Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn: Giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy tế bào.
- Sinh sản hữu tính giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau trước mọi biến đổi của môi trường
- Tạo ra sự đa dạng trong di truyền cũng như cung cấp nguồn vật liệu dồi dào, phong phú cho quá trình chọn lọc tự nhiên và tiến hóa
- Vai trò của sinh sản hữu tính ở sinh vật:
+ Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.
- Ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật: Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang các đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
- Ví dụ:
+ Ở ngô, tiến hành cho hoa đực (bông cờ) của cây ngô tím có hạt ngọt, bắp to thụ phấn với hoa cái của cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng sẽ thu được các bắp ngô tím hạt dẻo, bắp to.
+ Cho lai hữu tính giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam đã tạo ra giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Vật nuôi đẻ con: Chó, heo, bò, dê,...
- Vật nuôi đẻ trứng: chim cút, ngan, ngỗng, gà, vịt,...
---
Vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.
+ Với sinh vật:
- Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.
- Sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.
+ Trong thực tiễn
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
- Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Ví dụ:
- Giâm cành: Cây mía, cây sắn (khoai mì), thuốc bỏng, hoa hồng, cây chè,...
- Chiết cành: Cam, bưởi, hoa đào, hoa hồng, xoài,...
- Ghép cành: Hoa giấy, hoa hồng,...
- Nuôi cấy mô: Cây thuốc lá, cây khoai môn, cây cà phê, cây tùng bách,...
Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:
- Cây sống ở vùng nhiệt đới trên bề mặt là có tầng cutin dày, có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới vào mùa đông giá lạnh cây thường rụng lá nhiều làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước; chồi cây có các vẩy bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần tạo thành lớp cách nhiệt cho cây.
- Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 90oC. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 27oC.
- Một số loài rùa, khi trứng được ấp ở nhiệt độ khoảng 26oC sẽ nở ra toàn con đực, khi được ấp ở khoảng 32oC sẽ nở toàn con cái.
- Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.
- Ví dụ:
+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.
+ Lai tạo và chọn lọc những giống bò cho sữa với chất lượng tốt.
+ Lại tạo vào chọn lọc cho lợn cho tỉ lệ nạc cao.