K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018
Môi trường : Không khí , Nguồn nước , không gian sống , .....là tài sản vô giá đối với sức khỏe của con người , của thực vật và động vật sống ." Trời" có thể bắt ta nghèo chứ trời đâu có bắt ta ở bẩn ???. Vậy tại sao chúng ta không ở cho sạch . Sạch từ trong nhà ra xung quanh. Mỗi người hãy tự sạch chỗ ở của mình và xung quanh mình thì trái đất của chúng ta chỗ nào cũng sạch . Biết vứt rác đúng chỗ , thải chất bẩn đúng nơi , ....Ngoài việc tái chế lại , đốt , ...tôi mong muốn các nhà khoa học hãy vào cuộc tìm cách hủy các chất thải chỉ trong tíc tắc với một loại hóa chất nào đó ( với điều kiện hóa chất đó ko độc hại ), các nhà khoa học của chúng ta giỏi lắm mà . Tại sao có mỗi việc LÀM cho SẠCH NHÀ trái đất mà cũng ko làm nổi ? ...Vẫn biết mỗi CÔNG DÂN của ngôi nhà chung Trái đất trước hết phải có trách nhiệm đối với nơi ở của chính mình , có như vậy mới mong TRÁI đất của chúng ta chỗ nào cũng : Xanh ,sạch ,đẹp ...được ....
Bản thân tôi , tôi rất có ý thức về nơi ở của mình .Luôn làm cho nó sạch , xanh , và cố gắng đẹp ....
3 tháng 1 2019

Môi trường : Không khí , Nguồn nước , không gian sống , .....là tài sản vô giá đối với sức khỏe của con người , của thực vật và động vật sống ." Trời" có thể bắt ta nghèo chứ trời đâu có bắt ta ở bẩn ???. Vậy tại sao chúng ta không ở cho sạch . Sạch từ trong nhà ra xung quanh. Mỗi người hãy tự sạch chỗ ở của mình và xung quanh mình thì trái đất của chúng ta chỗ nào cũng sạch . Biết vứt rác đúng chỗ , thải chất bẩn đúng nơi , ....Ngoài việc tái chế lại , đốt , ...tôi mong muốn các nhà khoa học hãy vào cuộc tìm cách hủy các chất thải chỉ trong tíc tắc với một loại hóa chất nào đó ( với điều kiện hóa chất đó ko độc hại ), các nhà khoa học của chúng ta giỏi lắm mà . Tại sao có mỗi việc LÀM cho SẠCH NHÀ trái đất mà cũng ko làm nổi ? ...Vẫn biết mỗi CÔNG DÂN của ngôi nhà chung Trái đất trước hết phải có trách nhiệm đối với nơi ở của chính mình , có như vậy mới mong TRÁI đất của chúng ta chỗ nào cũng : Xanh ,sạch ,đẹp ...được ....
Bản thân tôi , tôi rất có ý thức về nơi ở của mình .Luôn làm cho nó sạch , xanh , và cố gắng đẹp ....

* Bạn tham khảo :

1. Đề Xuất giải pháp để bảo vệ lớp vỏ trái đất

- Tiết kiệm nước: tiết kiệm nước ngay tại nhà, sử dụng ít hóa chất, xử lí chất thải độc hại đúng cách, giúp xác định nguồn nước ô nhiễm

- Bảo vệ đất: hạn chế xả rác thải, dùng phân trộn, trồng cây, ko chặt phá cây, ngăn chặn phá rừng và khai thác rừng.

- Bảo quản chất lượng không khí: dùng ít điện hơn, hạn chế lái xe và đi máy bay thường xuyên, mua các vật phẩm địa phương, ăn rau và thịt có nguồn gốc từ địa phương, trở thành nhà hoạt động bảo vệ ô nhiễm môi trường.

-. Bảo vệ các loài động vật: tôn trọng động vật, hoạt động bảo vệ môi trường sống của động vật, ăn cá được đánh bắt bền vững, biến tài sản của bạn thành nơi trú ẩn cho động vật hoang dã

-Tiết kiệm năng lượng: dùng đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời, dùng ánh nắng mặt trời để đun nước, lắp đặt đèn cảm biến ánh sáng công suất thấp cho phòng tắm, lắp đặt vòi sen tái chế nước.

2,Nêu một số biện pháp hạn chế tác hại của động đất 

- Nâng cao , bảo trì sức chịu đựng cho ngôi nhà đang sinh sống 

- Tập luyện kĩ năng ứng phó với động đất , thiên tai

Dự trữ nước , thực phẩm

26 tháng 12 2020

nhưng cái núi lửa bạn nêu là cách khắc phục hậu quả chứ ko phải là biện pháp hạn chế núi lửa

6 tháng 3 2022

https://www.wikihow.vn/Gi%C3%BAp-B%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-Tr%C3%A1i-%C4%90%E1%BA%A5t

6 tháng 3 2022

 - hạn chế sự lãng phí nước 

- góp phần bảo vệ tài nguyên nước

-sử dụng tổng hợp nước sông; hồ

-.....

