Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.
+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…
+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.
+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…
+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.
- Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây là khoảng 30oC, ở cây cà chua khoảng 35oC, ở cây dưa chuột khoảng 38oC.
- Nhiệt độ môi trường trung bình mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật là khoảng 25oC - 35oC.
- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu
Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.
Ở bước này, em phải:
+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm
+ Lập phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập
Bước 4: Phân tích kết quả
+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…
+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo
Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:
+ Tên báo cáo
+ Tên người thực hiện
+ Mục đích
+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
+ Kết quả và thảo luận
+ Kết luận
\(\text{#ID07 Grey.DN}\)
Câu 1:
- Các loài cây có lá bị biến đổi như cây xương rồng, bộ phận thực hiện quá trình quang hợp cho cây là các bộ phận như thân, cành có chứa chất diệp lục sẽ thực hiện quá trình quang hợp cho cây.
Câu 2 - câu này là câu thực hành nên bạn có thể xem trong sgk nha :v
Câu 3:
- Trên thực tế, nhu cầu về lượng ánh sáng của từng loại cây khác nhau. Có những loại cây cần ánh sáng mạnh thì cần được ở ngoài môi trường nhận nhiều ánh sáng, cũng có loại cây không có nhu cầu về lượng ánh sáng. Những loại cây được trồng ở trong nhà thường là những loại cây ưa bóng tối, vì vậy chúng không có nhu cầu về ánh sáng để thực hiện các quá trình trao đổi.
- Khi trồng cây ở trong phòng khách, cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 khiến phòng khách sẽ trở nên thông thoáng, thoải mái hơn.
- Một số tác dụng của việc trồng cây trong phòng khách:
+) Lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại và chất bức xạ từ các thiết bị điện tử,...
Câu 4:
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào:
`+)` Nước
`+)` Nồng độ Oxygen
`+)` Nồng độ Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ
Câu 5:
- Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp:
`+)` Ánh sáng
`+)` Nước
`+)` Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ.
- Cây có lá tiêu biến như cây xương rồng thì vẫn có thể quang hợp được.
- Giải thích: Ở những cây này, thân hoặc cành sẽ có lục lạp (biểu hiện là thân hoặc cành có màu xanh) nên thân hoặc cành sẽ thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.
Củ khoai tây có thể phát triển thành cây con, mầm cây con có thể tiếp tục lấy chất dinh dưỡng từ các phần củ bị cắt lát.