Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể
- Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.
+ Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội
- Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
- Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống
- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người
- Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…
Có những con người đã dành cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Họ thấy hạnh phúc trước sự đổi thay da đổi thịt hàng ngày của quê hương mình. Thanh Hải là một con người như thế. Ông yêu quê, khao khát cống hiến cho cuộc đời ngay cả lúc ông đang nằm trên giường bệnh đấu tranh từng ngày để giành giật sự sống. Nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời, nhưng chỉ dâng hiến một cách thầm lặng, như chính ông đã viết trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Thanh Hải sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Huế giàu truyền thống. Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Thơ ông mang một giọng điệu ngọt ngào như những làn điệu dân ca trữ tình với ngôn ngữ bình dị cùng sự chân thật, đôn hậu như bản chất của con người xứ Huế. Mùa xuân nho nhỏ được coi là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Hải, ra đời trên giường bệnh, trước lúc ông mất không lâu. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. Đồng thời cũng thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. Thời gian vẫn cứ trôi, bốn mùa vẫn chuyển nhưng cuộc đời con người chỉ có một lần duy nhất, và lần duy nhất ấy Thanh Hải muốn sống trọn vẹn với quê hương. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phầnnhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Thế nhưng, nhiều hạt cát nhỏ mới tạo nên sa mạc mênh mông; đại dương bao la kia cũng được tạo thành bởi muôn vàn giọt nước. Điều đó cũng có nghĩa đất nước được như ngày hôm nay chính là nhờ sự cống hiến không ngừng nghỉ của những con người giống như Thanh Hải. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc" làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Thanh Hải đã cống hiến cho đất nước của ông từ những ngày hai mươi, khi sức trẻ, nhiệt huyết của ông vẫn căng đầy trong lồng ngực. Nhưng sự hăng say, hồ hởi ấy vẫn luôn tồn tại ngay cả khi mái tóc ông đã bạc trắng. Suốt cả cuộc đời mình, Thanh Hải chưa bao giờ thôi trăn trở, suy tư về nghĩa vụ của một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, trong một dân tộc với 4000 năm văn hiến. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi ông đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Có thể nói, đây là khổ thơ vừa mang khao khát vừa là lời thề suốt cả cuộc đời ông. Qua đó ta cũng càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
tham khảo
Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.
Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.
Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".
Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.
Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".
Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.
tham khảo
Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.
Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.
Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".
Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.
Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".
Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.
. Xuân Diệu sinh vào mùa xuân năm Bính Thìn (2.2.1916) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Gián, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với một tài năng đa dạng và độc đáo.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà thơ được xem là "mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh), là “người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), ở thời kì này ông viết cả thơ lẫn văn xuôi. Trong đó đáng chú ý là: Thơ Tha (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông ràng (1939), Trường ca (1945). Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ thơ mới thực sự mới. Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào Thơ mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại. Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu với những cung bậc nồng nàn và tha thiết..
2. Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không chỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thể loại văn học khác như bút kí, tiểu luận phê bình... ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)... Cũng như thơ ca ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Ông viết nhiều về xây dựng chú nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà v.v... Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước.
Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca.
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là cuộc đời và sự nghiệp của một tâm hồn khao khát sống, khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Hay như chính ông viết: “Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp - Và lòng tôi mời mọc bạn chia nhau’’. Khát khao sống, khát khao giao cảm, thơ văn ông trở thành "sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Ông mất rồi mà “đời” văn ông vẫn sống, vẫn dài thêm năm tháng những gì ông viết, những gì ông để lại vẫn tiếp tục “chuyền lửa” giữa cuộc đời.
em lp7 nha hì hì
Xuân Diệu (1916 – 1985) “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới“, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc đã để lại cho đời sự nghiệp sáng tác đồ sộ có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ Xuân Diệu đã có một sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Thơ Xuân Diệu có đóng góp vào quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Xuân Diệu qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng 1945.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945 Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Ông sáng tác cả truyện ngắn và thơ. Nhưng thơ vấn là chính và nổi tiếng nhất là tập “Thơ thơ”(1938) và “Gửi hương cho gió”(1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kì này là: Bộc lộ một tâm hồn yêu đời, cháy bỏng tha thiết mãnh liệt với cuộc sống (Vội vàng, Giục dã,…). Bên cạnh những vần thơ bộc lộ lòng yêu đời thì thơ Xuân Diệu thời kì này nói quá nhiều đến chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình trong thơ hiện diện rất cô đơn (Lời kĩ nữ, Khi chiều giăng lưới,..). Xuân Diệu với một nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lí về nhân sinh: Lẽ sống vội vàng vì thế mạch thơ của ông luôn hối hả giục giã (Vội vàng, Giục giã). Sự khát khao cháy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời đầy những hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn xót xa khi bị lãng quên (Dại khờ, Nước đổ lá khoai). Trước cách mạng Xuân Diệu còn là nhà thơ viết về đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ Xuân Diệu là thứ tình yêu thất vọng, u sầu, ảo não (Yêu).
Ngoài hai tập thơ chính là “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, thời kì này Xuân Diệu còn có những trang văn đầy sức hấp dẫn, chẳng hạn như tập “Phấn thông vàng” giàu chất trữ tình. Cảm hứng lãng mạn là chủ yếu, nhưng có những trang văn nghiêng về hiện thực như “Tỏa Nhị Kiều”, “Phấn thông vàng”. Sau cách mạng thơ của Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới. Nhà thơ đã đi từ cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người. Xuân Diệu giờ đây trở thành nhà thơ cách mạng. Thơ ông có những thay đổi về đề tài, cảm hứng, chất liệu ngôn từ và cách biểu hiện. Ông say xưa viết về Đảng, về Bác Hồ. Xuân Diệu chào mừng cách mạng với “Ngọn quốc kì” (1945) và “Hội nghị non sông”(1946), với tấm lòng tràn đầy hân hoan trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của cách mạng. Đất nước đã đem đến cho ông những nguồn mạch mới trong cảm hứng sáng tác. Các tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu sau cách mạng: “Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng”(1967), ” Hồn tôi đôi cánh”(1976).
Từ những năm 1960 trở đi, Xuân Diệu tiếp tục viết thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu thời kì này có những nguồn mạch mới. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ Xuân Diệu là thứ tình yêu cô đơn xa cách, nhưng sau cách mạng tình yêu của hai con người ấy không còn là hai vũ trụ bé nhỏ mà có sự hòa điệu cùng với mọi người. Tình yêu đôi lứa đã hòa vào tình yêu đất nước. Xuân Diệu nhắc nhiều đến tình yêu thủy chung xum vầy, chứ không cô đơn như trong “Biển”, “Đứng chờ em”.
Bên cạnh sáng tác thơ văn, Xuân Diệu còn có nghiên cứu thơ văn, phê bình văn học và dịch thuật. Ông để lại nhiều tiểu luận phê bình có giá trị: “Tiếng thơ”, “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, “Dao có mài mới sắc”.
Nhìn một cách tổng quát thơ Xuân Diệu thể hiện một cái tôi đầy khát vọng, hơn ai hết ông là nhà thơ luôn cảm thức thời gian thực tại. Xét về phương diện nghệ thuật thơ ông có nhiều cách tân táo bạo. Kinh nghiệm Đông – Tây, truyền thống – hiện đại kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp cho Xuân Diệu khám phá nhiều biến thái tinh thế của sắc màu cũng như con người và thể hiện trong những vần thơ “ít lời nhiều ý đọng lại bao nhiêu tinh hoa” (Thế Lữ).