K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2021

Em tham khảo !

Đặc điểm của biển Đông : 

- Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km2.- Là biển tương đối kín, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.- Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.- Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.

Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.

a. Diện tích, giới hạn.

 - Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

 - Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

 - Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió: 

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt: 

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

 - Chế độ mưa:

+ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

 - Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o

31 tháng 3 2021

a. Diện tích, giới hạn.

- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió:

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa: + 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ. - Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%

31 tháng 3 2021

Bn ơi

Chỉ cần nêu ý chính là nêu đặc điểm chung của biển đông và vùng biển việt nam là j thôi nha

31 tháng 10 2023

- Nằm ở phía Đông và Đông Nam của Việt Nam: Biển Đông và vùng biển nước ta nằm ở phía Đông và Đông Nam của lãnh thổ Việt Nam, là một phần quan trọng của bờ biển quốc gia.

- Đa dạng sinh học: Khu vực biển Đông và vùng biển nước ta là môi trường sống của nhiều loài cá, tôm, và sinh vật biển khác. Đây cũng là nơi sinh sản và nuôi dưỡng cho nhiều loài biển quý hiếm.

- Thời tiết nhiệt đới gió mùa: Biển Đông và vùng biển nước ta thường trải qua thời tiết nhiệt đới với sự thay đổi của gió mùa. Trong mùa hè, gió mùa Tây Nam mang theo khí ẩm từ biển Đông, gây ra mùa mưa. Trong mùa đông, gió mùa Đông Bắc đem theo không khí khô và lạnh từ phía Bắc, gây ra mùa khô.

- Quan trọng cho nền kinh tế: Biển Đông và vùng biển nước ta có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản, công nghiệp dầu khí, và thương mại biển. Các cảng biển như Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn, và Cảng Đà Nẵng là cửa ngõ thương mại quốc tế quan trọng.

- Môi trường và du lịch: Vùng biển cũng có giá trị môi trường cao và được sử dụng trong ngành du lịch với các bãi biển đẹp và hoạt động thể thao biển.

- Tranh chấp chủ quyền: Biển Đông, đặc biệt là vùng biển phía Đông dãy Trường Sa và Hoàng Sa, đã và đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và một số quốc gia khác. Điều này đòi hỏi sự bảo vệ và quản lý cẩn thận của Việt Nam đối với lãnh thổ biển và biển Đông.

8 tháng 5 2021

Thuận lợi:

Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...

- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

- Biển Đông là một biển lớn trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến, nằm trong vùng nhiệt đới gó mùa Đông Nam Á, Diện tích 3447000km

- Biển Đông tương đối kín, thông với TBD và ÂĐD qua các eo biển hẹp

- Vùng biển Việt là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1000000km2

b. Đặc điểm khí hậu của biển

- Chế độ gió

+ Hướng gió Đông Bắc ( Tháng 10 đến tháng 4),hướng gió Tây Nam hoặc hướng Nam (từ tháng 5 – tháng 9)

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền

+ Chế độ nhiệt; Mùa hạ mát hơn , mùa đông ấm hơn đất liền

+ Nhiệt độ TB năm của nước biển ở tầng mặt là 23C

+ Chế độ mưa: Thường ít hơn trên đất liền

c. Đặc điểm hải văn:

- Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.

- Nhiều chế độ triều Độ muối TB 30- 33%o

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường bển Việt Nam

a. Tài nguyên Biển Phong phú và đa dạng, có giá trị về nhiều mặt nhưng không phải là vô tận

- Khóang sản: Muối, dầu mỏ, khí tự nhiên… khai thác khoáng sản biển

- Hải sản: Cá , tôm, cua… khai thác hải sản.

- Mặt nước biển, giao thông vận tải

- Các bãi biển… để phát triển du lịch

b. Môi trường biển

- Môi trường biển Việt Nam khá trong lành, tuy nhiên một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm

- Nguồn lợi hải sán có chiều hướng giảm sút

 

3 tháng 3 2019

Đặc điểm khí hậu và hải văn biển

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.

- Chế độ gió:

+ Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại đạt tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn.

+ Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt:

+ Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là trên 23 o c.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100- 1300 mm/năm. Ví dụ: lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

- Dòng biển:

+ Trong Biển Đông có hai hải lưu lớn, một hải lưu hướng đông bắc - tây nam phát triển mạnh trong mùa đông và một hải lưu hướng tây nam - đông bắc hoạt động trong mùa hè. Cả hai hải lưu đó hợp thành một vòng tròn thông nhất. Ngoài ra, trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan còn có hai vòng hải lưu nhỏ, hướng thay đổi theo hướng của gió mùa.

+ Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

- Chế độ triều: Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới. Ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta? Nằm trong vùng nội chí tuyến.Gần trung tâm của Đông Nam Á.Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.3. Quốc gia không sử dụng chung biển Đông với Việt Nam là(25 Điểm)Nhật Bản.Thái Lan.Campuchia.trung Quốc.4.Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiênNơi thường xuyên chịu ảnh...
Đọc tiếp

1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta? 

Nằm trong vùng nội chí tuyến.

Gần trung tâm của Đông Nam Á.

Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.

3. 

Quốc gia không sử dụng chung biển Đông với Việt Nam là

Trình đọc Chân thực

(25 Điểm)

Nhật Bản.

Thái Lan.

Campuchia.

trung Quốc.

4.Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên

Nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.

Vị trí ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi.

Vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.

Vị trí giao nhau của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

5.Đặc điểm nào sau đây đúng về phát triển KT – XH của các nước châu Á vào cuối thế kỉ XX?

 + Các nước châu Á có trình độ phát triển KT – XH cao, thu nhập bình quân đầu người đều rất cao.

 Các nước châu Á có trình độ phát triển KT – XH rất khác nhau, thu nhập bình quân đầu người cũng có sự chênh lệch.Các nước châu Á đều có nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ chiếm tỉ lệ thấp.5.Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc? Lạng Sơn. Hà Giang. Cao Bằng.Yên Bái.
0

- Diện tích giới hạn: Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 và là một phần của biển Đông.

- Đặc điểm khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

Tham khảo :

Câu 14 :

a/ Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa :

- Chế độ nhiệt : nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ .

- Chế độ gió : trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 , các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam .

- Chế độ mưa : lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm .

b/  - Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải :

+ Khai thác hợp lý thuỷ hải sản .
+ Hạn chế tình trạng tràn dầu .
+ Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển…

Câu 15 :

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện .

Câu 16 :

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì :

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

24 tháng 7 2018

Diện tích, giới hạn

- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông (có diện tích khoảng 1 triệu km2). Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

- Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3447000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.