K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bổ sung cho nhau.

31 tháng 12 2017

Bổ sung cho nhau, liên quan mật thiết để cùng tồn tại và hoạt động.

8 tháng 12 2021

Sự thông khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau:

+ Quá trình trao đổi khí ở phổi đã tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào, cung cấp O2và nhận CO2 từ quá trình trao đổi khí ở tế bào thải ra ngoài.

+ Qúa trình trao đổi khí ở tế bào là động lực thúc đẩy quá trình trao đổi khí ở phổi (nhận O2 và thải CO2) do tế bào luôn cần O2 và sản phẩm thải ra từ quá trình trao đổi chất là CO2

8 tháng 12 2021

 

Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2; đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: không có trao đổi khí ở phổi thì không có trao đổi khí ở tế bào.

15 tháng 5 2017

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.
Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí C02 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

15 tháng 12 2021

Tham khảo :

-Sự trao đổi chất diễn ra ở 2 cấp độ có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho trao đồi chất ở cấp độ tế bào.

-Nhờ có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, tế bào lấy được oxi và các chất dinh dưỡng từ môi trương ngoài, đồng thời thải ra các sản phẩm phân hủy của mình. Không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì ko có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

-Ngược lại trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển trên cơ sở ấy cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu sự trao đổi chất ở tế bào diễn ra không bình thường thì cơ thẻ phát triển không bình thường.

15 tháng 12 2021

Tham khảo :

-Sự trao đổi chất diễn ra ở 2 cấp độ có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho trao đồi chất ở cấp độ tế bào.

-Nhờ có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, tế bào lấy được oxi và các chất dinh dưỡng từ môi trương ngoài, đồng thời thải ra các sản phẩm phân hủy của mình. Không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì ko có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

4 tháng 9 2018

 -Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường thải ra khí cacbônic và chất thải.

   -Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.

   -Mối quan hệ : trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

1 Các giai đoạn của hô hấp ở người bao gồm:A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở TB    C. . Sự thở, trao đổi khí tại mạch máu ở tim.B. Sự thở, trao đổi khí ở tế bào    D. Sự thở, trao đổi khí ở mạch máu các cơ quan.2Hoạt động  nào dưới đây không phải là chức năng của hoạt động hô hấp:A. Loại bỏ CO­2  ra khỏi cơ thểC. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bàoB. Cung cấp ô xi cho tế...
Đọc tiếp

1 Các giai đoạn của hô hấp ở người bao gồm:

A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở TB

    C. . Sự thở, trao đổi khí tại mạch máu ở tim.

B. Sự thở, trao đổi khí ở tế bào

    D. Sự thở, trao đổi khí ở mạch máu các cơ quan.

2Hoạt động  nào dưới đây không phải là chức năng của hoạt động hô hấp:

A. Loại bỏ CO­2  ra khỏi cơ thể

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào

B. Cung cấp ô xi cho tế bào

D. Giúp TB và cơ thể tránh bị đầu độc bởi khí CO2

3Các sản phẩm tạo ra trong hoạt động của tế bào là:

A. Các sản phầm bài tiết và khí CO2.

C. Sản phẩm phân hủy, khí CO2, năng lượng.

B. Các chất dinh dưỡng.

D. Các chất thải.

4 Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên đường về tim:

A. Tiết dịch tiêu hóa để giữ ổn định thành phần các chất dinh dưỡng

B. Tiết dịch tụy để điều hòa lượng thành phần dinh dưỡng trong máu.

C. Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng, khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng

5. Những biến đổi vật lí của thức ăn trong khoang miệng là:

A. Cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn, tiết nước bọt.

B. Nghiền thức ăn, biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozo.

C. Cắn, xé, nhai, nghiền, đảo trộn, tạo viên thức ăn, tiết nước bọt.

D. Đảo trộn thức ăn, biến đổi Protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn.

1
24 tháng 12 2021

1 Các giai đoạn của hô hấp ở người bao gồm:

A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở TB

    C. . Sự thở, trao đổi khí tại mạch máu ở tim.

B. Sự thở, trao đổi khí ở tế bào

    D. Sự thở, trao đổi khí ở mạch máu các cơ quan.

2Hoạt động  nào dưới đây không phải là chức năng của hoạt động hô hấp:

