K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

Đặc điểm thực vật:

-Thân : loại cây thân gỗ, có nhiều cành.

-Rễ : cây có bộ rễ phát triển, rễ cọc cắm sâu xuống đất, rễ con phân bố tập chung ở lớp đất mặt.

-Hoa : thương nở rộ cùng cành non phát triển, có mùi thơm hấp dẫn.

( Cái này là mình kiếm trên mạng giúp bạn chứ mình không có học sách này nên không rõ, bạn tham khảo nhé)

30 tháng 3 2017

Chỉ cần nhìn thôi cũng đủ nghiện với bộ thực đơn cả năm đủ dinh dưỡng của mẹ Diễm các mẹ ạ!

Em chẳng biết gì về mẹ Diễm cho đến khi đọc bài báo viết về mẹ trẻ này trên mạng. Thấy mấy bài viết đều dành những từ có cánh cho mẹ, em cũng tò mò quá thể. Tò mò hơn nữa là không biết trong bộ thực đơn chị up lên hàng ngày có gì mà các mẹ cứ rần rần theo học nấu. Sau này em cũng lần mò vào facebook của chị để coi bộ thực đơn đặc biệt này xem có gì. Trời thần ơi, em mém nữa là ngất lịm. Quá trời món ngon với đủ cách kết hợp nguyên liệu vừa lạ, vừa quen luôn. Cứ như vào đó là mẹ đủ lụm cả bộ thực đơn chăm cho chục đứa con chẳng biết ngán ấy! Em cũng tranh thủ thử ngay cho con rồi. Trộm vía, con ăn thun thút, lên cân đều, thịt chắc nịch rất khỏe.

Thôi, em viết nữa thành ra dài dòng mất. Xin phép mẹ Diễm, em tập hợp một vài món cháo ngon cùng công thức nấu của mẹ Diễm để các mẹ tiện học cách nấu nha!

1. Trứng hấp đậu hũ non

Món này cho bữa phụ: Mẹ cho 1 viên Butter Connoissuer nung cho chảy ra rưới lên trên cho thơm béo ngậy. Rắc xíu hạt Chia.

2. Cháo gan gà + củ cải đỏ

Cháo gan gà củ cải đỏ + nước dùng Dashi + mẹ cho thêm tí dầu vừng thơm nức luôn!

Bữa phụ: Sữa chua trái cây (Nho đen không hạt) cho em.

3. Cháo bí đỏ + bò bằm

Cháo bí đỏ + bò bằm + nước dùng mía + cải bó xôi xắt nhỏ thả sau cùng + dầu extra olive + 3 viên phô mai tươi Pháp. Cháo có vị ngọt của nước dùng mía và bí đỏ.

4. Cháo ức gà + nấm hoàng kim

Cháo ức gà + nấm hoàng kim + nước dùng mía + cuối cùng thả 1 ít rau chùm ngây + dầu gấc

5. Súp gà

Nước dùng gà + thịt cua + thịt gà xé + bắp + cà rốt + lòng đỏ trứng gà ta. Vì trong nước dùng gà đã có váng gà nên mẹ không cho dầu vào.

6. Cháo bò bằm + khoai lang

Cháo bò bằm + nước dùng gà + khoai lang + vài bông cải xanh và cuối cùng rắc 1 ít rong biển khô và dầu extra olive.

7. Cháo sườn non + củ dền đỏ

Củ dền đỏ là loại thực phẩm giàu sắt,magie, vitamin. Nhưng không vì thế mà lạm dụng nấu thường xuyên cho em sẽ gây ra biếng ăn vì cơ thể trẻ em chưa thể hấp thụ hết. Vì vậy lâu lâu mẹ mới cho em ăn củ dền. Hôm nay mẹ cho em ăn hạt sen cho e ngủ ngon.

Cháo nước dùng rau củ + sườn non heo + hạt sen + củ dền + thả 1 ít rau dền lên trên. Trộm vía sạch sẽ.

8. Cháo gạo tẻ + lươn đồng

Cháo gạo tẻ nấu với nước dùng đậu đỏ (đậu đỏ là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng rất cao) + lươn đồng + nấm đùi gà hàn quốc + cà rốt.

– Nấu cháo và nước dùng đậu đỏ cho gạo nở ra
– Lươn làm sạch nhớt hấp cách thuỷ để giữ độ ngọt và dinh dưỡng sau đó gỡ thịt để riêng, ướp với 1 muỗng nước tương Ofu
– Cho 1 ít dầu mè vào chảo phi thơm hành tỏi cho thịt lươn đã ướp vào đảo đều nhằm khử mùi tanh của lươn.
– Cuối cùng khi cháo đã nhừ cho cà rốt và nấm đùi gà vào và cuối cùng là thịt lươn xào đổ lên trên.
Cháo có vị thơm của dầu mè vị ngọt của nấm và cà rốt lại mang giá trị dinh dưỡng cao nên em bé ăn rất tốt.

