K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2017

Đối với những người cầm bút thì trong chặng đường sáng tạo gian khổ và vinh quang của mình , mỗi đứa con tinh thần của họ ra đời đều chính là một thành tựu nghệ thuật mang đầy tâm huyết . Tác phẩm là nơi được lựa chọn để người nghệ sỹ thực hiện sứ mệnh gửi bức thông điệp mà mình ấp ủ đến với cuộc đời . Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Thi , trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” đã khẳng định“ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng ” . Chỉ cần tìm hiểu một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu là bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để minh họa chúng ta cũng sẽ thấy rõ điều này .
Trước hết cần phải thấy rằng nhận định nói trên của Nguyễn Đình Thi là hết sức xác đáng .Với việc sử dụng điệp ngữ vừa là trong hai vế câu của nhận định này ông đã cô đúc được những giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong một cách nói rất ấn tượng . Đó thực sự là một am hiểu sâu sắc , uyên bác của một con người đã có bề dày lăn lộn với sự nghiệp sáng tác cũng như lý luận , phê bình và nghiên cứu văn học . Ông đã nâng tầm cho chúng ta cách cảm thụ , đánh giá tác phẩm có thêm chiều sâu của tư duy lý luận .
Sở dĩ ông nói Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , bởi vì đó là đứa con tinh thần của nhà văn , là nơi nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu sắc nhất , những cảm xúc , khát vọng chân thành , mãnh liệt nhất về con người và cuộc đời . Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình sáng tạo . Chúng ta hãy đặc biệt chú ý chữ dùng kết tinh trong cách nói của Nguyễn Đình Thi . Rằng tác phẩm văn chương không thể là một sản phẩm hời hợt , nhạt nhẽo của tâm hồn mà phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành , mãnh liệt . Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật . Đó là những nhãn quan đặc biệt vốn dĩ là tiềm năng thiên bẩm của người cầm bút . Tuy nhiên , điều này chỉ áp dụng đối với những nhà văn , nhà thơ đích thực với những tác phẩm chân chính đã được khẳng định giá trị thông qua sự sàng lọc kỹ lưỡng của thời gian . Đối với những tác phẩm chỉ chạy theo thói xun xoe , nịnh bợ hay lòe bịp mị dân hoặc là vì những dục vọng tầm thường thì không được tính đến ở đây .
Cái sự kết tinh của tâm hồn ấy cũng lắm gian nan chứ không phải là một trò đùa của cảm xúc . Anh có đến với cuộc sống bằng một cái nhìn chăm chú với tất cả sự nâng niu , trân trọng thì đến lượt mình cuộc sống mới có thể ban tặng cho anh cái nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo . Chính Hữu là một nhà thơ quân đội . Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với mảng đề tài chiến tranh và người lính . Tuy vậy , trong buổi đầu viết về họ nhà thơ đâu đã ngay lập tức có được thành công . Trong bài thơ “ Ngày về ” được ông viết năm 1946 , vẫn còn đó những câu thơ kiểu như “ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm – Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa ” . Nghe qua thì thật hào hùng lẫm liệt nhưng ngẫm kỹ thì đó đâu phải là hình ảnh chân thực của người lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và thiếu thốn lúc bấy giờ . Những giày vạn dặm , bụi trường chinh hay áo hào hoa có một cái gì đó thật khiên cưỡng , giống như hình ảnh của một thời đại hiệp sĩ đã lùi xa trong quá khứ . Phải đợi đến khi Chính Hữu trở thành người lính của trung đoàn Thủ đô anh hùng , được sống thực sự cuộc sống của người lính thì lúc bấy giờ thơ của ông viết về họ mới trở nên mộc mạc và chân thực . Hình ảnh “ Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá – Miệng cười buốt giá – Chân không giày ” mới chính là bức chân dung sống động nhất của người lính lúc bấy giờ .
Xin lấy thêm một ví dụ khác . Nhà thơ Hoàng Cầm đã viết bài thơ “ Bên kia sông Đuống ” trong hoàn cảnh nào ? Nếu không phải là đang ở bên này bờ sông , nghe tin bên kia sông Đuống quê hương Kinh Bắc của ông đang bị giặc bắn phá tơi bời , Hoàng Cầm đã thức trắng đêm viết liền một mạch bài thơ nổi tiếng này . Đó là những dẫn chứng hùng hồn khẳng định rằng những tác phẩm văn học thực sự có giá trị bao giờ cũng đến từ những nỗi xúc động vô cùng sâu sắc , mãnh liệt và đúng là đã kết tinh của tâm hồn người sáng tác . Mảnh đất sống của tác phẩm chính là những rung động chân thành của nhà văn bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời .
