K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3

Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
(*) Giai đoạn 1900-1930:

- Chủ yếu là hoạt động yêu nước của các nhà cách mạng:
+ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can...
+ Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) tìm đường cứu nước.
- Mục tiêu:
+ Chống Pháp, giành độc lập dân tộc.
+ Kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
- Hình thức hoạt động:
+ Gửi thư, kiến nghị lên chính quyền thực dân Pháp.
+ Thành lập các tổ chức yêu nước.
+ Tham gia các hội nghị quốc tế.
+ Tuyên truyền, vận động quần chúng.
(*)  Giai đoạn 1930-1945:

- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
+ Lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước.
Mục tiêu:
+ Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
+ Đưa Việt Nam đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- Hình thức hoạt động:
+ Thành lập các tổ chức quần chúng.
+ Phát động các phong trào đấu tranh.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế.

10 tháng 10 2017

Đáp án C

Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 cho thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai không thể tiếp tục thương lượng được nữa. Những biện pháp ngoại giao này được thể hiện cụ thế đối với Trung Hoa Dân quốc và Pháp:

- Từ ngày 2-9-1945 đến 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Cụ thể là nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về chính trị và kinh tế.

- Từ ngày 6-2-1946 đến trước ngày 19-12-1946:

+ Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.

+ Kí với Pháp bản Tam ược ước (14-9-1946) nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.

1.Nội dung nào sau đây phản ánh bức tranh toàn cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?(2.5 Points)A. Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.B. Thuận lợi là chủ yếu, khó khăn cũng đan xen.C. Khó khăn nhiều vô kể, thuận lợi không đáng kể.D. Thuận lợi là cơ bản, khó khăn luôn chồng chất.2.Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải...
Đọc tiếp

1.Nội dung nào sau đây phản ánh bức tranh toàn cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

(2.5 Points)

A. Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

B. Thuận lợi là chủ yếu, khó khăn cũng đan xen.

C. Khó khăn nhiều vô kể, thuận lợi không đáng kể.

D. Thuận lợi là cơ bản, khó khăn luôn chồng chất.

2.Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạm mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?

(2.5 Points)

Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Bổ túc văn hóa.

Bình dân học vụ.

Cải cách giáo dục.

3.Tháng 9-1951, Mĩ kí với Chính phủ Bảo Đại văn bản nào dưới đây?

(2.5 Points)

Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ.

Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Hiệp ước tương trợ lẫn nhau.

Hiệp định kinh tế Việt-Mĩ.

4.Theo kế hoạch Nava, từ thu-đông 1954 thực dân Pháp tiến công chiến lược ở Bắc Bộ (Việt Nam) nhằm giành thắng lợi quyết định về

(2.5 Points)

dân vận và ngoại giao.

chính trị.

quân sự.

chính trị và ngoại giao.

5.Nội dung nào sau đây thể hiện quan hệ giữa Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?

(2.5 Points)

Hòa hoãn, tránh xung đột trực tiếp.

Thương lượng để chấm dứt xung đột.

Kết hợp vừa đánh vừa đàm.

Đối đầu trực tiếp về quân sự.

6.Nội dung nào là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương ?

(2.5 Points)

Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình.

Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.

Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

7.Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do

(2.5 Points)

Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam.

Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

8.Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì ?

(2.5 Points)

Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật.

Chính phủ Việt Nam đang nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương.

Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật thay cho quân Mỹ.

Nhân dân Việt Nam đang thực hiện các quyền làm chủ vận mệnh.

9.Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về thế và lực của Nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp trong những năm 1945 – 1947 của cuộc kháng chiến ?

(2.5 Points)

Chủ động phòng ngự tích cực.

Chủ động tiến công tích cực.

Luôn trong tình thế bị động.

Luôn ở thế hòa hoãn với Pháp.

10.Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (9 – 1945), các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có chung âm mưu nào sau đây ?

Immersive Reader

(2.5 Points)

Tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam.

Biến Việt Nam thành thuộc địa kiều mới.

Mở đường cho quân Mĩ xâm lược Việt Nam.

Giúp Trung Hoa Dân quốc chiến Việt Nam.

3
27 tháng 1 2022

1.C

2.D

3.D

4.B

5.C

6.B

7.D

8.C

9.D

1.C

2.D

3.D

4.B

5.C

6.B

7.D

8.C

9.D

25 tháng 4 2018

Đáp án D

Để giải quyết khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập”.

15 tháng 9 2017

Đáp án D

Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

- “Cứng rắn về nguyên tắc”: độc lập chủ quyền phải được giữ vững, sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

- “Mềm dẻo về sách lược”: điều chỉnh sách lược đối phó với từng kẻ thù, nhân nhượng một số quyền lợi để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù

10 tháng 6 2018

Đáp án B

Cách mạng tháng Tám và cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) ở Trung Quốc đều diễn ra cả ở thành thị và nông thôn. Tấn công và lần lượt giải phóng những vùng đất do kẻ thù kiểm soát

7 tháng 7 2019

Đáp án B

Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng".

24 tháng 3 2018

Đáp án D

Cách mạng tháng Tám để lại bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là một minh chứng hùng hồn trong thực tiễn, khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng, của khối đại đoàn kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", với các hình thức vận động, tập hợp và quy tụ quần chúng phù hợp, hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, các hình thức Mặt trận, trong đó Mặt trận Việt Minh "coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do độc lập”, với các tổ chức quần chúng như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc…. đã không chỉ quy tụ, mà còn là nơi các tầng lớp nhân dân tham gia tham đóng góp sức mình vào công việc của của nước nhà.

Với ý nghĩa đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, để phát huy vai trò, nhất là giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

21 tháng 7 2018

Đáp án C

 Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-946, ta hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam Việt Nam. Đối với Trung Hoa Dân Quốc, ta nhân nhượng một só quyền lợi nhất định về chính trị và kinh tế nhưng không đánh mất chủ quyền dân tộc.

- Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc câu kết với nhay và kí Hiêp ước Hoa – Pháp, ta nhân nhượng với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Trong nội dung của Hiệp định Sơ bộ chỉ đồng ý cho Pháp đưa 15000 quân ra miền Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật nhưng phải rút dân trong vòng 5 năm. Đồng thời, hai bên phải ngừng bắn và giữ quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi để đi đến đàm phán chính thức.

=> Chính sách của đang linh hoạt, mềm dẻo và Đảng ta có thể nhân nhượng một số quyền lợi nhưng chủ quyền dân tộc sẽ luôn được giữ 

26 tháng 10 2017

Đáp án B

Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng “sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng”.

4 tháng 1 2020

Đáp án A