9. Cháo tôm + cải bó xôi + dừa xiêm

Tôm chứa nhiều canxi, nước dừa chứa nhiều khoáng chất làm dậy mùi của tôm. Món cháo này thích hợp cho những bé nóng trong người, rôm sẩy, vừa bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá vì dừa bù nước rất tốt.

-Cháo trắng nấu riêng
-Bắc nồi nước dừa riêng cho tôm vào luộc cho chín thì gỡ vỏ lấy phần thịt đem giả nát
-Cải bó xôi cắt nhuyễn
-Bắc chảo cho tí dầu mè xào sơ tôm và cải bó xôi, cho tí nước tương Ofu cho có vị
-Cuối cùng đổ nước dừa luộc tôm vào nồi cháo trắng và cho tôm, cải bó xôi lên trên và tắt bếp. Tránh tình trạng đun quá lâu mất vitamin của cải.

10. Cháo ếch + rau mồng tơi

– Ếch mẹ lóc thịt để riêng ướp với 1 tí gừng băm nhuyễn và tỏi cho em ấm bụng và giảm sổ mũi+1 muỗng nước tương Ofu. Còn xương đem ninh với chân gà lấy nước dùng
– Bắc cháo ninh với nước dùng cho gạo nhuyễn ra.
– Cho 1 muỗng dầu mè xào xơ thịt ếch qua cho thơm
– Mồng tơi xắt nhuyễn bỏ vào cháo ninh nhừ. Lưu ý rau mồng tơi dùng cho trẻ em phải ninh kĩ nếu không sẽ bị đau bụng.
– Sau khi rau và cháo đã nhừ đổ ếch đã xào lên trên.

11. Cháo tôm + cải bó xôi

Cháo trắng + nước dừa + tôm + bí đỏ + cải bó xôi + dầu óc chó.

12. Cháo lươn đồng + khoai sọ

Cháo lươn đồng + khoai sọ + củ nén để giải cảm cho em (Lươn đồng dinh dưỡng cao hơn cả tôm, cua. Khoai sọ giúp nhuận tràng chống táo bón rất tốt. Một vài củ nén giúp em giải cảm)

– Ninh cháo và khoai sọ cho nhừ ra
– Lươn làm sạch nhớt hấp cách thuỷ để giữ dinh dưỡng và cho ít gừng vào để khử mùi tanh
– Lươn chín gỡ thịt và cho 1 muỗng dầu mè xào sơ qua cho dậy mùi.
– Đổ lên trên cháo và khoai môn đã nhừ

13. Cháo táo đỏ + lá tía tô

Thấy con đang ngủ ho sặc ho sụa thức không thể ngủ lại, khóc thì cứ khàn đặc ra, mũi cứ chảy lòng thòng. Nhưng cũng như mọi khi mẹ không dùng Kháng sinh cho em. Nếu dùng kháng sinh thì cực mau khỏi. Khoẻ con mà khoẻ cho mẹ nhưng hậu quả về sau. Mẹ chỉ chọn gì tốt nhất cho em. Tốt chưa chắc mẹ đã chọn. Hôm nay mẹ nấu món cháo này cho em để trị ho và cảm cúm.

– Táo đỏ có tác dụng nhuận phế và trị ho. Kết hợp cả bí đỏ và táo đỏ là món cháo vừa thơm ngon dễ ăn vừa giúp bé thanh phế, trị ho hen.

– Lá tía tô thì có tác dụng tiêu đờm, trị ho, thở gấp nên cho 1 ít lá tía tô cho bé công dụng trị ho rất tốt. Các mẹ có thể nấu: cháo cá lóc hấp gỡ thịt + bí đỏ + táo đỏ + lá tía tô + dầu olive.

Một ngày mẹ cho em ăn 3 chén kết hợp uống Siro, hút mũi thường xuyên. Trộm vía giảm hẳn. Nếu muốn, 1 tiếng sau cho em tí củ nén chưng đường phèn.

14. Cháo gà + hành tây

Hành tây và thịt gà cũng rất tốt cho điều trị cảm, ho. Nên mẹ con mình cùng phát huy tiếp tục cho khỏi hẳn luôn con nha.

Cháo ức gà+ hành tây + tía tô + nước dùng gà (cũng như mọi khi trong nước dùng gà đã có váng gà rồi nên mẹ không cho dầu thêm nữa).