Tuy nhiên , đó chỉ mới là một nửa của vấn đề , nhà văn Nguyễn Đình Thi trong nhận định của mình còn nói tác phẩm văn học vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng. Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm . Khi nhà văn nung nấu , chưng cất được một điều gì đó thật lớn lao , mới mẻ từ cuộc sống anh ta sẽ gọt đẽo một cách công phu để biến nó thành một ý nghĩa nhân văn và gửi vào tác phẩm , từ tác phẩm mang đến với cuộc đời . Cái chặng hành trình ấy là một vòng quay hoàn hảo của sáng tạo và tái tạo . Cái đời sống trong tác phẩm tất nhiên là bắt nguồn từ đời sống của thế giới hiện thực . Tuy nhiên , nếu như cái đẹp trong cuộc sống chỉ mới là hình ảnh của một viên ngọc thô thì nhà văn khi đưa vào tác phẩm đã mài giũa , gọt đẽo để sao cho nó có thể trở thành một viên ngọc toàn bích . Chính nhờ cái quyền năng vô tận ấy của sáng tạo từ ngòi bút của nhà văn cho nên cái đẹp trong tác phẩm mới luôn trở thành một nguồn hấp dẫn rất lớn . Chúng ta , phàm là người Việt Nam , có ai mà không cảm thấy rất đỗi thân thuộc với những lũy tre làng . Nhưng , đã có ai trong chúng ta cảm nhận thấy những cây tre bình dị kia cất lên được những giai điệu của cuộc sống ? Vậy mà khi đọc những câu thơ này của Nguyễn Duy “ Lưng trần phơi nắng , phơi sương – Có manh áo cộc tre nhường cho con ” thử hỏi có ai có thể cầm được lòng mình ? ... Chính Bielinnki cũng đã từng nói rằng : “ Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu họ chỉ do ở mình và miêu tả mình – dù đó là miêu tả những nỗi đau hay niềm hạnh phúc . Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào , sở dĩ họ vĩ đại là vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ hoẳng sâu thẳm của lịch sử xã hội , bởi vì họ là khí quan của xã hội , của thời đại và của nhân loại ”. Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là cây chìa khóa tạo nên sự đánh động , thức tỉnh những sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc .
Cần phải nói thêm trong nhận định của Nguyễn Đình Thi , ông đã chú trọng tới cái gọi là sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng . Điều đó khẳng định những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống . Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực và chính họ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình mà hướng tới cái cách sống đẹp hơn . Tác phẩm văn học cũng như một cách nói khác của Nguyễn Đình Thi trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” rằng không chỉ trỏ cho ta con đường đi mà chỉ vào bên trong đốt lửa lên trong lòng chúng ta khiến chúng ta có sự tiếp cận với cuộc đời một cách tích cực hơn .
Đối với hoàn cảnh của nhà thơ Thanh Hải khi làm bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” thì đó là một trường hợp rất đặc biệt khiến chúng ta vô cùng xúc động . Không thể ngờ rằng trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh mà ông vẫn có thể làm nên một dòng cảm xúc trữ tình trong sáng , tin yêu phơi phới một tinh thần lạc quan và nổi bật một khát vọng hòa nhập , cống hiến đẹp đẽ đến là vậy . Bài thơ trước hết là sự kết tinh , chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải với cách nói nhỏ nhẹ , khiêm nhường nhưng có sức lay động , làm xao xuyến lòng người . Để rồi , từ những cảm xúc trong sáng ấy của mình tiếng lòng của ông đã tạo nên những dư ba trong tâm hồn hàng triệu triệu độc giả mọi thời đại .
Mở đầu bài thơ này , khi viết về cái đẹp của mùa xuân , nhà thơ không đi trên những lối mòn quen thuộc đã trở nên sáo rỗng với những chim én liệng , hoa Mai , hoa Đào chúm chím nở hay mưa bụi rơi rơi ... Nhà thơ đã chăm chú quan sát , chăm chú lắng nghe để rồi phát hiện , nâng niu trân trọng những cái đẹp thật đơn sơ , bình dị để đưa vào những vần thơ của mình . Đó dù chỉ là một bông hoa lục bình tím biếc mọc giữa dòng sông xanh hay chỉ là âm vang trong trẻo của một tiếng chim chiền chiện nhưng bức tranh mùa xuân mà nhà thơ mang lại vẫn có đủ sức làm lay động lòng người . Cái đẹp đó rõ ràng là đã kết tinh từ một tâm hồn dung dị , luôn luôn tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời .
Nằm trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn thể hiện được mối giao hòa rất đẹp giữa tâm hồn mình với cuộc đời chung . Ông vẫn cảm nhận được ngoài kia là không khí thời đại , là tinh thần cách mạng đang vô cùng hối hả khẩn trương với lộc giắt đầy quanh lưng trên vành lá ngụy trang của người ra trận và lộc cũng đang trải dài trên nương mạ của người ra đồng . Cả dân tộc đang rất phấn khởi , tin tưởng trên con đường hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước dựng xây cuộc đời mới . Nhà thơ vì thế đã cảm nhận được đất nước như vì sao – cứ đi lên phía trước với một niềm tin vô cùng tươi sáng .
Từ cái đẹp của mùa xuân đất trời tạo vật cũng như từ cái đẹp của mùa xuân cuộc đời , mùa xuân thời đại như thế nhà thơ đã cảm thấy trỗi dậy trong lòng mình biết bao thôi thúc , giục giã . Ông chân thành tha thiết bày tỏ ước nguyện được đóng góp một chút tôi nhỏ bé của mình trước cái chung đang bừng bừng khí thế ấy . Đó là một niềm khao khát đẹp đẽ được nhà thơ phô ra tận đáy lòng mình . Ông muốn làm một con chim hót để hòa vào muôn ngàn tiếng chim của cuộc đời , muốn làm một nhành hoa nở để hòa vào cái vườn hoa trăm hồng ngàn tía của đất nước và muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp mình vào trong bản hòa ca rộng ràng của thời đại. Những ước nguyện ấy đều khiêm nhường , bình dị nhưng đều giống như những ngọn lửa của niềm say mê cháy sáng đến hết mình . Cái mùa xuân nho nhỏ đáng yêu trong sự sống của nhà thơ được ông thành tâm dâng cho cuộc đời bằng tất cả sự tin yêu và tự nguyện . Dù đó là lúc tuổi hai mươi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết hay dù đó là khi tóc bạc tuổi già bóng xế . Trái tim nhỏ bé trong lồng ngực nhà thơ còn đập thì vẫn còn đó cái khát vọng lớn lao được cống hiến những gì tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời .
Bài thơ đặt ra một vấn đề trang trọng về lý tưởng sống nhưng Thanh Hải đã không hề hô hào mang tính khẩu hiệu . Ông đã chứng tỏ nó bằng một hiện thực rất cảm động của chính cuộc đời mình . Bằng chứng là trong những tháng ngày vật lộn với tử sinh trên giường bệnh nhưng ông đã không hề buông xuôi , bỏ cuộc . Trái lại , ông đã tận dụng chút ít thời gian còn lại của cuộc đời để làm nên khúc ca “ Mùa xuân nho nhỏ” . Đó thực sự là một đóng góp đầy hữu ích mà chúng ta phải ghi nhận. Bài thơ giản dị như tiếng lòng của Thanh Hải và cũng chính là món quà đẹp đẽ mà ông gửi lại cho đời trước lúc đi xa .Nổ lực phi thường ấy của nhà thơ càng cho thấy rằng nếu không để cho tâm hồn của mình gắn bó thiết tha với cuộc đời thì làm sao ông có thể làm nên một khúc ca đầy những vẻ đẹp trong sáng tin yêu như thế trong một hoàn cảnh đặc biệt của mình .
Từ mùa xuân nho nhỏ của mình , Thanh Hải đã truyền vào trái tim độc giả một nhiệt huyết thật sự say mê của cuộc sống . Không phải là những bài học luân lý khô cứng mang tính giáo điều sách vở mà nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một tiếng nói của tâm hồn . Chổ giao nhau giữa tác phẩm với độc giả chính là những tri âm , tri kỉ , những đồng điệu của cảm xúc . Chính vì lẽ đó mà nó có sức mạnh hơn bất kỳ một bài thuyết giảng nào . Từ những hình ảnh dòng sông xanh , bông hoa tím , tiếng chim chiền chiện mà nhà thơ đã liệt kê rất chọn lọc ở phần đầu của bài thơ như càng khiến chúng ta biết nâng niu , trân trọng hơn những cái đẹp đơn sơ trong cuộc sống của mình . Đó cũng giống như cái hình ảnh của một bãi bồi bên kia sông Hồng đã trở thành một niềm thao thức thiết tha , cháy bỏng của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến Quê ” của nhà văn Nguyễn Minh Châu hay cũng giống như tiếng gà cục tác , ổ trướng hồng tuổi thơ trong bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của nhà thơ Xuân Quỳnh . Những hình ảnh cuộc đời mộc mạc ấy nếu ta biết trân trọng , yêu thương gắn bó thì đó sẽ mãi mãi là những mảnh tâm hồn đẹp đẽ và sẽ cùng ta đi suốt cuộc đời .
Từ hình ảnh của mùa xuân đất nước , mùa xuân thời đại với những chồi tơ , lộc biếc trên vành lá ngụy trang của người ra trận cũng như trên nương mạ của người ra đồng được Thanh Hải nói đến trong bài thơ đã đốt lửa lên trong lòng chúng ta tình yêu và niềm tin vào con đường đi tươi sáng trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc . Nó khiến chúng ta càng thêm gắn bó hơn với chính cuộc đời này .
Nhưng có lẽ bức thông điệp đáng chú ý nhất trong “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là quan điểm sống cống hiến vô cùng cao đẹp của nhà thơ . Điều này đã tạo nên những tác động hết sức tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta . Sẽ không quá khi nói rằng những lời thơ mở lòng kia của một một nhà thơ trước lúc đi xa đã soi tỏ cho chúng ta một cách nhập thế khi đang băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời . “ Mùa xuân nho nhỏ” vì thế đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả . Tiếng lòng của Thanh Hải đã trở thành tiếng hát của muôn nhà , tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp . Cái tôi riêng của người nghệ sỹ rất chân thành , thiết tha ấy đã hòa vào cái ta chung của cuộc đời làm thức dậy trong mỗi con người mà đặc biệt là những con người trẻ tuổi ý thức về một lẽ sống đẹp . Rằng , không có gì đáng trân trọng hơn của một đời người khi chúng ta biết thành tâm cống hiến những gì đẹp nhất của chính bản thân cho dân tộc , cho đất nước , cho thời đại .
Văn học chính là một bờ bến vô cùng của nghệ thuật ngôn từ . Nghệ sỹ chính là người khơi nguồn cho những sáng tạo đó . Đến lượt mình độc giả vừa là người tiếp nhận lại vừa là người đồng sáng tạo . Chổ giao thoa kỳ diệu ấy giữa tác phẩm với thế giới bạn đọc đã khiến cho dù trải qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể , bao nhiêu biến thiên thay đổi của cuộc đời nhưng những áng văn lạ , những vần thơ hay vẫn luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt . Ta đến với tác phẩm văn học như là để soi mình trong tấm gương lớn của cuộc đời để từng bước hoàn thiện mình hơn .