A. Loại bỏ CO­ ra khỏi cơ thể

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào

B. Cung cấp ô xi cho tế bào

D. Giúp TB và cơ thể tránh bị đầu độc bởi khí CO2

3Các sản phẩm tạo ra trong hoạt động của tế bào là:

A. Các sản phầm bài tiết và khí CO2.

C. Sản phẩm phân hủy, khí CO2, năng lượng.

B. Các chất dinh dưỡng.

D. Các chất thải.

4 Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên đường về tim:

A. Tiết dịch tiêu hóa để giữ ổn định thành phần các chất dinh dưỡng

B. Tiết dịch tụy để điều hòa lượng thành phần dinh dưỡng trong máu.

C. Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng, khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng

5. Những biến đổi vật lí của thức ăn trong khoang miệng là:

A. Cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn, tiết nước bọt.

B. Nghiền thức ăn, biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozo.

C. Cắn, xé, nhai, nghiền, đảo trộn, tạo viên thức ăn, tiết nước bọt.

D. Đảo trộn thức ăn, biến đổi Protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn.

Câu 11 : Trao đổi khí ở tế bào gồm các quá trình ?A .  Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bàoB. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của CO2 từ tế bào vào máu.C. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của O2 từ tế bào vào máu. D. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máuCâu 12 :  Ý nghĩa của...
Đọc tiếp

Câu 11 : Trao đổi khí ở tế bào gồm các quá trình ?

A .  Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào

B. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của CO2 từ tế bào vào máu.

C. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của O2 từ tế bào vào máu.

 D. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu

Câu 12 :  Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì ?

A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch

B. Làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu

C. Làm tăng lượng khí CO2 của máu

D. Cả B và C

Câu 13 :  Khi chúng ta thở ra thì ?

A. cơ liên sườn ngoài co.

B. cơ hoành co

C. thể tích lồng ngực giảm.

D. thể tích lồng ngực tăng.

Câu 14 :Khí cặn là gì  ?

A . Là lượng khí hít vào cố sức thêm sau khi hít vào bình thường mà chưa thở ra

B .Là lượng khí hít vào và thở ra khi chúng ta hô hấp bình thường

C . Là lượng khí thở ra cố sức thêm sau khi thở ra bình thường mà chưa hít vào

D . Là lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra cố sức
giúp em nốt mấy câu này ạ, rồi mai em đăng tiếp =)))

12
2 tháng 3 2022

11D

12B

13C

14D

12 tháng 1 2023

thực vật

12 tháng 1 2023

thực vật

25 tháng 11 2016

1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:

- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:

  • Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào
  • Khi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.

2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:

  • Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.
  • Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.

3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?

- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.

9 tháng 11 2016

Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.

13 tháng 12 2016

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
Không có trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể không cần nhu cầu lấy O2 mà như vậy thì các chất dinh dưỡng sẽ không được oxi hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng) do đó không có năng lượng cho cơ thể hoạt động.

24 tháng 12 2016

diễn ra do sự khuếch tán, khi máu đến phổi thì trong máu có hàm lượng khí CO2 nhiều còn khí O2 ít và trong các phế nang phổi thì có lượng O2 cao đẫn đến hiện tượng khuếch tán: khí CO2 trong máu sẽ theo phế nag ra ngoài còn khí O2 được máu tiếp nhận đem nuôi cơ thể
ở tế bào cũng tương tự như vậy, máu đi đến tb là máu đỏ tươi do giàu khí O2 còn ở trong tb đo diễn ra sự oxi hóa nên mất đi khí O2 và thải ra khí CO2; lại diễn ra sự khuếch tán, khí O2 trong máu sẽ vào tb để nuôi tb còn khí CO2 sẽ dc thải vào máu rồi đến phổi ra ngoài

nếu ko có sự trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể ko cần ( hay ko có gì đó) oxi nên các chất dinh dưỡng ko có nên năng lg để thực hiện trao đổi khi ơ rphooir