Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngươi ở đây là đại từ mang sắc thái:thể hiện sự tôn kính,kính trọng Bác Hồ
Đặt câu:
Người đã mang đến cho ta một cuộc sống đẹp
Sắc thái:chỉ trời đất cảm ơn trời đất đã cho ta một cuộc sống tươi đẹp
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"..
theo em, hình ảnh ngọn gió trong câu " mẹ là ngọn gió của con suốt đời " đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời, như là mẹ đã luôn làm việc cực ngọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ hay hơn
Tham khảo :
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
#Hoctot
Link : Viết đoạn văn có độ dài (từ 8-10 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Ngắm trăng”- HỒ CHÍ MINH, trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn.
-dấu gạch ngang 1 , 2: đánh dấu lời nói trực tiếp của 1 nhân vật
dấu gạch ngang 3 : đánh dấu bộ phận giải thích
dấu gạch ngang 4 : TD như dấu gạch ngang 1 và 2
-Đọc đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngôi nhà của Bác- nơi Bác được sinh ra và đã trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác thật đơn sơ và giản dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam. Mái tranh nghiêng nghiêng trải bao mùa mưa nắng, chiếc giường tre, chiếc võng gai thật mộc mạc đơn sơ. Sống trongngôi nhà bình dị đó, Bác đã được ấp ủ, che chở, vỗ về bởi tình cảm yêu thương của gia đình (võng gai ru mát những trưa nắng hè) và có lẽ cũng chính nơi đó đã khởi nguồn cho những chí hướng lớn lao, vĩ đại sau này của Bác
“Như thường lệ, vào một ngày đẹp trời, tôi ăn trưa xong lên giường đi ngủ. Trong giấc mơ, tôi thấy một căn nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, được dựng khá đơn giản tại Phủ Chủ tịch. Xung quanh ngôi nhà, một rừng hoa bát ngát. Các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm.
Lúc đó, Bác Hồ bước ra từ căn nhà. Bác mặc chiếc áo kaki, đi đôi dép cao su đã sờn cũ, cầm bình chăm sóc cho các loài hoa trồng trong vườn. Dù rất bận việc nước, nhưng trong những lúc thế này, niềm vui khiến Bác như trẻ lại vài tuổi. Vừa nhìn thấy tôi, với giọng ân cần, dịu dàng, Bác nói:
- Mời cháu vào nhà! À mà cháu tên là gì?
Tôi giới thiệu liền một mạch. Nghe xong Bác trìu mến:
- Cháu à! Bác rất yêu quý thiếu nhi. Cháu còn sung sướng hơn nhiều…
Nghe Bác nói vậy, tôi đâm tò mò. Tôi không hiểu ý Bác là gì?
Bác Hồ - một con người rất vĩ đại. Bác từ tốn, giọng nói chậm rãi, khúc triết:
- Bác cháu ta còn sung sướng hơn nhiều đồng bào miền Nam khổ cực, đói nghèo. Đế quốc Mỹ đã phá hoại nền độc lập của nước nhà. Vì vậy, các cháu cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi để tiếp bước cha anh, gây dựng một ngày mai tươi sáng.
Tôi thấm thía những lời Bác răn dạy. Bữa cơm của Bác cũng rất giản dị, chỉ có cà dầm tương, khúc cá, ít canh rau muống. Bác đã hy sinh cả đời vì dân, vì nước. Là Chủ tịch nước, vị lãnh tụ kính yêu luôn yêu quý, lo nghĩ đến đồng bào. Khi tôi rời khỏi nhà Bác cũng là lúc tiếng trống vang lên, kết thúc giờ nghỉ trưa.
“Thì ra là mơ” – tôi choàng tỉnh dậy. Tuy chỉ là giấc mơ nhưng qua đó tôi đã thấu hiểu lòng biết ơn và kính trọng của mọi người đối với Bác. Bác đã đi xa, nhưng hình ảnh vẫn luôn in đậm trong trái tim mỗi người dân nước Việt:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Hình ảnh Bác Hồ thật thiêng liêng, cao cả. Người đã ngày đêm thầm lặng hi sinh bản thân vì đất nước, Tổ quốc. Người đã thức suốt đêm ngồi trầm lặng, đăm chiêu, thổn thức...... trong lúc tất cả mọi người đều chìm vào giấc ngủ. Bác lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng, không có đủ vật dụng, phải dùng lá cây làm chiếu, manh áo mỏng manh, đơn sơ dùng làm chăn,... làm sao mà khỏi ướt? Chắc họ lạnh lắm? Nghĩ thế, Người ko thể ngủ ngon giấc..... Hình tượng Bác- một người cha, người mẹ chăm sóc tận tình cho con cái, lo lắng từng chút một, thật giàu lòng nhân ái. Bác xem những người chiến sĩ như những người con, đốt lửa, dém chăn nhẹ nhàng để họ ko bị lạnh, ko bị giật mk tỉnh giấc. Bác đã thắp sáng ngọn lửa của yêu thương, của sự trân trọng, ru ngủ hàng ngàn người bằng hơi ấm hồng ngọt của mk. Người lính nào cũng đc Bác chăm lo, săn sóc như tình yêu thương của 1 người mẹ dành cho những đứa con thơ. Chính tình yêu thương cao cả ấy đã làm cho bao người hạnh phúc, sung sướng.