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?

(Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;)

Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống "khác loài người", không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng ? Chẳng có nhà tù nào lại "nhân đạo" đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.

Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa..., hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù - thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chĩ âm thầm, lặng lẽ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.

Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.

Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia).

26 tháng 7 2021

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?

(Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;)

Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống "khác loài người", không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng ? Chẳng có nhà tù nào lại "nhân đạo" đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.

Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa..., hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù - thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chĩ âm thầm, lặng lẽ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.

Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.

Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia).

23 tháng 3 2019

Đối với những người cầm bút thì trong chặng đường sáng tạo gian khổ và vinh quang của mình , mỗi đứa con tinh thần của họ ra đời đều chính là một thành tựu nghệ thuật mang đầy tâm huyết . Tác phẩm là nơi được lựa chọn để người nghệ sỹ thực hiện sứ mệnh gửi bức thông điệp mà mình ấp ủ đến với cuộc đời . Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Thi , trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” đã khẳng định“ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng ” . Chỉ cần tìm hiểu một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu là bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để minh họa chúng ta cũng sẽ thấy rõ điều này .
Trước hết cần phải thấy rằng nhận định nói trên của Nguyễn Đình Thi là hết sức xác đáng .Với việc sử dụng điệp ngữ vừa là trong hai vế câu của nhận định này ông đã cô đúc được những giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong một cách nói rất ấn tượng . Đó thực sự là một am hiểu sâu sắc , uyên bác của một con người đã có bề dày lăn lộn với sự nghiệp sáng tác cũng như lý luận , phê bình và nghiên cứu văn học . Ông đã nâng tầm cho chúng ta cách cảm thụ , đánh giá tác phẩm có thêm chiều sâu của tư duy lý luận .
Sở dĩ ông nói Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , bởi vì đó là đứa con tinh thần của nhà văn , là nơi nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu sắc nhất , những cảm xúc , khát vọng chân thành , mãnh liệt nhất về con người và cuộc đời . Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình sáng tạo . Chúng ta hãy đặc biệt chú ý chữ dùng kết tinh trong cách nói của Nguyễn Đình Thi . Rằng tác phẩm văn chương không thể là một sản phẩm hời hợt , nhạt nhẽo của tâm hồn mà phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành , mãnh liệt . Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật . Đó là những nhãn quan đặc biệt vốn dĩ là tiềm năng thiên bẩm của người cầm bút . Tuy nhiên , điều này chỉ áp dụng đối với những nhà văn , nhà thơ đích thực với những tác phẩm chân chính đã được khẳng định giá trị thông qua sự sàng lọc kỹ lưỡng của thời gian . Đối với những tác phẩm chỉ chạy theo thói xun xoe , nịnh bợ hay lòe bịp mị dân hoặc là vì những dục vọng tầm thường thì không được tính đến ở đây .
Cái sự kết tinh của tâm hồn ấy cũng lắm gian nan chứ không phải là một trò đùa của cảm xúc . Anh có đến với cuộc sống bằng một cái nhìn chăm chú với tất cả sự nâng niu , trân trọng thì đến lượt mình cuộc sống mới có thể ban tặng cho anh cái nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo . Chính Hữu là một nhà thơ quân đội . Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với mảng đề tài chiến tranh và người lính . Tuy vậy , trong buổi đầu viết về họ nhà thơ đâu đã ngay lập tức có được thành công . Trong bài thơ “ Ngày về ” được ông viết năm 1946 , vẫn còn đó những câu thơ kiểu như “ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm – Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa ” . Nghe qua thì thật hào hùng lẫm liệt nhưng ngẫm kỹ thì đó đâu phải là hình ảnh chân thực của người lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và thiếu thốn lúc bấy giờ . Những giày vạn dặm , bụi trường chinh hay áo hào hoa có một cái gì đó thật khiên cưỡng , giống như hình ảnh của một thời đại hiệp sĩ đã lùi xa trong quá khứ . Phải đợi đến khi Chính Hữu trở thành người lính của trung đoàn Thủ đô anh hùng , được sống thực sự cuộc sống của người lính thì lúc bấy giờ thơ của ông viết về họ mới trở nên mộc mạc và chân thực . Hình ảnh “ Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá – Miệng cười buốt giá – Chân không giày ” mới chính là bức chân dung sống động nhất của người lính lúc bấy giờ .