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
31 tháng 12 2023

- Hạn chế việc phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng.

- Tiết kiệm sử dụng năng lượng.

- Tích cực trồng và bảo vệ rừng.

- Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất và quản lý nông nghiệp để giảm lượng khí thải ra môi trường.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
27 tháng 12 2023

Tần khí quyển là gì nhỉ? Có phải tầng khí quyển không em?

23 tháng 12 2016

Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

25 tháng 12 2016

Đối với loài người, không thể có cái gì quí giá bằng ngôi nhà chung của mình là trái đất. Trái đất là một hành tinh độc đáo và vô cùng hiếm hoi trong vũ trụ, điều đó được thể hiện ở chỗ: trái đất tồn tại ở một tọa độ không gần mặt trời hơn (như sao Kim), cũng không xa mặt trời hơn (như sao Hỏa) như nó đang tồn tại trong Thái Dương hệ, và chính nhờ tồn tại ở vị trí đó, trái đất mới hội đủ các điều kiện đưa đến một hiện tượng kỳ diệu là hình thành sự sống, rồi con người xuất hiện.

Thành tựu khoa học từ lâu đã xác định: Trong chín hành tinh Thái Dương hệ thì chỉ trái đất có sự sống, có con người. Các phương tiện nghiên cứu hiện đại nhất của ngành thiên văn đã “sục sạo” trong nhiều thập kỷ vẫn chưa phát hiện được một dấu hiệu nào khác của sự sống sơ khai trong không gian thuộc “thiên hà của chúng ta”. Như thế đủ thấy trái đất của chúng ta quý giá đến nhường nào.

Từ thế kỷ thứ XIV, các nhà khoa học đã nghiên cứu về nguồn gốc trái đất. Đến thời đại ngày nay, hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí với lý thuyết cho rằng, trái đất cùng hệ mặt trời được hình thành cách nay 5 tỷ năm từ sự nguội lạnh và co lại của đám mây bụi và khí trong vũ trụ. Trái đất có diện tích 510 triệu km2, khối lượng 5977.1018 tấn, chu vi xích đạo 40.000 km, đường kính 12.700 km, tốc độ chuyển động không gian 900.000 km/h. Cùng một lúc, trái đất có ba hình thức vận động: tự quay quanh trục (tưởng tượng) của mình, quay quanh mặt trời, và cùng mặt trời quay trong quĩ đạo của thiên hà.

Bộ mặt trái đất luôn luôn biến đối do chính cấu trúc của nó gây ra. Trái đất có một vỏ bọc ngoài vô cùng cứng rắn, còn lớp bên trong thì nóng chảy ở hàng ngàn độ C. Vật chất cấu thành vỏ trái đất gồm 108 nguyên tố, trong đó 8 nguyên tố sau đây chiếm gần hết trọng lượng (98%): 0xy 47%, silic 28%, nhôm 9%, sắt 5%, can xi 3,6%, kali 2,4%, magiê 2,1%, hyđrô 0,9%; 100 nguyên tố còn lại chỉ chiếm 2% trọng lượng vỏ trái đất. Hàm lượng sắt và niken khá nhiều, lại luôn ở trạng thái nóng chảy và chuyển dịch không ngừng trong lòng trái đất nên phát sinh ra dòng điện và đó chính là nguyên nhân tạo nên từ trường của trái đất, có tác dụng ngăn những tia bức xạ chết người được phát đi từ mặt trời suốt ngày đêm với khoảng một triệu tấn một giây. Các cực của từ trường đã làm cho kim la bàn hoạt động, giúp con người xác định dễ dàng phương hướng.
So với đường bán kính trái đất 637 km thì cấu trúc lớp vỏ trái đất tỏ ra rất mong manh: lớp vỏ ở đáy đại dương chỉ dày 5 km, còn lớp vỏ trên lục địa chỉ dày 35 km. Lớp vỏ trái đất bị các vết nứt sâu chia cắt thành bảy mảng lớn, được gọi là bảy mảng nền và khoảng mười mảng nhỏ khác. Các mảng nền trôi trên lớp dung nham nóng của lớp bao nên khi chúng va chạm vào nhau, trượt chồng lên nhau gây ra hiện tượng động đất hay núi lửa. Có khi chúng lại trôi cách xa nhau, hình thành nên hiện tượng để từ đó các nhà địa chất học đề xướng lên học thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là thuyết lục địa trôi. Cách đây khoảng 250 triệu năm, trên mặt đất chỉ có một lục địa duy nhất là đại lục Pangiêa và chính nhờ có hiện tượng lục địa trôi mà trái đất hôm nay có 5 châu và 4 biển.

