K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2017

Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

  • Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
  • Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.
28 tháng 10 2017

Thoa bn nhiều nha!!

9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


9 tháng 11 2017

\(C_6H_{12}O_2+6H_2O\underrightarrow{ }4H_2O+6CO_2\)

Chắc là cái này, thằng bạn mình nói nói vậy ak, chúc bạn học tốt! ^^

13 tháng 11 2017

:D ==" sao giống hô hấp ở thực vật quá :))

20 tháng 12 2021

TK

 

Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục:

Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động. Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài. Hệ hô hấp: gồm có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài. Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài. Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết. Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy. Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh. Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.

Tham khảo
 

Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết. Máu bao gồm: 45% tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và 55% huyết tương (90% nước, 10% các chất khác: vitamin, muối khoáng,..)Tim: thực chất là một máy bơm, tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông. Tim gồm 4 ngăn (2 ngăn tâm nhĩ ở phía trên bao gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 ngăn tâm thất ở phía dưới bao gồm tâm thất phải và tâm thất trái), giữa tâm thất và tâm nhĩ là van tim (van 2 lá bên trái, van ba lá bên phải)Mạch máu: dùng để vận chuyển máu, bao gồm: động mạch, mao mạch và tĩnn mạch.
19 tháng 12 2020

Câu 3 nhé!!

- Vì tim hoạt đông theo chu kì

-mỗi chu kì kéo dài 0.8 giây

- gồm 3 pha trong 1chu kì

- sau khi co tâm nhĩ nghỉ 0,7 giây ; tâm thất nghỉ 0,5 giây

 VÌ VẬY TIM HOẠT ĐỘNG SUỐT ĐỜI KHÔNG MỆT MỎI

19 tháng 12 2020

hệ tuàn hoàn gồm tim và hệ mạch: tim gồm 4 ngăn: TNT,TTT,TNP,TTP hệ mạch gồm 3 loại mạch:động mạch,mao mạch, tĩnh mạch -biện pháp có trong sgk t61 tim hoạt động suốt đời ko mệt mỏi vì: -Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kỳ kéo dài 0,8s: +pha nhĩ co: tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ 0,7s +pha thaát co: tâm thất lm việc 0,3s nghỉ 0,5s +pha dãn chung: tim nghỉ hoàn toàn trong 0,4s mặt khacs tim có khối lượng= 1/200 cơ thể nhưng lượng máu nuôi tim=1/10 lượng máu cơ thể

Hệ vận động

- Cấu tạo gồm: bộ xương và hệ cơ.

- Chức năng: giúp cơ thể có cấu trúc ổn định và có thể vận động, bộc lộ cảm xúc trong đời sống.

Hệ tiêu hóa

- Cấu tạo gồm các cơ quan: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn.

- Chức năng: tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn và thải phân.

Hệ tuần hoàn

- Cấu tạo: tim, hệ thống mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu và dịch mô).

- Chức năng:

+ Vận chuyển lưu thông các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác duy trì hoạt động sống của cơ thể.

+ Duy trì thân nhiệt.

Hệ hô hấp - Lý thuyết bài 20 sinh 8 của hoc24.vn

Hệ bài tiết - Lý thuyết bài 38 sinh 8 của hoc24.vn

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Hệ thần kinh

- Cấu tạo gồm:

+ Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy, hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

+  Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

- Vai trò, chức năng:

+ Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài. 

28 tháng 11 2021

TK

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hệ thần kinh là cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động các cơ quan trong cơ thể.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mỗi tế bào thần kinh gọi là nơron, chúng là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

28 tháng 11 2021

 

1A

2C

8 tháng 1 2018

Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn ( từ tĩnh mạch về tâm nhĩ →tâm thất →động mạch→các cơ quan ). Dĩ nhiên quá trình này ko thể nào hoạt động chiều ngược lại dc.

12 tháng 1 2018

sự co dãn của tim

-ở pha dãn tâm nhĩ và pha dãn chung đã làm 2 xoang tâm nhĩ mở rộng ra tạo lực hút =>gây mở van tĩnh mạch máu từ tĩnh amchj chủ trên và tĩnh mạch chủ dứoi đổ về tâm nhĩ phải máu từ tĩnh amchj phổi đổ về tâm nĩ trái

ở pha co tâm nhĩ 2 tâm thất cùng co bóp và áp suất làm đống van tĩnh macbhj và mở van nhĩ-thất máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái

-sự co dãn của động mạch và sức co bóp của thành mạch

-sự thay đổi thể tích và áp suất khí trong lồng ngực khi hô hấp

-các van tĩnh mạch

19 tháng 12 2021

tham khao:

undefined

13 tháng 8 2017

 - Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

    + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

    + Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

  - Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :

    + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

    + Thải CO2 ra khỏi cơ thể.

  - Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào và cơ thể.