">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2018

Nghĩa gốc : cứng : khó bị biến dạng

vd : Thanh sắt cứng quá

Nghĩa chuyển : cứng

Tay nghề của cô ấy rất cứng : có trình độ cao, vững vàng
Nó rất cứng đầu.: bướng bỉnh, khó bảo

28 tháng 8 2017

- Trường hợp thứ nhất :

a. Đuề huề lưng túi gió trăng.

Sau chân theo một vài thằng con con.

( Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc.

- Trường hợp thứ hai :

b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

( Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển ,theo phương thức ẩn dụ .

29 tháng 8 2017

a) Đuề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

chân:chân người

b) Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

chân:chân trời

2 tháng 8 2021

mn ơi giúp e với ạ 

2 tháng 8 2021

Tham khảo !

    Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm lưu dấu ấn độc giả nhiều nhất của ông. Câu chuyện được thêm thắt bởi nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhưng giá trị nội dung và tư tưởng của nó lại thấm thía chất hiện thực vô cùng. Đặc biệt là cách nhìn nhận về cuộc đời và số phận của những người phụ nữ đương thời mà Vũ Nương là một nhân vật điển hình tiêu biểu.

Trong thời kì mà tác giả sống, có thể thấy được rằng tư tưởng nam quyền vẫn rất được tôn sùng và đạo đức phong kiến vẫn rất hà khắc với những người phụ nữ. Tuy nhiên tác giả vẫn dám nêu lên tiếng nói chính nghĩa, công quyền cho người phụ nữ, quả thực, Nguyễn Dữ là một con người có tư tưởng rất tiến bộ. Nguyễn Dữ dành nhiều tình cảm thiết thực cho nhân nhật của mình. Vũ Nương được tác giả miêu tả là một người phụ nữ nết na, đức hạnh.

Phận làm vợ, nàng là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức hy sinh. Nàng là một người phụ nữ có tư dung tốt đẹp, hiểu chồng – một người gia trưởng nên nàng hêt sức lựa lời, nín nhịn, giữ đạo “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Khi chồng phải đi lính thú, nàng lo lắng cho chồng của mình rất nhiều. Từ lời nói đến hành động của nàng đều hướng đến mong muốn duy nhất là chồng bình an trở về: “Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”. Nàng là một người phụ nữ của gia đình, tất cả những điều ước mong của nàng cũng chỉ vì sự trong ấm ngoài êm của gia đình.

  Trong phận dâu con, nàng đối xử với mẹ chồng rất phải đạo. Nàng coi mẹ chồng không khác gì mẹ đẻ, hết lòng chăm sóc, lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà là để nói những điều tốt đẹp về con dâu, mong sao cho nàng được hưởng hạnh phúc như chính cái đức của nàng.

5 tháng 6 2018

1. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ "chân " trong bài thơ " Đồng chí" và cho biết từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Những từ cùng trường từ vựng với từ "chân": miệng, tay, vai, đầu.

Từ dùng theo nghĩa gốc :miệng, chân , tay.

Từ dùng theo nghĩa chuyển : vai( hoán dụ), đầu (ẩn dụ ).

29 tháng 12 2020

2. Chưa rõ ý của câu hỏi là gì, bạn xem lại đề bài.

3. Việc Chính Hữu để liên tiếp 2 từ: "cạnh", "bên" trong một câu thơ là một dụng ý nghệ thuật đem lại hiệu quả rất sâu sắc trong việc diễn đạt:

- Nhấn mạnh sự kề vai sát cánh của đồng chí đồng đội trong thời khắc thiêng liêng trước trận đánh - thời khắc mà sự sống còn rất mong manh.

- Làm cho âm hưởng câu thơ chắc khỏe kéo dài, làm cho người đọc cảm nhận những giây phút bên nhau của người lính như dài hơn, thiêng liêng hơn, nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít giữa những người lính. Cả không gian mênh mông "rừng hoang sương muối" bỗng nồng ấm trong tình đồng đội.

16 tháng 9 2018

- Ở câu (1) từ chân dùng với nghĩa gốc.

- Ở câu (3), (4) từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

- Ở câu (2) từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

26 tháng 2 2021

văn bản nào em?

12 tháng 12 2018

a. Đuề huề lưng túi gió trăng.

Sau chân theo một vài thằng con con.

( Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc.

b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

( Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển ,theo phương thức ẩn dụ .

13 tháng 12 2018

a) Đề huề lưng núi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con

Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc

b) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

25 tháng 3 2017

Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.

Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.

Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.

4 tháng 3 2020

có hai phương thúc phát triển từ ngữ , đó là : phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ

a, từ xuân ở đây là nghĩa gốc nói về một mùa trong năm

b , từ xuân ở đây là nghĩa chuyển nói về tuổi tác của con người