K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2018

-Số dân: hơn 4,4 triệu người (năm 2002), trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 30% dân số, bao gồm các dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,... Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị, ven đường giao thông và các nông, lâm trường. Ngoài ra, còn một số dân tộc mới nhập cư từ các vùng khác tới. Các dân lộc có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường, có bản sắc văn hoá phong phú với nhiều nét đặc thù.

-Mật độ dân số khoảng 81 người/ k m 2 (năm 2002), Tây Nguyên hiện là vùng thưa dân nhất nước ta, nhưng phân bố không đều; các đô thị, ven trục đường giao thông có mật độ cao hơn.

-Trong nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi, Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước

-Các chỉ tiêu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người một tháng cao hơn mức bình quân của cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình thấp hơn mức bình quân của cả nước.

-Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, điều kiện sống của các dân tộc ở Tây Nguyên được cải thiện đáng kể

-Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của dân cư, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc ít người và ổn định chính trị xã hội là mục tiêu hàng đầu trong các dự án phát triển ở Tây Nguyên

17 tháng 4 2019

- Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.

- Trong phân bố dân cư và họat động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây.

+ Đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh. Họat động kinh tế: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

+ Miền núi, gò đồi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều,... Họat động kinh tế: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

- Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn mức bình quân của cả nước; mật độ dân số, GDP/người, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn mức bình quân cả nước. Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn.

- Người dân Bắc Trung Bộ có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm. Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

18 tháng 12 2019

- Phân bố dân cư và họat động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.

+ Đồng bằng ven biển:

· Dân cư: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

· Họat động kinh tế: hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vùng đồi núi phía tây:

· Dân : chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, E-đô,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ nghèo còn khá cao.

· Họat động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các tiêu chí về mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tuổi thọ trung bình thấp hơn mức bình quân cả nước.

- Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

- Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Ph cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện thuận lợi đ phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách.

28 tháng 5 2019

Hướng dẫn: SGK/88-89, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: D.

8 tháng 2 2019

-Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

+Là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,..

+Người dân cần cù, năng động thích ứng linh họat với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm

+Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân sô bằng mức bình quân cả nước; GDP/người, mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước; tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn mức trung bình cả nước

-Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long, vì tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở mức thấp so với mức trung bình cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc Đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.

21 tháng 7 2017

- Đặc điểm: dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước (1.179 người/km2, năm 2002); nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

+ Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).

- Khó khăn:

+ Sức ép của dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

13 tháng 11 2019

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta đông:
- Theo số liệu thống kê 1/4/1989 cho biết dân số cả nước có 64,412 tr người đến 1/4/1999 có 76,3 tr người. Như vậy dân số
nước ta hiện nay đông thứ 2 trong ĐNá sau Indonexia, thứ 7 ở Châu á và ở thứ 13 trên thế giới.
- Trong khi dân số nước ta đông thứ 13 trên thế giới thì S tự nhiên của nước ta đứng hàng 58 trên thế giới ® nên ta khẳng
định dân số nước ta hiện nay rất đông.

* Nước ta có nhiều dân tộc:                                

- Theo số liệu thống kê 1989 biết nước ta có 54 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 86,2% tổng số dân.
Còn lại 13,8% là các dân tộc ít người.
- Các dân tộc Việt Nam đều có chung nguồn gốc, xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác nhau: dòng ngôn ngữ Nam á, Nam
Đảo, Hán Tạng. Vì vậy cơ cấu dân tộc nước ta thể hiện theo nguồn gốc từ 3 dòng ngôn ngữ theo số liệu:
+ Dòng ngôn ngữ Nam á: trong đó gồm nhiều nhóm dân tộc:
· Việt - Mường: chiếm 89%
· Tày - Thái: 4,3%
· Môn - Khơme: 1,4%
· Mông - Dao: 0,7%
+ Dòng ngôn ngữ Nam Đảo: chiếm 2% (Churu, Êđê, Chăm)
+ Dòng ngôn ngữ Hán Tạng: chiếm 2%
+ Các nhóm dân tộc khác: 0,6%
- Các dân tộc Việt Nam hiện nay phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước. Sự phân bố của các dân tộc đã khá phù hợp với
những đặc điểm sinh thái, với tập quán, sở trường và truyền thống canh tác của mỗi dân tộc trong đó:


