K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

+) Cấu tạo:

Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần :

  • 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T
  • 1 gốc đường ribolozo (C_{5}H_{12}O_5 ), ở ADN có gốc đường đêoxiribôz(C_{5}H_{10}O_4 )
  • 1 gốc axit photphoric (H_{3}PO_{4}).

+) Chức năng

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có

  • Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
  • Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Các codon mã hóa axit amin:
  • Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã

tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.

26 tháng 11 2021

tham khảo nhé

a)Khái niệm và các dạng đột biến gen. - Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit. - Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp (10-6 – 10-4).

 

26 tháng 11 2021

 

b):

+khái niệm  : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của NST

 +chủ yếu là do tác nhân ngoại cảnh hay trong tế bào. Có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học. Các thể mất đoạn, thêm đoạn làm thay đổi chất liệu di truyền, thường gây tác hại cho cơ thể, nhất là cơ thể người.

+Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiên hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST làm mất đi sự hài hòa này, gây ra các rối loạn trên cấu trúc NST nên thường gây hại cho sinh vật.

c)

21 tháng 1 2022

tham khảo:

k/niệm:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. + Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit.

 

Tham khảo:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. + Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit.

Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường; sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật; đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học; hạn chế kết hôn hoặc không sinh con với những người có nguy cơ mang gen gây bệnh tật di truyền.

23 tháng 2 2017
   
  ĐB gen ĐB cấu trúc NST ĐB số lượng NST
Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. Là những biến đổi trong cấu trúc NST. Là những biến đổi xảy ra ở một hoặc một số cặp nucl ê ô tit nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
Các dạng đột biến

- ĐB mất 1 cặp nuclêôtit

- ĐB thêm 1 cặp nuclêôtit

- ĐB thay thế 1 cặp nuclêôtit

- ĐB mất đoạn

- ĐB lặp đoạn

- ĐB đảo đoạn

- ĐB chuyển đoạn

- Thể dị bội (2n – 1; 2n + 1; 2n – 2)

- Thể đa bội (đa bội chẵn, đa bội lẻ)

4 tháng 1
Dưới đây là bảng so sánh giữa Đột biến gen và Đột biến cấu trúc NST trong di truyền học:Đặc điểmĐột biến genĐột biến cấu trúc NST
Khái niệmThay đổi trong nucleotit của DNA.Thay đổi trong cấu trúc NST không ảnh hưởng đến gen hoặc DNA.
Tác nhân gây raCác thay đổi genet học hoặc di truyền.Các yếu tố bên ngoài như tia X, tia gamma.
Tính chấtThay đổi trong DNA/gen/protein.Thay đổi trong cấu trúc NST, không liên quan trực tiếp đến gen.
Tính chất di truyềnDi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Không di truyền qua thế hệ, nhưng có thể có ảnh hưởng môi trường.
Cơ chếThay đổi gen hoặc protein.Thay đổi cấu trúc NST mà không ảnh hưởng đến gen hoặc protein.
Ví dụSickle-cell anemia, bệnh bản lề (hemophilia).Động đất, tác động của tia X, tia gamma.

Hy vọng bảng trên giúp bạn so sánh và hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa đột biến gen và đột biến cấu trúc NST trong di truyền học.

   

Thành phần hóa học: 

- ADN: C, H, O, N, P

- ARN: C, H, O, N, P

- Protein: C, H, O, N, P, S,... Cấu trúc: ADN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, T, G, X. - Gồm 2 mạch kép song song xoắn ngược chiều nhau. - Các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, các nu trên 2 mạch liên kết với với nhau bằng liên kết Hidro. ARN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, U, G, X - Gồm 1 mạch, các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, và có một số đoạn bổ sung cho nhau bằng liên kết Hidro. - Có 3 loại ARN: tARN, rARN và mARN. Protein: Nguyên tắc đa phân, - Đơn phân là các axit amin. - Có cấu trúc không gian đa dạng, tùy vào mỗi loại. - Có thể gồm nhiều chuỗi axit amin cấu tạo nên. Quá trình nhân đôi ADN:  Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. ... Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X. Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ. Quá trình tổng hợp ARN : Diễn biến: – Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn. – Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tác liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G. – Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin. + Nguyên tắc: Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu. Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X, và X với G. ->’ Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN Quá trình tổng hợp protein : Quá trình tổng hợp Protein diễn ra qua 2 giai đoạn: - Phiên mã (Tạo phân tử mARN) - Dịch mã (sinh tổng hợp Protein) + Khởi đầu: *Tiểu đơn vị bé của Riboxom bám vào mARN ở vị trí mở đầu *Phức hệ tARN-aa mở đầu gắn với mARN ở vị trí khởi đầu *Tiểu đơn vị lớn gắn với tiểu đơn vị bé của Riboxom tạo Riboxom hoàn chỉnh + Kéo dài: *Riboxom dịch chuyển 1 bộ ba trên mARN *Phức hệ tARN-aa1 gắn vào mARN theo nguyên tắc bổ sung * Tạo liên kết giữa aa mở đầu với aa1 ...Riboxom tiếp tục dịch chuyển + Kết thúc: Riboxom dịch chuyển đến vị trí bộ ba cuối cùng trên mARN, tách khỏi mARN. Chuỗi Polypeptit hoàn thiện Tách aa mở đầu khỏi chuỗi Polypeptit để tạo Chuỗi Polypeptit hoàn chỉnh Chuỗi Polypeptit biến đổi cấu trúc không gian tạo phân tử Protein mang hoạt tính sinh học

24 tháng 10 2018

NP/. Kì trung gian:
- Trung thể tách đôi mỗi nửa tiến về 1 cực của tế bào.
- Xảy ra quá trình nhân đôi AND, làm 2n NST đơn → 2n NST kép.
Kì trước:
- 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần dần biến mất, thoi vô sắc phân hóa rõ đầu cực tế bào.
Kì giữa:
- 2n NST tiếp tục đóng xoắn đạt đến mức tối đa ở cuối kì, lúc này quân sát NST rõ nhất, có dạng đặc trưng cho loài.
- Sau đó 2n NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Kì sau:
- Mỗi NST kép trong bộ 2n đều tách thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 2 cực tế bào.
- Sau đó các NST bắt đầu tháo xoắn.
Kì cuối:
- Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến mức tối đa ở cuối kì.
- Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiên trở lại.
- Ở tb Động vật: màng tế bào mẹ co lại chia tb thành 2 tb con; ở tb Thực vật: giữa tb mẹ hình thành 1 vách ngăn chia tb thành 2 tb con.

GP/

Giảm phân I:

  • Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
  • Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.

=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.

Giảm phân II:

  • Kì đầu II: NST co xoắn.
  • Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
  • Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.

=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.