Xin lấy thêm một ví dụ khác . Nhà thơ Hoàng Cầm đã viết bài thơ “ Bên kia sông Đuống ” trong hoàn cảnh nào ? Nếu không phải là đang ở bên này bờ sông , nghe tin bên kia sông Đuống quê hương Kinh Bắc của ông đang bị giặc bắn phá tơi bời , Hoàng Cầm đã thức trắng đêm viết liền một mạch bài thơ nổi tiếng này . Đó là những dẫn chứng hùng hồn khẳng định rằng những tác phẩm văn học thực sự có giá trị bao giờ cũng đến từ những nỗi xúc động vô cùng sâu sắc , mãnh liệt và đúng là đã kết tinh của tâm hồn người sáng tác . Mảnh đất sống của tác phẩm chính là những rung động chân thành của nhà văn bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời .
Tuy nhiên , đó chỉ mới là một nửa của vấn đề , nhà văn Nguyễn Đình Thi trong nhận định của mình còn nói tác phẩm văn học vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng. Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm . Khi nhà văn nung nấu , chưng cất được một điều gì đó thật lớn lao , mới mẻ từ cuộc sống anh ta sẽ gọt đẽo một cách công phu để biến nó thành một ý nghĩa nhân văn và gửi vào tác phẩm , từ tác phẩm mang đến với cuộc đời . Cái chặng hành trình ấy là một vòng quay hoàn hảo của sáng tạo và tái tạo . Cái đời sống trong tác phẩm tất nhiên là bắt nguồn từ đời sống của thế giới hiện thực . Tuy nhiên , nếu như cái đẹp trong cuộc sống chỉ mới là hình ảnh của một viên ngọc thô thì nhà văn khi đưa vào tác phẩm đã mài giũa , gọt đẽo để sao cho nó có thể trở thành một viên ngọc toàn bích . Chính nhờ cái quyền năng vô tận ấy của sáng tạo từ ngòi bút của nhà văn cho nên cái đẹp trong tác phẩm mới luôn trở thành một nguồn hấp dẫn rất lớn . Chúng ta , phàm là người Việt Nam , có ai mà không cảm thấy rất đỗi thân thuộc với những lũy tre làng . Nhưng , đã có ai trong chúng ta cảm nhận thấy những cây tre bình dị kia cất lên được những giai điệu của cuộc sống ? Vậy mà khi đọc những câu thơ này của Nguyễn Duy “ Lưng trần phơi nắng , phơi sương – Có manh áo cộc tre nhường cho con ” thử hỏi có ai có thể cầm được lòng mình ? ... Chính Bielinnki cũng đã từng nói rằng : “ Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu họ chỉ do ở mình và miêu tả mình – dù đó là miêu tả những nỗi đau hay niềm hạnh phúc . Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào , sở dĩ họ vĩ đại là vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ hoẳng sâu thẳm của lịch sử xã hội , bởi vì họ là khí quan của xã hội , của thời đại và của nhân loại ”. Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là cây chìa khóa tạo nên sự đánh động , thức tỉnh những sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc .
Cần phải nói thêm trong nhận định của Nguyễn Đình Thi , ông đã chú trọng tới cái gọi là sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng . Điều đó khẳng định những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống . Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực và chính họ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình mà hướng tới cái cách sống đẹp hơn . Tác phẩm văn học cũng như một cách nói khác của Nguyễn Đình Thi trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” rằng không chỉ trỏ cho ta con đường đi mà chỉ vào bên trong đốt lửa lên trong lòng chúng ta khiến chúng ta có sự tiếp cận với cuộc đời một cách tích cực hơn .
Đối với hoàn cảnh của nhà thơ Thanh Hải khi làm bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” thì đó là một trường hợp rất đặc biệt khiến chúng ta vô cùng xúc động . Không thể ngờ rằng trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh mà ông vẫn có thể làm nên một dòng cảm xúc trữ tình trong sáng , tin yêu phơi phới một tinh thần lạc quan và nổi bật một khát vọng hòa nhập , cống hiến đẹp đẽ đến là vậy . Bài thơ trước hết là sự kết tinh , chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải với cách nói nhỏ nhẹ , khiêm nhường nhưng có sức lay động , làm xao xuyến lòng người . Để rồi , từ những cảm xúc trong sáng ấy của mình tiếng lòng của ông đã tạo nên những dư ba trong tâm hồn hàng triệu triệu độc giả mọi thời đại .
Mở đầu bài thơ này , khi viết về cái đẹp của mùa xuân , nhà thơ không đi trên những lối mòn quen thuộc đã trở nên sáo rỗng với những chim én liệng , hoa Mai , hoa Đào chúm chím nở hay mưa bụi rơi rơi ... Nhà thơ đã chăm chú quan sát , chăm chú lắng nghe để rồi phát hiện , nâng niu trân trọng những cái đẹp thật đơn sơ , bình dị để đưa vào những vần thơ của mình . Đó dù chỉ là một bông hoa lục bình tím biếc mọc giữa dòng sông xanh hay chỉ là âm vang trong trẻo của một tiếng chim chiền chiện nhưng bức tranh mùa xuân mà nhà thơ mang lại vẫn có đủ sức làm lay động lòng người . Cái đẹp đó rõ ràng là đã kết tinh từ một tâm hồn dung dị , luôn luôn tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời .
Nằm trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn thể hiện được mối giao hòa rất đẹp giữa tâm hồn mình với cuộc đời chung . Ông vẫn cảm nhận được ngoài kia là không khí thời đại , là tinh thần cách mạng đang vô cùng hối hả khẩn trương với lộc giắt đầy quanh lưng trên vành lá ngụy trang của người ra trận và lộc cũng đang trải dài trên nương mạ của người ra đồng . Cả dân tộc đang rất phấn khởi , tin tưởng trên con đường hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước dựng xây cuộc đời mới . Nhà thơ vì thế đã cảm nhận được đất nước như vì sao – cứ đi lên phía trước với một niềm tin vô cùng tươi sáng .
Từ cái đẹp của mùa xuân đất trời tạo vật cũng như từ cái đẹp của mùa xuân cuộc đời , mùa xuân thời đại như thế nhà thơ đã cảm thấy trỗi dậy trong lòng mình biết bao thôi thúc , giục giã . Ông chân thành tha thiết bày tỏ ước nguyện được đóng góp một chút tôi nhỏ bé của mình trước cái chung đang bừng bừng khí thế ấy . Đó là một niềm khao khát đẹp đẽ được nhà thơ phô ra tận đáy lòng mình . Ông muốn làm một con chim hót để hòa vào muôn ngàn tiếng chim của cuộc đời , muốn làm một nhành hoa nở để hòa vào cái vườn hoa trăm hồng ngàn tía của đất nước và muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp mình vào trong bản hòa ca rộng ràng của thời đại. Những ước nguyện ấy đều khiêm nhường , bình dị nhưng đều giống như những ngọn lửa của niềm say mê cháy sáng đến hết mình . Cái mùa xuân nho nhỏ đáng yêu trong sự sống của nhà thơ được ông thành tâm dâng cho cuộc đời bằng tất cả sự tin yêu và tự nguyện . Dù đó là lúc tuổi hai mươi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết hay dù đó là khi tóc bạc tuổi già bóng xế . Trái tim nhỏ bé trong lồng ngực nhà thơ còn đập thì vẫn còn đó cái khát vọng lớn lao được cống hiến những gì tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời .
Bài thơ đặt ra một vấn đề trang trọng về lý tưởng sống nhưng Thanh Hải đã không hề hô hào mang tính khẩu hiệu . Ông đã chứng tỏ nó bằng một hiện thực rất cảm động của chính cuộc đời mình . Bằng chứng là trong những tháng ngày vật lộn với tử sinh trên giường bệnh nhưng ông đã không hề buông xuôi , bỏ cuộc . Trái lại , ông đã tận dụng chút ít thời gian còn lại của cuộc đời để làm nên khúc ca “ Mùa xuân nho nhỏ” . Đó thực sự là một đóng góp đầy hữu ích mà chúng ta phải ghi nhận. Bài thơ giản dị như tiếng lòng của Thanh Hải và cũng chính là món quà đẹp đẽ mà ông gửi lại cho đời trước lúc đi xa .Nổ lực phi thường ấy của nhà thơ càng cho thấy rằng nếu không để cho tâm hồn của mình gắn bó thiết tha với cuộc đời thì làm sao ông có thể làm nên một khúc ca đầy những vẻ đẹp trong sáng tin yêu như thế trong một hoàn cảnh đặc biệt của mình .
Từ mùa xuân nho nhỏ của mình , Thanh Hải đã truyền vào trái tim độc giả một nhiệt huyết thật sự say mê của cuộc sống . Không phải là những bài học luân lý khô cứng mang tính giáo điều sách vở mà nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một tiếng nói của tâm hồn . Chổ giao nhau giữa tác phẩm với độc giả chính là những tri âm , tri kỉ , những đồng điệu của cảm xúc . Chính vì lẽ đó mà nó có sức mạnh hơn bất kỳ một bài thuyết giảng nào . Từ những hình ảnh dòng sông xanh , bông hoa tím , tiếng chim chiền chiện mà nhà thơ đã liệt kê rất chọn lọc ở phần đầu của bài thơ như càng khiến chúng ta biết nâng niu , trân trọng hơn những cái đẹp đơn sơ trong cuộc sống của mình . Đó cũng giống như cái hình ảnh của một bãi bồi bên kia sông Hồng đã trở thành một niềm thao thức thiết tha , cháy bỏng của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến Quê ” của nhà văn Nguyễn Minh Châu hay cũng giống như tiếng gà cục tác , ổ trướng hồng tuổi thơ trong bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của nhà thơ Xuân Quỳnh . Những hình ảnh cuộc đời mộc mạc ấy nếu ta biết trân trọng , yêu thương gắn bó thì đó sẽ mãi mãi là những mảnh tâm hồn đẹp đẽ và sẽ cùng ta đi suốt cuộc đời .
Từ hình ảnh của mùa xuân đất nước , mùa xuân thời đại với những chồi tơ , lộc biếc trên vành lá ngụy trang của người ra trận cũng như trên nương mạ của người ra đồng được Thanh Hải nói đến trong bài thơ đã đốt lửa lên trong lòng chúng ta tình yêu và niềm tin vào con đường đi tươi sáng trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc . Nó khiến chúng ta càng thêm gắn bó hơn với chính cuộc đời này .
Nhưng có lẽ bức thông điệp đáng chú ý nhất trong “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là quan điểm sống cống hiến vô cùng cao đẹp của nhà thơ . Điều này đã tạo nên những tác động hết sức tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta . Sẽ không quá khi nói rằng những lời thơ mở lòng kia của một một nhà thơ trước lúc đi xa đã soi tỏ cho chúng ta một cách nhập thế khi đang băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời . “ Mùa xuân nho nhỏ” vì thế đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả . Tiếng lòng của Thanh Hải đã trở thành tiếng hát của muôn nhà , tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp . Cái tôi riêng của người nghệ sỹ rất chân thành , thiết tha ấy đã hòa vào cái ta chung của cuộc đời làm thức dậy trong mỗi con người mà đặc biệt là những con người trẻ tuổi ý thức về một lẽ sống đẹp . Rằng , không có gì đáng trân trọng hơn của một đời người khi chúng ta biết thành tâm cống hiến những gì đẹp nhất của chính bản thân cho dân tộc , cho đất nước , cho thời đại .
Văn học chính là một bờ bến vô cùng của nghệ thuật ngôn từ . Nghệ sỹ chính là người khơi nguồn cho những sáng tạo đó . Đến lượt mình độc giả vừa là người tiếp nhận lại vừa là người đồng sáng tạo . Chổ giao thoa kỳ diệu ấy giữa tác phẩm với thế giới bạn đọc đã khiến cho dù trải qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể , bao nhiêu biến thiên thay đổi của cuộc đời nhưng những áng văn lạ , những vần thơ hay vẫn luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt . Ta đến với tác phẩm văn học như là để soi mình trong tấm gương lớn của cuộc đời để từng bước hoàn thiện mình hơn .