Các mảng nền có xát, va đập mạnh với nhau sẽ tạo nên hiện tượng dữ dội là động đất và núi lửa. Vết nứt mảng nền vùng Đông Phi lớn nhất thế giới, trong một khu vực có chiều dài 6.000 km, chiều rộng 50-60 km. Còn vết nứt tại vùng giáp ranh bang California với bang Nêvađa (Mỹ) có chiều dài 225 km, chiều rộng từ 6 đến 26 km. Thường có đến 92% số vụ động đất xảy ra ở những nơi tiếp xúc giữa hai mảng nền. Các vụ động đất với cường độ mạnh bao giờ cũng gây thảm họa cho loài người. Động đất mạnh ngoài đại dương bao giờ cũng gây nên hiện tượng sóng thần, có khi tốc độ lan tỏa của sóng đạt đến 700-800 km/giờ, sức tàn phá thật khủng khiếp. Nhật Bản và vùng Xan Phơraxicô (Mỹ) là những nơi nằm trong vòng “vành đai lửa” Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần.

Nói đến trái đất hẳn phải nói ngay đến nước, bởi nước là một trong những thành phần cơ bản bảo đảm cho con người tồn tại. Nước bao phủ 7/10 bề mặt trái đất và chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể người. Tổng lượng nước trên trái đất không đổi, khoảng 1.368 triệu km3; trong đó, nước mặn các đại dương chiếm 94%, 6% nước ngọt được phân chia: 4,34% nước ngầm, 1,65% nước dạng băng tuyết, 0,01% nước sông hồ, 0,001% nước bốc hơi trong khí quyển và ở trong cơ thể sinh vật. Ngày nay, tình hình diễn biến của nước ngày càng xấu đối với sự sống con người và sinh vật. Nhiều vùng rộng lớn bị hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát làm cho con người lâm vào tình trạng mất an ninh về lương thực. Nguồn nước bị nhiễm bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng – Liên Hiệp Quốc đã đưa ra con số cảnh báo: Trên thế giới, cứ mỗi ngày có một tỷ người thiếu nước sạch, và 5.000 người chết vì dùng nước bẩn.

Quanh trái đất có bầu khí quyển bao bọc. Lớp khí quyển này gồm nhiều chất khí hợp thành, có chiều dày gần 1.000 km. Tỷ lệ các lớp khí như sau: khí nitơ 78% (lớn nhất), khí ôxy 21%, khí ác gông 40: 0,93%, các chất khí khác 0,07%. Thành phần không khí và tỷ lệ giữa các thành phần không khí nêu trên đã được hình thành và ổn định hàng triệu năm nay, thích hợp với sự sống muốn loài, nếu thành phần và tỷ lệ đó thay đổi thì chắc chắn sẽ là hiểm họa khôn lường. Hiện nay, diễn biến tình hình bầu khí quyển đang trượt nhanh theo hướng tiêu cực. Bầu khí quyển đã thật sự bị ô nhiễm, trong đó nổi lên hai hiện tượng được theo dõi nhiều nhất là nguy cơ tầng khí Ôzôn bị phá hủy và hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Tầng khí ôzôn bị phá hủy, các tia tử ngoại của mặt trời lọt xuống trái đất càng nhiều, là một hiểm họa cho sự sống. Còn hiệu ứng nhà kính càng trầm trọng, khiến trái đất ngày một nóng lên, khí hậu sẽ biến động xấu, nhất là các núi băng hai cực tan ra, nước biển tràn ngập các vùng lục địa thấp khiến cho hàng triệu người khốn đốn.

Có thể nói, nếu loài người cứ giữ các hoạt động cuộc sống như lâu nay, mà không tỉnh táo điều chỉnh theo mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất thì chẳng bao lâu nữa, các điều kiện sống của con người sẽ rơi vào tình thế “lâm nguy”. Như vậy, để bảo vệ trái đất, con người cần hướng hoạt động của mình đến các nội dung sau: bảo vệ nguồn nước (không để nước bị ô nhiễm và sử dụng hợp lý); bảo vệ bầu khí quyển (có giải pháp chấm dứt tình trạng tầng khí ôzôn bị phá hủy và bầu khí quyển nóng lên); bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trái đất; phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội.
Việc nhận thức các nội dung trên chắc không phải khó khăn lắm nhưng hành động để biến nó thành hiện thực thì quả là gian nan, bởi đây là công việc yêu cầu tính đồng bộ trên vi phạm toàn cầu, của cả loài người, chứ không phải là việc của một quốc gia, một cá nhân nào.