15. Cháo ếch + củ dền

Cháo ếch + củ dền + cà rốt + củ nén + nước dùng ninh xương ếch + dầu hạt bí.

-Ếch lóc thịt và xương để riêng
-Lấy xương ếch ninh lấy nước dùng để hầm với gạo cho nở, cho củ dền và cà rốt vào cho mềm
-Thịt ếch ướp với ít gừng cho ấm bụng,1 ít củ nén băm nhuyễn cho thơm, 1 muỗng nước tương và hạt nêm rau củ cho có vị
-Bắc chảo cho ít dầu mè phi thơm củ nén đập dập như hành phi vì củ nén có mùi như hành, phi lên rất thơm, cho thịt ếch đã ướp vào xào sơ qua
-Đổ thịt ếch đã xào lên trên nồi cháo.

Cháo có mùi thơm của dầu vừng, mùi thơm của củ nén phi, ngọt của cà rốt và củ dền. Nên đây cũng được xem là món cháo ưa thích của Socola. Em ăn hết 3 chén trong ngày luôn. Mẹ thì vui vô cùng vì món cháo này mang giá trị dinh dưỡng cao mà em ăn được vậy mẹ thì yên tâm vô cùng.

16. Cháo hàu + cua + hạt sen

Cháo hàu + cua + hạt sen + hành lá + nước dùng mía + dầu mè.

Đây là món đặc trị cho trẻ biếng ăn. Cung cấp 275 Kcal, 20,5g kẽm. Kẽm giúp bé giảm biếng ăn. Mà kẽm có nhiều trong hàu. 100g hàu có 40ml kẽm. Tuy nhiên chế biến hàu cho bé cần phải nấu chín thật kĩ tránh bệnh nguy hiểm cho hệ miễn dịch còn yếu ớt của bé. Cua cung cấp canxi, mẹ cho tí hạt sen để em ngủ ngon nha. Món cháo này nấu hơi kỳ công tí nhưng độ bổ dưỡng thì không chê vào đâu được. Lại thơm ngọt.

– Bắc nồi hầm cháo với nước dùng mía cho nhừ
– Cua hấp gỡ thịt
– Hàu băm nhuyễn
– Hạt sen hấp cho mềm xong dùng muỗng tán ra cho nhuyễn cho vào nồi cháo khuấy đều cho tan.
– Bắc chảo cho ít dầu mè phi hành cho vàng thì đổ hàu và cua vào xào sơ cho dậy mùi khử được mùi tanh
– Đổ thịt cua và hàu đã xào lên nồi cháo
– Xắt ít hành lá cho lên chén cháo cho thơm

17. Cháo đậu xanh + cá lóc

Đậu xanh giúp bảo vệ gan, kích thích hệ thống miễn dịch của bé, loại bỏ được bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút và các loại nấm thông thường sản sinh trong cơ thể em bé. Giá trị dinh dưỡng giữa đậu xanh có vỏ và không có vỏ chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên trong lớp vỏ của đậu xanh có nhiều chất xơ dễ gây nặng bụng khó tiêu cho bé. Nên đối với những bé còn nhỏ tháng chỉ nên dùng đậu xanh đã bóc vỏ sẽ tốt hơn. Đợi hệ tiêu hoá của bé được hoàn thiện thì mẹ mới giới thiệu đậu xanh có vỏ cho bé nhé.( Ở nhà đậu xanh có vỏ nhà trồng mấy em nhân viên biếu để trong nhà còn nhiều quá nên lấy ra để tận dụng, mẹ vẫn nấu cho nở ra lớp vỏ nổi lên trên mẹ sẽ vớt bỏ).

Cháo gạo tẻ đậu xanh + nấm rơm + cá lóc hấp gỡ thịt + dầu gấc

18. Cháo sườn non + bông thiên lý xào tỏi

Hoa thiên lý có vị ngọt, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần giúp bé ngủ ngon, giảm tình trạng tiểu đêm, trị giun kim. Thành phần hoa thiên lý giàu chất xơ, bột đường và các vitamin cùng các khoáng chất như Calcium, sắt, kẽm,…với hàm lượng khá cao. Nên thiên lý vừa là thức ăn vừa là thuốc bổ giúp trẻ khoẻ mạnh.

