Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
a) Bài văn gồm 6 đoạn
Đoạn | Nội dung chính của từng đoạn |
1 | Giới thiệu chung về con tê tê. |
2 | Miêu tả bộ vẩy của con tê tê. |
3 | Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi. |
4 | Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất. |
5 | Nói về nhược điểm của tê tê. |
6 | Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê). |
b) Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.
c) - Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.
- Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Hằng ngày đến trường, em không thể thiếu người bạn, người thầy chứa chở tri thức- những quyển sách. Trong đó em ấn tượng nhất là quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập Hai.
Em là người yêu thích môn Văn thế nên việc đầu tiên mà em thường làm khi nhận được bộ sách giáo khoa là tìm quyển tiếng việt để ngắm nghía. Dấu ấn ban đầu của em với người bạn này chính là một bức tranh nhiều màu sắc nhưng không quá sặc sỡ mà rất tươi mát với màu xanh dương làm chủ đạo. Sách có kích thước chiều rộng là 17cm và chiều dài là 24cm, vừa vặn để học sinh cầm hay mang theo. Bìa được làm từ chất liệu giấy trơn, trên và dưới đều có những dòng giới thiệu nhỏ về đơn vị. Ngay giữa bìa là dòng chữ “Tiếng Việt” được viết in hoa màu xanh đậm đóng trong một đường viền màu trắng. Chếch xuống dưới là số 5 được tô màu hồng đậm. Và chếch xuống một chút nữa bên phải là “tập Hai” màu đen cũng được in hoa nhưng nhỏ hơn. Bức tranh ở ngoài bìa trung tâm là một nhóm bạn đang quây quần trên một đám cỏ nhìn ra xung quanh là ruộng đồng, nhà cửa, núi non và biển cả. Màu nâu của đất, màu đỏ của những mái nhà, màu xanh của cây cối, màu lam của núi, của biển, của nền trời, tất cả cộng hưởng làm nên cảnh sắc Việt Nam vô cùng tươi đẹp. Và nó càng trở nên sinh động hơn khi có nét vẽ của con người, những bà những mẹ đang cấy xuống thửa ruộng từng cây lúa, với bác nông dân dắt con trâu ra đồng cày bừa. Nhóm học sinh được vẽ rõ ràng chi tiết nhất cũng đến từ nhiều vùng miền khác nhau bởi còn có bạn mặc chiếc váy thổ cẩm rất sặc sỡ, nét mặt ai cũng vui tươi, hớn hở. Bìa sách đã tạo cho em rất nhiều nguồn cảm hứng để học tập. Bên trong mỏng hơn nhưng độ trắng vừa phải với mắt của chúng em. Tiêu đề bài học cho đến nội dung bài học được in với những kiểu cách màu sắc khác nhau để phân biệt nhưng đều rõ ràng và bắt mắt. Đặc biệt, bài học nào cũng có hình vẽ minh họa sinh động khiến tiết học càng trở nên hứng thú hơn.
Đây sẽ là người bạn theo chân em đến trường trong nửa năm học bởi vậy em luôn có ý thức giữ gìn và trân quý quyển sách này.
Bước vào năm học lớp 5, mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa và quyển sách luyện Toán và Tiếng Việt. Quyển sách mang nội dung của nhiều phân môn nhất chính là sách Tiếng Việt. Hai tuần trước Tết Nguyên đán, chúng em học đến sách Tiếng Việt tập hai.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng mười bảy xăng-ti-mét. Bìa sách được láng ni lon bóng, trong suốt.Quyển sách còn thơm mùi giấy mới. Từng hàng chữ của bài học in trên giấy tốt, màu trắng ngà. Mặt trước trang bìa in hàng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng kiểu chữ in hoa. Tên sách: Tiếng Việt 5, tập hai in liền kề bên dưới. Cuối trang sách in logo và tên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Hình vẽ ở trang bìa là một bức tranh với khoảng không gian bao la, màu sắc hài hoà, đẹp mắt. Hình in một nhóm học sinh ngồi trên bãi cỏ, bạn trai chỉ tay về đường chân trời. Xa xa, các bà, các chị đang cấy lúa, bác nông dân đang bừa trên ruộng. Bầu trời xanh trong. Phía chân trời, nơi tiếp giáp với mặt biển, thấp thoáng vài con thuyền ở ngoài khơi xa, trông thật bé nhỏ giữa mặt biển mênh mông. Từng đàn hải âu tung cánh trên bầu trời. Cảnh đẹp của đất nước được hoạ sĩ thu gọn trên bìa sách thật tài tình: những ngôi nhà lấp ló trong cây; núi xanh thẫm, sừng sững đón sóng và gió biển.... Cảnh đẹp ấy cũng là một phần nội dung của quyển sách mà chúng em sẽ được học. Mặt sau trang bìa dán tem chống in giả của Nhà xuất bản Giáo dục, góc cuối trang có giá tiền quyển sách.
Sách dày độ một xăng-ti-mét, gồm hơn 170 trang bao gồm cả mục lục sách. Sau trang bìa lót có ghi tên của những người tham gia soạn sách và tên sách là đến trang ghi các kí hiệu dùng trong sách, phần cuối trang in tên Ban Biên tập sách, là phần không thể thiếu của một quyển sách khi ấn hành và xuất bản.