Có điều không mấy ai để tâm tới là khi đề cập đến việc bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trái đất, ta thường quan tâm đến ý nghĩa kinh tế-xã hội của nó, mà quên cái hệ lụy không tránh khỏi là, khi trái đất đã bị rút hết các khoáng sản rắn, các nhiên liệu lỏng và khí thì sẽ bị rút bớt nhiệt lượng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc và diễn biến các vận động lý – hóa vốn đã được ổn định suốt nhiều tỷ năm của trái đất.

Con người có mặt trên trái đất đã gần ba triệu năm, đến nay lịch sử vận động mãnh liệt của con người đang đối mặt với nhiều thử thách lớn lao, trong đó sứ mạng bảo vệ trái đất được đặt vị trí hàng đầu, hết sức nặng nề và vô cùng cao cả.

  
2 tháng 1 2018

1. Tiết kiệm nước: tiết kiệm nước ngay tại nhà, sử dụng ít hóa chất, xử lí chất thải độc hại đúng cách, giúp xác định nguồn nước ô nhiễm

2. Bảo quản chất lượng không khí: dùng ít điện hơn, hạn chế lái xe và đi máy bay thường xuyên, mua các vật phẩm địa phương, ăn rau và thịt có nguồn gốc từ địa phương, trở thành nhà hoạt động bảo vệ ô nhiễm môi trường.

3. Bảo vệ đất: hạn chế xả rác thải, dùng phân trộn, trồng cây, ko chặt phá cây, ngăn chặn phá rừng và khai thác rừng.

4. Bảo vệ các loài động vật: tôn trọng động vật, hoạt động bảo vệ môi trường sống của động vật, ăn cá được đánh bắt bền vững, biến tài sản của bạn thành nơi trú ẩn cho động vật hoang dã

5. Tiết kiệm năng lượng: dùng đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời, dùng ánh nắng mặt trời để đun nước, lắp đặt đèn cảm biến ánh sáng công suất thấp cho phòng tắm, lắp đặt vòi sen tái chế nước.

28 tháng 5 2018
các giải pháp bảo vệ lớp vỏ trái đất

Môi trường : Không khí , Nguồn nước , không gian sống , .....là tài sản vô giá đối với sức khỏe của con người , của thực vật và động vật sống ." Trời" có thể bắt ta nghèo chứ trời đâu có bắt ta ở bẩn ???. Vậy tại sao chúng ta không ở cho sạch . Sạch từ trong nhà ra xung quanh. Mỗi người hãy tự sạch chỗ ở của mình và xung quanh mình thì trái đất của chúng ta chỗ nào cũng sạch . Biết vứt rác đúng chỗ , thải chất bẩn đúng nơi , ....Ngoài việc tái chế lại , đốt , ...tôi mong muốn các nhà khoa học hãy vào cuộc tìm cách hủy các chất thải chỉ trong tíc tắc với một loại hóa chất nào đó ( với điều kiện hóa chất đó ko độc hại ), các nhà khoa học của chúng ta giỏi lắm mà . Tại sao có mỗi việc LÀM cho SẠCH NHÀ trái đất mà cũng ko làm nổi ? ...Vẫn biết mỗi CÔNG DÂN của ngôi nhà chung Trái đất trước hết phải có trách nhiệm đối với nơi ở của chính mình , có như vậy mới mong TRÁI đất của chúng ta chỗ nào cũng : Xanh ,sạch ,đẹp ...được ....
Bản thân tôi , tôi rất có ý thức về nơi ở của mình .Luôn làm cho nó sạch , xanh , và cố gắng đẹp ....

22 tháng 1 2016

Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:                                                                                                                                           - Tầng đối lưu: 0 --> 16 km.                                                    

- Tầng bình lưu: 16 --> 80 km.

- Các tầng cao của khí quyển: 80 km trở lên.

22 tháng 1 2016

cấu tạo của lớp vỏ khí ( khí  quyển) là : 

tầng đối lưu 

tầng bình lưu

các tầng cao của khí quyển

8 tháng 4 2021

1.

- Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Các tầng cao của khí quyển.

- Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:

Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km

Mật độ không khí dày đặc

Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão…

2.

Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:

            - Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:

            + Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.

            + Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

           - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.


 

8 tháng 4 2021

 Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C. + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.

Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ : Ở xich đạo , quanh năm có góc chiếu sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt , không khí trên mặt đất cũng nóng . ... Như vậy là không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao .

30 tháng 3 2022

Tham khảo:

1. Xây dựng kế hoạch để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

3. Trồng rừng

4. Phòng cháy rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng

7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng

30 tháng 3 2022

Refer

1. Xây dựng kế hoạch để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

3. Trồng rừng

4. Phòng cháy rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng

7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng