Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

   + Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

   + Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

- Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình:

   + Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp

   + Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng

   + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng

4 tháng 8 2019

Bố cục bài thơ:

  • 2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường
  • 9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
  • 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước

Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

Bố cục bài thơ: 3 đoạn :

– Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.

– Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân

– Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.

* Bố cục bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng.

8 tháng 10 2017
  • Ông Bằng:
    • “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”.
    • "Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”.
    • “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.

⇒ Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.

  • Chị Hoài:
    • “Gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
    • Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”.

⇒ Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.

  • Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia. Chị Hoài xuất hiện, nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
15 tháng 8 2018

Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường

- Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến

Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng

- Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực

10 tháng 10 2017

– Truyện “những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, khi anh bị thương trong trận chiến, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, trong tư thế nửa tỉnh nửa mê.

– Cách trần thuật như vậy khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và ý thức, cảm xúc của nhân vật cứ lúc bị đứt ra rồi lại nối lại qua những lần ngất đi rồi tỉnh lại ấy.

+ Tạo nên nét mới trong việc thuật lại câu chuyện, tạo nên tính hấp dẫn hơn dưới ngôn ngữ, con mắt của chính nhân vật trong truyện.
+ Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, độc đáo.
+ Tình tiết của câu chuyện không chịu gò bó theo một trình tự thời gian, không gian nhất định, mà được xáo trộn linh hoạt. Nhà văn đi sâu được vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt truyện.

Ở đây qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, hình ảnh của các nhân vật- các thành viên trong gia đình: ba, má, chị Chiến. chú Năm được lần lượt giới thiệu hiện rõ dần đồng thời bản thân Việt – người kể chuyện cũng bộc lộ ngày càng đầy đủ tư cách, tính cách, cảm xúc tình cảm của chính mình.

8 tháng 4 2024

https://drive.google.com/file/d/1nlRuMBAQZrlrJnW846OUpdKb9NvNcUwo/view?usp=drivesdk

24 tháng 6 2016

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô ( xuất bản năm 1986 ) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc . Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác . Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào , đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng ; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội , có nhiều học sinh , sinh viên , trong đó có Quang Dũng . Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ , thiếu thốn , bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng . Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 . Lúc đầu , nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến , nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến . Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ , hồi ức , kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ . Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào , tha thiết .


Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn . Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ , dữ dội , hoang sơ . Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng . Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến . Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây .


Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng . Với tài năng và tâm hồn ấy , Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn , đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ , dữ dội , mĩ lệ .

24 tháng 6 2016

- Tây tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, địa bàn hoạt động ở tây Bắc Bộ Việt Nam và biên giới Việt-Lào.

- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng.

 - Đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.

- Khi viết bài thơ này, tác giả đã chuyển đơn vị, xa đoàn quân Tây Tiến. Nhớ đồng đội cũ, ông viết bài thơ Tây Tiến năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh.