K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2017

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

5 tháng 6 2017

- Trong giai đoạn 1990 - 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

5 tháng 6 2017

Em tự làm nhé cô!

Trả lời:

- Tỉ trọng cây lương thực giảm đi (từ 67,1% xuống 60,8%)

- Tỉ trọng cây công nghiệm tăng (từ 13,5% lên đến 22,7%)

- Tỉ trong cây ăn quả, rau đậu và cây khác có sự giảm xuống nhỏ (19,4% xuống 16,5%)

=> Nói lên đất nước đang phát triển kinh tế theo lối cây công nghiệp, lương thực thì vừa đủ để ăn và xuất khẩu, còn cây ăn quả là chưa phát triển.

Mong dc 2 GP hihi

6 tháng 6 2018

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 9 2018

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).

1 tháng 3 2016

 -Cơ cấu cây trồng chia 3 nhóm:

          + Cây lương thực: lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn).

          + Cây công nghiệp: cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,…) và cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương,…).  

          + Cây ăn quả và cây khác.     

-Sự thay đổi cơ cấu cây trồng: cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng tỉ trọng về năng suất và diện tích (phá thế độc canh cây lúa)

 

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta :

- Về tỉ lệ lao động khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng

23 tháng 2 2017

- Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch phân theo khu vực kinh tế:
+Lao động trong ngành nông lâm thủy sản từ năm 1995-2007 giảm 17,3% còn 53,9%. Tuy nhiên lao động trong ngành này vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ tăng tỉ trọng ( dẫn chứng trong Alat)
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ thành phần nhà nước sang thành phần ngoài nhà nước (dẫn chứng)
- Lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị (dẫn chứng Alat)

19 tháng 12 2018


– Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)
– Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%
– Cây ăn quả giảm.
-> Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu…. và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

1. Cây lương thực
– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…
-> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

2. Cây công nghiệp
– Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
– Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…
– Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
– Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
– Bắc Trung Bộ: lạc…
– Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.
– Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…

3. Cây ăn quả
– Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
– Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
– Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo….

good luck <3

16 tháng 12 2018

Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt ở nước ta sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây lương thức và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói lên điều gì?

9 tháng 10 2021

Nhận xét

Năm 2002 so với năm 1990: 

- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng 1,4 lần.

- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 2065,1 nghìn ha, tăng hơn 1,3 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1492,6 nghìn ha, tăng hơn 2,2 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 1276,2 nghìn ha, tăng hơn 1,9 lần.

- Về tỉ trọng diện tích:

+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8%.

+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2%.

+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17%.

⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.