Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lớp em là lớp tám bê
Học tập, văn nghệ chẳng chê điều gì
Nắm tay tiếp bước cùng đi
Bạn bè vui vẻ mỗi khi tới trường
Mỗi khi nhắc lại vấn vương trong lòng.
CHúc bạn hc tốt!
-Thể thơ : giống bài Nam quốc sơn hà
- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Số dòng: 4 dòng. - Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ. - Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền. = > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.Có , từ ''Như'' là từ so sánh
Nhận biết :
Có 1 câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết
Các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ
Mùa đông lạnh lắm ai ơi
Mùa hè nóng nực, lúa phơi đầy đường
~~hok tốt~~
Trả lời:
Gương ơi, ngươi ở trên tường
Thế gian nơi này ai đẹp như ta
Xưa nay ngươi xấu chết cha
Bây giờ ngươi xấu như ma mất hồn!
Tham khảo
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt
Đặc điểm:
+) Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu
+) Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa
thể thơ : ngũ ngôn
cái này có thể tìm sách nhé !
Về thể thơ tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài, mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta ...
1.Thơ năm chữ(Ngũ ngôn)Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ. Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ
2.Song Thất Lục Bát Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.
3.Lục Bát Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ
4. Đường Luật ( Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, )Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó: Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề. Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ
5.Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ. Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé )
6.Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối, … Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác. (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng nó cứ luân phiên theo quy luật) (7….còn nữa )
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.
Tham Khảo
Thể thơ lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.