K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khinh khí cầu. Những chiếc khinh khí cầu có thể bay lên nhờ không khí khi được đốt nóng giãn nở ra. Khiến cho khinh khí cầu nhẹ hơn và có thể bay lên cao.

 
D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Ví dụ:

- Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

- Khi vừa rót đầy nước nóng vào phích,xong đậy nắp ngay, thấy nắp bị bật ra vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

- Ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

- Khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm vì khi nhiệt độ tăng, nước sẽ tràn ra làm tắt lửa.

- Khi bị cảm sốt, ta thường đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân sẽ nở ra vì nhiệt nên trên thanh nhiệt kế sẽ thấy mức thuỷ ngân bị đẩy cao lên.

- Khi đóng một chai nước ngọt, chúng ta thường thấy nước trong bình không bao giờ được đầy chai, vì khi ở nhiệt độ cao thì có thể làm chai bị vỡ ra.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

Ví dụ về công dụng về sự nở vì nhiệt

- Người ta thường hơ nóng lưỡi dao, kéo, liềm rồi mới tra cán.

- Khi quả bóng bàn bị móp người ta nhúng vào nước nóng thì quả bóng bàn phồng lên.

- Để khinh khí cầu phồng lên và bay lên trời ta thường hơ nóng khinh khí cầu.

- Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh sáng mặt trời chiếu vào -> nóng lên -> nở ra -> nhẹ đi.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Người ta lợp mái tôn hình công vì khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mái tôn sẽ nở ra vì nhiêt. người ta để khoảng cách giữa 2 thanh ray trên đường tàu vì khi nhiệt độ cao, 2 thanh ray sẽ nở ra vì nhiệt. 
Không nên đậy nắp ngay vào phích khi vừa rót nước vào nếu ko sẽ bật nắp ra vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên.

Mùa hè, ko nên bơm xe quá căng vì khi nhiệt độ cao, không khí trong lốp sẽ nở ra và làm nổ lốp. 

Khi thời tiết quá nóng gạch lát nhà, đường bêtong bị phồng lên, nổ, nứt vỡ. Cách khắc phục tạo rãnh hở.

5 tháng 9 2023

Các chất khí giống nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

11 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Qua quan sát Hình 29.4 ta thấy độ cao của các chất lỏng trong ống tăng theo thứ tự: nước, dầu, rượu.

⇒ Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước.

- Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Trong đời sống có nhiều thiết bị ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện như:

+ Bàn là: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng dụng cụ là dễ dàng làm phẳng quần áo.

+ Đèn sợi đốt: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng dây tóc làm dây tóc phát sáng.

+ Quạt sưởi: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng không khí.

+ Ấm điện: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng nước.

23 tháng 7 2023

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Chất khí có thể nở rất nhiều, và khi nhiệt độ tăng lên đáng kể, chất khí có thể nở tới hàng trăm lần kích thước ban đầu của nó.

23 tháng 7 2023

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là hiện tượng xảy ra khi hai vật cọ xát với nhau, gây ra sự chuyển động của các electron giữa hai vật, dẫn đến sự tích tụ hoặc mất điện tích trên các vật. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế:

1. Khi bạn chải tóc bằng lược nhựa, tóc của bạn có thể trở nên điện dương. Điều này xảy ra do sự cọ xát giữa lược và tóc, khiến các electron trên tóc chuyển từ tóc sang lược. Do đó, tóc tích tụ điện dương.

2. Khi bạn cọ xát một cây bút viết nhựa với tấm giấy, cây bút có thể trở nên điện âm. Sự cọ xát giữa bút và giấy gây ra sự chuyển động của electron từ giấy sang bút, dẫn đến tích tụ điện âm trên bút.

3. Trong môi trường khô hanh, khi bạn cởi áo len, áo của bạn có thể tạo ra điện tĩnh. Sự cọ xát giữa áo len và da của bạn gây ra sự chuyển động của electron, dẫn đến tích tụ điện trên áo len.

4. Khi bạn chà tay vào một chiếc cửa kính, bạn có thể cảm nhận được sự giật điện nhỏ. Điều này xảy ra do sự cọ xát giữa tay và kính, khiến các electron chuyển từ kính sang tay, dẫn đến tích tụ điện trên tay và tạo ra sự giật điện nhỏ.

5. Trong các máy xếp hình điện tử, sự cọ xát giữa các bộ phận nhựa và kim loại có thể tạo ra điện tĩnh. Điện tĩnh này có thể gây ra các hiện tượng như sự cháy chập, tĩnh điện và gây hỏng các linh kiện điện tử.