– Ninh cháo với nước dùng cho nhừ và sánh
– Cà rốt và đậu que xắt nhỏ cho vào cháo cho mềm
– Lấy sườn non đã ninh nước dùng ra gỡ thịt, xé nhỏ như chà bông và cho vào nồi cháo.
– Cho tí dầu olive, phi thơm tỏi, cho bông thiên lý xắt nhỏ vào xào với 1 muỗng bột nêm Aeon rau củ.
– Đổ Thiên lý xào tỏi lên trên cháo. Cháo vừa thơm mùi tỏi lại vừa ngọt.

19. Cháo tép đồng + bông cải

Thực đơn dành cho em sáng nay là:

– Cháo tép đồng bông cải xanh + nước dùng xương ếch + dầu olive + 3 viên phô mai Pháp
– Súp cải bó xôi tép đồng xay + nước dùng mía.

* Cách làm:

– Xương ếch hôm trước mẹ lấy ra ninh lấy nước dùng nấu cháo. Cho gạo vào ninh cho nhừ
– Mẹ lựa tép lớn lột vỏ lấy thịt giã nát ninh với cháo. Bông cải xanh xắt nhuyễn cho lên trên đợi sôi lại tí tắt bếp ngay.
– Tép nhỏ xay nhuyễn ray lấy nước thịt, cho vào nồi nước dùng mía sau đó cho cải bó xôi xắt nhỏ và tắt bếp.
– Múc cháo ra cho vài giọt dầu olive và 3 viên phô mai lên trên.

20. Cháo lươn + ớt chuông vàng

– Cháo trắng đặc nấu với nước dừa tươi.
– Lươn hấp gừng gỡ thịt sốt cà chua+ớt chuông vàng+nước tương Ofu.
– 3 viên phô mai Pháp.
– Bữa phụ: 1 ly sữa bí đỏ mẹ tự nấu.

21. Cháo bồ câu + đậu xanh

Cháo bồ câu hầm đậu xanh + hạt sen + nước dùng mía bắp.

– Thịt bồ câu gỡ riêng
– 3 viên phô mai Pháp
– 1 trứng gà ta luộc
– Tráng miệng: lê hấp

22. Cháo + trứng chiên + khoai lang hấp bò bằm

– Cháo đặc nấu với nước cốt thanh long đỏ.
– Trứng chiên với hành+phô mai+dầu olive
– Canh khoai lang tím hấp bò bằm nấu với nước dừa tươi.

23. Cháo bí đỏ + cá hồi hấp nước dừa

– Cháo trắng nấu bí đỏ nước dùng gà dầu gấc.
– Cá hồi hấp nước dừa rắc phô mai
– Mẹ hấp thêm cho em ít đậu hà lan và vài miếng bí ngòi.

Cái này em chỉ xin tổng hợp một số thực đơn của mẹ Diễm thôi á! Còn nhiều món ngon lắm nhưng em sợ các mẹ đọc nhiều ngán. Hẹn hôm nào em post tiếp tục cho các mẹ tiện theo dõi nha!

28 tháng 8 2018

Vai trò của nghề trồng cây ăn quả:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát ...

- Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày và là nguồn thu nhập đáng kể.

- Nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh, cùng với sự tiến bộ của của khoa học kỹ thuật cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng xuất và chất lượng cao. -> Đời sống người dân được cải tiến

29 tháng 8 2018

Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống kinh tế?

Cung cấp quả cho con người

Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát

Xuất khẩu

Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời còn là nguồn thu nhập đáng kể.

Nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời, nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều giống quý có năng suất và chất lượng cao.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả.

Do đó nước ta rất phong phú về chủng loại cây ăn quả và kinh nghiệm trồng cây ăn quả cũng có từ lâu đời.

Nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng suất và chất lượng càng cao, nghề trồng cây ăn quả mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và nền kinh tế mỗi nước.



Nguồn: https://hocsinhgioi.com/nghe-trong-cay-qua-co-vai-tro-gi-doi-voi-doi-song-kinh-te#ixzz5PZdczYma

15 tháng 12 2019

vào lúc trước khi ra hoa hoặc đã ra hoa và vào thời kì sau khi thu hoạch quả . vì để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển

17 tháng 11 2019

Cách làm :

-Nếu đèn treo dùng phích cắm thì phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. Khi đó điện sẽ không đi qua bóng đèn nên không thể gây nguy hiểm khi ta thay bóng đèn.

-Nếu đèn treo không dùng phích cắm thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. Cũng tương tự như trên, khi đó điện sẽ không đi qua bóng đèn nên không thể gây nguy hiểm khi ta thay bóng đèn.

-Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (như đứng trên ghế nhựa hoặc bàn gỗ khô) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. Lúc đó giữa cơ thế người thay bóng đèn và đèn có hiệu điện thế bằng 0.

Chúc bạn học tốt ! ♥️