+ Các dân tộc phân bố ở các vùng Đông Bắc điển hình là:
· Dân tộc Kinh: địa bàn cư trú của người Kinh trước đây chủ yếu là đồng bằng nhưng ngày nay địa bàn cư trú của họ đã
trải rộng ra khắp đất nước do nhu cầu khai hoang phát triển kinh tế mới ở miền núi, trung du. Nghề chính của người Kinh là làm lúa
nước ở các đồng bằng, nghề phụ rất đa dạng và trình độ sản xuất của họ hiện nay đạt được trình độ cao nhất cả nước so với các dân
tộc khác. Nền văn minh của người Kinh hiện nay là đặc trưng cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 này. Nền văn
minh của người Kinh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung được thể hiện tập trung rõ nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
· Dân tộc Chăm: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở NThuận và BThuận. Nghề chính của họ là làm lúa nước ở các
vùng đồng bằng như người Kinh. Họ có ngôn ngữ, chữ viết riêng và có nền văn hoá rất độc đáo nổi tiếng bởi múa Katê, đặc biệt là
kiến trúc tháp Chàm.
· Dân tộc Khơme: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở ĐBSCL với nghề chính là làm lúa nước như người Kinh và
họ cũng có ngôn ngữ, chữ viết riêng với nền văn hóa dân tộc độc đáo.
 

+ Các dân tộc cư trú ở miền núi, trung du nước ta hiện nay đã cư trú thành những địa bàn khá riêng biệt và rất phù hợp với
tập quán, truyền thống canh tác của họ điển hình là:


· ở vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông, Dao. Trong đó Tày, Nùng cư trú ở vùng thấp
với nghề trồng lúa nước trong các thung lũng là chính. Nhưng người H’mông và người Dao thì cư trú ở vùng cao với nghề làm
nương rẫy là chính. Các dân tộc này với trình độ sản xuất, văn hoá, dân trí còn rất lạc hậu nhưng họ có truyền thống văn hoá độc
đáo nổi tiếng như:điệu hát lượn của người Tày - Nùng, thổi khèn của người H’mông…
· ở vùng Tây Bắc là vùng cư trú của các dân tộc: Thái, Mường, Khơmú với nghề trồng lúa, trồng cây CN, chăn nuôi gia
súc trong các thung lũng và bồn địa lớn như thung lũng Mường Thanh, bồn địa Yên Châu…các dân tộc này cũng có những nền văn
hoá độc đáo nổi tiếng: ném còn, uống rượu cần và đặc biệt người Thái có nghề trồng bông, dệt thổ cẩm nổi tiếng cả nước.
· Các dân tộc ở vùng Trường Sơn Bắc (miền Tây các tỉnh từ THoá ® QNam - ĐNẵng) là địa bàn cư trú của các dân tộc
như: Bru, Vân Kiều, Tà Ôi, Càtu, Dakô...các dân tộc này với nghề nương rẫy, du canh du cư là chính và còn rất lạc hậu.
· ở Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc: Bana, Êđê, Giara, Kho. Các dân tộc này trước đây chủ yếu là du canh
du cư nhưng ngày nay họ đã rất tiến bộ: định canh định cư và đặc biệt họ có nền văn hoá độc đáo nổi tiếng như lễ bỏ mả, lễ đâm
trâu, kiến trúc kiểu nhà Rông.
Qua chứng minh trên ta thấy các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng bởi phong tục tập quán và nền văn hoá khác.
Trong đó các dân tộc ít người nhìn chung vẫn lạc hậu nhưng họ sống bình đẳng trong đại cộng đồng các dân tộc Việt Nam và họ
luôn được Đ và N2 hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội nhằm giúp họ tiến kịp các dân tộc miền xuôi.
 

* Ảnh hưởng của dân số đông, nhiều dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội.
- ảnh hưởng tích cực:
+ Dân số đông trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do họ làm ra sẽ kích thích sản xuất phải
phát triển mạnh để thoả mãn nhu cầu ngày cảng tăng.
+ Dân đông cũng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thương mại, xuất khẩu lao động.
+ Dân đông sẽ tạo ra nguồn lao động dỗi dào đủ khả năng phát triển sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Dân đông nhưng nhiều dân tộc nên có nền văn hoá rất đa dạng, giàu bản sắc dân tộc chính đó là kho tài nguyên về văn
hoá, xã hội nhân văn kích thích phát triển du lịch nhân văn và là những đề tài hấp dẫn với nghiên cứu dân tộc học ở trong nước và
quốc tế.
- Tiêu cực:
+ Dân số đông thì yêu cầu phải có nền kinh tế mạnh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động dư thừa thì mới kích thích xã
hội phát triển. Nếu như nền kinh tế kém phát triển như nước ta ngày nay thì dân số đông lại là gánh nặng và tạo ra sức ép lớn của
dân số với phát triển kinh tế, xã hội.
+ Nhiều dân tộc mà trình độ các dân tộc chênh lệch nhau, ngôn ngữ khác cho nên rất khó khăn trong việc tổ chức, quản lý,
điều hành nhân sự. Trong 54 dân tộc thì có khoảng 53 dân tộc là ít người với trình độ còn rất lạc hậu mà các dân tộc ít người chủ
yếu cư trú ở miền núi trung du gần biên giới nên dễ bị kẻ xấu tuyên truyền lợi dụng dẫn đến mất an ninh trật tự biên giới nước ta.

 

1 tháng 4 2018

-Hoàn thiện quy họach các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và cơ cơ sơ khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi

-Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên

-Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta rất trẻ:
Theo số liệu thống kê 1/4/1989 dân số nước ta có cơ cấu phân theo độ tuổi như sau:
- Số người dưới độ tuổi lao động chiếm 41,2% tổng số dân.
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,5% tổng số dân.
- Số người trên độ tuổi lao động chiếm 8,3% tổng số dân.

Qua số liệu trên ta thấy:
- Số trẻ em ở nước ta rất đông chiếm gần 50% tổng số dân. Như vậy trung bình cứ 1 người trong độ tuổi lao động thì có gần
1 người dưới độ tuổi lao động.

- Số người trong độ tuổi lao động (từ 16 - 55 đối với nữ và 16- 60 đối với nam) chiếm tỉ lệ cao trên 50% tổng số dân.
Nhưng trong đó số lao động trẻ dưới 45 tuổi chiếm tới trên 70% và lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm 68%. Điều này khẳng định
nguồn lao động ở nước ta cũng rất trẻ.

- Số người già ở nước ta rất ít chỉ chiếm 8,3% điều đó khẳng định tuổi thọ trung bình ở cả nước rất thấp.
Những điều chứng minh trên khẳng định trong cơ cấu dân số cả nước thì có số người trẻ chiếm đa số, số người già rất ít
chứng tỏ dân số nước ta rất trẻ.

* ảnh hưởng của dân số trẻ với phát triển kinh tế, xã hội.
- ảnh hưởng tích cực:
           + Dân số trẻ trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do chính họ làm ra nhưng thị trường tiêu thụ
này luôn luôn biến động mạnh về nhu cầu tiêu dùng. Điều đó sẽ không những kích thích sản xuất phát triển và kích thích luôn luôn
phải sáng tạo, cải tiến KT công nghệ để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
            + Dân số trẻ cùng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác QT về thương mại và xuất khẩu lao động.
            + Dân số trẻ thì trình độ lao động liên tục được nâng cao có khả năng tiếp thu KHKT nhanh, nắm bắt nhanh KT hiện đại của
TG - là động lực chính thực hiện nhanh chóng CN hoá ở nước ta.
            + Dân số trẻ chắc chắn- nguồn lao động dồi dào đủ khả năng cung cấp sức lao động cho mọi ngành kinh tế và bảo vệ an
ninh quốc phòng.

- ảnh hưởng tiêu cực:
            + Dân số trẻ thì sẽ có nhu cầu lớn phải được học tập để nâng cao trình độ ® N2 ta phải quan tâm, đầu ta lớn trong việc phát
triển giáo dục, y tế để đào tạo chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ.
            + Dân số trẻ chắc chắn nguồn lao động của họ cũng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu trình độ lao động có tay nghề
giỏi, thợ bậc cao sẽ tác động đến nền kinh tế chậm phát triển.
             + Dân số trẻ chắc chắn sẽ thiếu kinh nghiệm trong tổ chức điều hành xã hội cho nên N2 ta cần phải đầu tư cao để đào tạo các
đội ngũ kế cận cho sự nghiệp quản lý đất nước

 

15 tháng 5 2019

Tích cực:

-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.

-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)

Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.

-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.

- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.