Bác đã khơi dậy tình yêu thương, yêu đồng đội, yêu quê hương đất nước cho bao thế hệ với niềm tin mãnh liệt cho ngày mai tươi sáng.
hok tốt.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
+ Hình ảnh so sánh:
Những ngôi sao được so sánh với mẹ
-> Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ được so sánh với ngọn gió của con
-> Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Trong những ngày đau thương nhất của đất nước (2-9-1969) khi: “Bác đã lên đường, theo tổ tiên/ Mác – Lênin, thế giới Người Hiền” (Tố Hữu: “Bác ơi!”), đã xuất hiện những bài thơ nóng hổi thời sự và sâu nặng tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó là những thi phẩm vượt qua được sự thử thách của thời gian.
Trong số đó, bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như để lại một ấn tượng sâu sắc, đậm đà về tình cảm của những chiến sỹ Cảnh vệ trong một lễ tang lớn có nhiệm vụ bảo vệ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gọi họ là những tiêu binh cũng đúng. Gọi họ là những chiến sỹ Cảnh vệ cũng đúng. Gọi họ là những người thầm lặng làm nhiệm vụ vinh dự nhất, càng đúng. Ai đã từng đặt chân đến đất nước Liên Xô (trước đây), đã dừng chân ở thủ đô Moskva, đã từng chiêm ngưỡng Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, thì sẽ có cái cảm xúc tương tự khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Hà Nội.
Đó là những không gian lí tưởng bởi sự yên tĩnh tuyệt đối, bởi sự phối cảnh tuyệt vời giữa tự nhiên và nhân tạo. Và hơn hết là nơi tập trung trí tuệ và tình cảm của cả một dân tộc khúc xạ qua lãnh tụ anh minh của mình. Đó là trung tâm văn hóa tâm linh. Đó là nơi lịch sử ngưng đọng.
Bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như mở đầu bằng chính câu thơ của Người viết “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (trong bài “Tin thắng trận”, 1948). Ngày Bác Hồ ra đi vĩnh viễn, đó là một sự thật. Nhưng nhà thơ trong vai một chiến sỹ Cảnh vệ thì lại thấy dường như “Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi”. Cái cảm giác này là có thật khi nhà thơ Việt Phương cũng viết: “Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi” (“Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”).
Trong không gian Hội trường Ba Đình lịch sử ngày ấy, hàng triệu người Việt Nam còn lưu giữ trong ký ức: Bác Hồ nằm đó, yên nghỉ giấc ngàn thu sau 79 mùa xuân sống và cống hiến toàn bộ sức lực, tình cảm và trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhà thơ trong vai một người chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được tiếp cận bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã như cố gắng nói thật nhỏ với mọi người: “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa/ Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu/ Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu/ Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ”.
Ngày ấy hàng vạn người đi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình lịch sử. Trong không khí đau thương và trang nghiêm, kính cẩn ấy, người chiến sỹ Cảnh vệ gánh vác một nhiệm vụ vô cùng quan trọng – giữ trật tự, bình yên cho cuộc lễ tang tiễn đưa một người con vĩ đại nhất của dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng.
Không hẳn là mệnh lệnh phát ra từ các phương tiện kỹ thuật, mà là mệnh lệnh của trái tim: “Hỡi ai đó không được rời đội ngũ/ Theo hàng hai đi lặng lẽ tiến dần/ Đừng khóc òa, hãy rón rén bàn chân/ Bước nhẹ nữa, Bác Hồ vừa chợp mắt”.
Trong không gian tuyệt đối yên tĩnh và linh thiêng đó đã có nhiều nước mắt tiễn đưa (như nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” trong bài thơ “Bác ơi!”), đã có những tiếng khóc được kìm nén.
Nhà thơ trong vai người chiến sỹ Cảnh vệ đã trước hết biết tiết chế tình cảm của mình để thi hành nhiệm vụ. Anh chia sẻ trong đau đớn khôn nguôi: “Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố/ Đừng để cho tiếng nấc động tai Người/ Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi”.
