di cốt : Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu... (sử dụng lược đồ để giới thiệu).
Người tinh khôn và óc sáng tạo :
+ Thời gian xuất hiện : 4 vạn năm trước.
+ Đặc điểm : có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển (miêu tả theo kênh hình, lập bảng so sánh Người tối cổ và Người tinh khôn).
+ Nơi tìm thấy di cốt : ở khắp các châu lục.
- Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người :
+ Do vai trò của quy luật tiến hoá.
+ Vai trò của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người.