Chương trình Tiếng Việt học kì II gồm mười bảy tuần, bắt đầu từ tuần mười chín và kết thúc ở tuần ba mươi lăm. Nội dung bài học được sắp xếp theo từng chủ điểm, bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trang đầu mỗi tuần có hình minh hoạ được in màu. Bài học bố trí trên từng trang sách rất khoa học, dễ đọc, dễ tra cứu. Tên phân môn, tựa bài được in to, rõ ràng. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Tất cả ghi nhớ của bài học đều được đóng khung màu nổi bật trên nền giấy trắng. Các tiết ôn tập giữa học kì và cuối học kì II được soạn công phu, súc tích, rõ ràng giúp chúng em dễ học, dễ nhớ bài. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Sau mỗi tiết học nghe cô giáo giảng bài, mọi điều ghi trong sách của tiết học đó in sâu vào tâm trí em. Em xem lại sách là thuộc ngay bài, nhất là sau khi làm xong phần luyện tập. Để chuẩn bị bài mới, em đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong sách. Như thế, đến lớp, nghe cô giảng bài, em hiểu bài tường tận hơn.
Sách của em được bao bìa dán nhãn cẩn thận. Em giữ gìn sách, không làm cong bìa, cong góc sách, không viết vẽ, ghi chú vào sách.Khi học, em lật giấy nhẹ nhàng, đóng và mở sách nhè nhẹ. Nhờ thế, sách của em luôn mới và sạch đẹp, nhìn rất thích.
Kiến thức vô tận của loài người đều được lưu giữ trong sách, trước hết là sách giáo khoa. Em rất quý sách, xem sách như người thầy thầm lặng cung cấp kiến thức cho em. Em giữ sách mới để cho em trai của em còn sử dụng và mẹ đỡ tốn tiền phải mua sách cho cả hai anh em.
Hướng dẫn giải:
Dàn ý:
a) Mở bài :
Giới thiệu chiếc áo đồng phục của em : Chiếc áo đó có từ bao giờ ? Đó là chiếc áo đồng phục của trường nào ?
b) Thân bài :
- Tả bao quát chiếc áo :
+ Áo có màu gì ?
+ Đó là áo sơ mi hay áo cộc tay (hoặc áo khoác) ?
+ Vải áo được may bằng chất liệu gì ?
- Tả chi tiết :
+ Hình dáng cổ áo trông như thế nào ?
+ Thân áo rộng rãi hay vừa vặn ?
+ Hàng cúc áo có đặc điểm gì ?
+ Tay áo trông ra sao ?
+ Huy hiệu trường nằm vị trí nào và có gì đẹp ?
c) Kết bài :
- Sau khi đi học về, ai sẽ giặt áo? Em gấp áo hoặc treo áo ở đâu ?
- Nêu tình cảm của em với chiếc áo : gắn bó, yêu thương và tự hào hơn về mái trường, …
Mở bài : Giới thiệu chiếc áo : chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp là chiếc áo sơ mi đã cũ, nó đã mặc được 2 năm
Thân bài :
- Tả bao quát : + Màu trắng muốt
+ vải pha ni lon
+ dáng rộng và thẳng , mặc rất vừa vặn
- Tả một số bộ phận :
+ chiếc cổ áo là cổ gấp trông rất gọn gàng
+ tay áo dài dùng để mặc mùa đông trong những ngày đến trường
+ tay áo hình tròn, màu trắng trong suốt, rất đẹp
Kết bài : Tình cảm của em với chiếc áo : Tuy nó đã cũ nhưng em vẫn rất thích mặc vì chiếc áo đã giúp em mặc hằng ngày đến trường.
a) Mở bài
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: Là áo gì? Cũ hay mới? Đã mặc bao lâu?
b) Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ,....)
+ Áo màu gì?
+ Chất vải là gì? Tác dụng như thế nào?
+ Dáng ra sao? Tay áo như thế nào? Mặc thấy thế nào?
Tả từng bộ phận (thân áo, khuy áo, nẹp, khuy áo ...)
+ Cổ như thế nào? Cứng hay mềm?
+ Áo có túi hay không? Tác dụng của túi thế nào? Túi đẹp hay xấu?
+ Hàng khuy màu gì và được khâu rất thế nào?
c) Kết bài:
Tình cảm của em với chiếc áo.
+ Em có thích hay không thích chiếc áo?
+ Em có cảm giác như thế nào khi mặc áo?
Mb: Giới thiệu chiếc áo đồng phục đó
Tb:
- Nó trong như thế nào ?(...)
- Kiểu dáng ra sao ?(...)
- Áo được may bằng chất liệu gì ?(...)
-Họa tiết của chiếc áo? ( áo có viền đen ở tay,...)
Kb:
- Bạn thấy chiếc áo như thế nào ? (...)
- Có thích nó không?(...)
....V...V....
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.
Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em
Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em
các bạn viết đoạn văn cho mình nhé
đừng viết thành bài văn
a,- Dáng người gầy ;
- Hai túi áo trễ xuống tận đùi ;
- Quần ngắn đến đầu gối
- Tóc hớt ngắn
- Đôi mắt sáng và xếch ;
b, - Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.
- Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.
c)-những diều thú vị của thiên nhiên như những người tí hon, vương quốc nấm