Nhưng không phải vì cần tập trung ý chí làm nhiệm vụ thiêng liêng được giao mà người chiến sỹ Cảnh vệ không kịp nhận ra vẻ đẹp của Người. Ngay lúc này đây anh vẫn cảm nhận được: “Bác nằm đó bộ kaki Bác mặc/ Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm/ Nếu ta đoán không lầm, Bác vừa mới đi thăm/ Một xóm thợ, xem nơi ăn, chốn nghỉ/ Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ/ Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn/ Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn/ Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ”.
Cái điệp khúc “Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi” đã biến bài thơ không phải là tiếng khóc đau đớn tiễn đưa một Con Người viết hoa về cõi vĩnh hằng, mà thành lời tâm sự chân tình, chân thành nhất của một người con với Người Cha như là đang yên lặng nghĩ suy trong tư thế – hóa thân vào đất trời.
Có nghẹn ngào đau đớn đi chăng nữa thì nước mắt cũng không làm mờ được hình ảnh Bác Hồ trong tâm khảm người chiến sỹ Cảnh vệ: “Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm/ Mái tóc bạc lẫn với màu gối trắng/ Râu Bác thưa cũng bạc trắng một màu/ Ta muốn làm đứa con nhỏ vuốt chòm râu/ Từng sợi bạc dãi dầu, sương, nắng, gió/ Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ/ Người quên Người, dành hết thảy cho ta”.
Đau thương là có thật và vô hạn, nhưng đau thương không làm người sống nhụt chí khí. Trái lại đau thương cho ta thêm sức mạnh khi thấm thía rằng Bác Hồ luôn luôn bên cạnh chúng ta “Hỡi ai đó xiết chặt thêm đội ngũ/ Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười/ Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi/ Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống/ Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hi vọng/ Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời/ Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người/ Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn”.
Sinh thời Bác Hồ canh cánh một nỗi niềm mênh mang có được cơ hội vào thăm đồng bào miền Nam – Thành đồng Tổ quốc – đi trước về sau, đang ngày đêm gian khổ đánh giặc cứu nước. Bác Hồ đã mỗi sáng cùng những chiến sỹ Cảnh vệ tập võ thuật để nâng cao sức khỏe. Đã có bức ảnh đẹp về những thế võ điêu luyện được Bác Hồ thể hiện.
Nhà thơ Việt Phương trong bài thơ “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương” đã viết: “Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam/ Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới”. Vì thế mà “Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng/ Cái gạt tàn thuốc lá đã hàng năm thôi không nóng trên bàn/ Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng”.
Trở lại bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như. Sẽ có người đặt câu hỏi, đó có phải là bài thơ được viết trực tiếp từ tấm lòng và tâm tình của một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được trực tiếp bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ tang Người?
Như đã nói ở trên, đây là bài thơ của nhà thơ Hải Như. Nhà thơ hòa vào nỗi đau thương lớn của Nhân Dân ngày lãnh tụ ra đi. Nhà thơ “ướm mình” vào vai một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được làm tiêu binh trong ngày Quốc tang.
Nhà thơ cất tiếng nói của không chỉ riêng cá nhân mình mà là tiếng nói của Nhân Dân trước sự hóa thân vào đất trời của một Con Người viết hoa vĩ đại “Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ/ Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa/ Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta/ Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến/ Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến/ Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người/ Bác yêu trăng như yêu một con người/ Trong thơ Bác trăng với hoa là bạn/ Giao thừa tới, từ nay đâu tiếng Bác/ Chúc đồng bào chiến sỹ giọng ngân vang/Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian/ Nghìn thế hệ mai sau còn ấp ủ”.
Không ai thay đổi được lịch sử. Lịch sử đã ghi: Ngày 2-9-1969 một Con Người vĩ đại đã ra đi như trong bài thơ “Gởi lòng con đến cùng Cha” của nhà thơ Thu Bồn đã viết: “Có Người thợ dựng Thành đồng/ Đã yên nghỉ tận sông Hồng mẹ ơi!/ Con đi dưới một vòm trời/ Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin/ Đã ngừng đập một trái tim/ Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng/ Niềm đau vô tận thời gian/ Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi”.
Nhà thơ Hải Như trong bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” đã mượn lời người chiến sỹ Cảnh vệ cất lên lời vĩnh quyết “Xin Bác ngủ giữa lòng đời lưu luyến/ Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời/ Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…”. Cho đến tận hôm nay sau 47 năm ngày Người ra đi mãi mãi, toàn thể Nhân Dân vẫn chỉ nghĩ rằng “Nay Bác ngủ, chúng ta canh Bác ngủ”. Càng kính yêu lãnh tụ, càng cần phấn đấu theo Di chúc của Người, chúng ta càng “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (Tố Hữu).
+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" --> Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người
+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng"
- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác.
- "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người
+ ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác.
+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất --> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi.
* Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và về của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