23 tháng 3 2019

Đối với những người cầm bút thì trong chặng đường sáng tạo gian khổ và vinh quang của mình , mỗi đứa con tinh thần của họ ra đời đều chính là một thành tựu nghệ thuật mang đầy tâm huyết . Tác phẩm là nơi được lựa chọn để người nghệ sỹ thực hiện sứ mệnh gửi bức thông điệp mà mình ấp ủ đến với cuộc đời . Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Thi , trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” đã khẳng định“ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng ” . Chỉ cần tìm hiểu một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu là bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để minh họa chúng ta cũng sẽ thấy rõ điều này .
Trước hết cần phải thấy rằng nhận định nói trên của Nguyễn Đình Thi là hết sức xác đáng .Với việc sử dụng điệp ngữ vừa là trong hai vế câu của nhận định này ông đã cô đúc được những giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong một cách nói rất ấn tượng . Đó thực sự là một am hiểu sâu sắc , uyên bác của một con người đã có bề dày lăn lộn với sự nghiệp sáng tác cũng như lý luận , phê bình và nghiên cứu văn học . Ông đã nâng tầm cho chúng ta cách cảm thụ , đánh giá tác phẩm có thêm chiều sâu của tư duy lý luận .
Sở dĩ ông nói Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , bởi vì đó là đứa con tinh thần của nhà văn , là nơi nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu sắc nhất , những cảm xúc , khát vọng chân thành , mãnh liệt nhất về con người và cuộc đời . Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình sáng tạo . Chúng ta hãy đặc biệt chú ý chữ dùng kết tinh trong cách nói của Nguyễn Đình Thi . Rằng tác phẩm văn chương không thể là một sản phẩm hời hợt , nhạt nhẽo của tâm hồn mà phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành , mãnh liệt . Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật . Đó là những nhãn quan đặc biệt vốn dĩ là tiềm năng thiên bẩm của người cầm bút . Tuy nhiên , điều này chỉ áp dụng đối với những nhà văn , nhà thơ đích thực với những tác phẩm chân chính đã được khẳng định giá trị thông qua sự sàng lọc kỹ lưỡng của thời gian . Đối với những tác phẩm chỉ chạy theo thói xun xoe , nịnh bợ hay lòe bịp mị dân hoặc là vì những dục vọng tầm thường thì không được tính đến ở đây .
Cái sự kết tinh của tâm hồn ấy cũng lắm gian nan chứ không phải là một trò đùa của cảm xúc . Anh có đến với cuộc sống bằng một cái nhìn chăm chú với tất cả sự nâng niu , trân trọng thì đến lượt mình cuộc sống mới có thể ban tặng cho anh cái nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo . Chính Hữu là một nhà thơ quân đội . Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với mảng đề tài chiến tranh và người lính . Tuy vậy , trong buổi đầu viết về họ nhà thơ đâu đã ngay lập tức có được thành công . Trong bài thơ “ Ngày về ” được ông viết năm 1946 , vẫn còn đó những câu thơ kiểu như “ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm – Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa ” . Nghe qua thì thật hào hùng lẫm liệt nhưng ngẫm kỹ thì đó đâu phải là hình ảnh chân thực của người lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và thiếu thốn lúc bấy giờ . Những giày vạn dặm , bụi trường chinh hay áo hào hoa có một cái gì đó thật khiên cưỡng , giống như hình ảnh của một thời đại hiệp sĩ đã lùi xa trong quá khứ . Phải đợi đến khi Chính Hữu trở thành người lính của trung đoàn Thủ đô anh hùng , được sống thực sự cuộc sống của người lính thì lúc bấy giờ thơ của ông viết về họ mới trở nên mộc mạc và chân thực . Hình ảnh “ Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá – Miệng cười buốt giá – Chân không giày ” mới chính là bức chân dung sống động nhất của người lính lúc bấy giờ .
Xin lấy thêm một ví dụ khác . Nhà thơ Hoàng Cầm đã viết bài thơ “ Bên kia sông Đuống ” trong hoàn cảnh nào ? Nếu không phải là đang ở bên này bờ sông , nghe tin bên kia sông Đuống quê hương Kinh Bắc của ông đang bị giặc bắn phá tơi bời , Hoàng Cầm đã thức trắng đêm viết liền một mạch bài thơ nổi tiếng này . Đó là những dẫn chứng hùng hồn khẳng định rằng những tác phẩm văn học thực sự có giá trị bao giờ cũng đến từ những nỗi xúc động vô cùng sâu sắc , mãnh liệt và đúng là đã kết tinh của tâm hồn người sáng tác . Mảnh đất sống của tác phẩm chính là những rung động chân thành của nhà văn bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời .
Tuy nhiên , đó chỉ mới là một nửa của vấn đề , nhà văn Nguyễn Đình Thi trong nhận định của mình còn nói tác phẩm văn học vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng. Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm . Khi nhà văn nung nấu , chưng cất được một điều gì đó thật lớn lao , mới mẻ từ cuộc sống anh ta sẽ gọt đẽo một cách công phu để biến nó thành một ý nghĩa nhân văn và gửi vào tác phẩm , từ tác phẩm mang đến với cuộc đời . Cái chặng hành trình ấy là một vòng quay hoàn hảo của sáng tạo và tái tạo . Cái đời sống trong tác phẩm tất nhiên là bắt nguồn từ đời sống của thế giới hiện thực . Tuy nhiên , nếu như cái đẹp trong cuộc sống chỉ mới là hình ảnh của một viên ngọc thô thì nhà văn khi đưa vào tác phẩm đã mài giũa , gọt đẽo để sao cho nó có thể trở thành một viên ngọc toàn bích . Chính nhờ cái quyền năng vô tận ấy của sáng tạo từ ngòi bút của nhà văn cho nên cái đẹp trong tác phẩm mới luôn trở thành một nguồn hấp dẫn rất lớn . Chúng ta , phàm là người Việt Nam , có ai mà không cảm thấy rất đỗi thân thuộc với những lũy tre làng . Nhưng , đã có ai trong chúng ta cảm nhận thấy những cây tre bình dị kia cất lên được những giai điệu của cuộc sống ? Vậy mà khi đọc những câu thơ này của Nguyễn Duy “ Lưng trần phơi nắng , phơi sương – Có manh áo cộc tre nhường cho con ” thử hỏi có ai có thể cầm được lòng mình ? ... Chính Bielinnki cũng đã từng nói rằng : “ Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu họ chỉ do ở mình và miêu tả mình – dù đó là miêu tả những nỗi đau hay niềm hạnh phúc . Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào , sở dĩ họ vĩ đại là vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ hoẳng sâu thẳm của lịch sử xã hội , bởi vì họ là khí quan của xã hội , của thời đại và của nhân loại ”. Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là cây chìa khóa tạo nên sự đánh động , thức tỉnh những sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc .
Cần phải nói thêm trong nhận định của Nguyễn Đình Thi , ông đã chú trọng tới cái gọi là sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng . Điều đó khẳng định những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống . Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực và chính họ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình mà hướng tới cái cách sống đẹp hơn . Tác phẩm văn học cũng như một cách nói khác của Nguyễn Đình Thi trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” rằng không chỉ trỏ cho ta con đường đi mà chỉ vào bên trong đốt lửa lên trong lòng chúng ta khiến chúng ta có sự tiếp cận với cuộc đời một cách tích cực hơn .
Đối với hoàn cảnh của nhà thơ Thanh Hải khi làm bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” thì đó là một trường hợp rất đặc biệt khiến chúng ta vô cùng xúc động . Không thể ngờ rằng trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh mà ông vẫn có thể làm nên một dòng cảm xúc trữ tình trong sáng , tin yêu phơi phới một tinh thần lạc quan và nổi bật một khát vọng hòa nhập , cống hiến đẹp đẽ đến là vậy . Bài thơ trước hết là sự kết tinh , chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải với cách nói nhỏ nhẹ , khiêm nhường nhưng có sức lay động , làm xao xuyến lòng người . Để rồi , từ những cảm xúc trong sáng ấy của mình tiếng lòng của ông đã tạo nên những dư ba trong tâm hồn hàng triệu triệu độc giả mọi thời đại .
Mở đầu bài thơ này , khi viết về cái đẹp của mùa xuân , nhà thơ không đi trên những lối mòn quen thuộc đã trở nên sáo rỗng với những chim én liệng , hoa Mai , hoa Đào chúm chím nở hay mưa bụi rơi rơi ... Nhà thơ đã chăm chú quan sát , chăm chú lắng nghe để rồi phát hiện , nâng niu trân trọng những cái đẹp thật đơn sơ , bình dị để đưa vào những vần thơ của mình . Đó dù chỉ là một bông hoa lục bình tím biếc mọc giữa dòng sông xanh hay chỉ là âm vang trong trẻo của một tiếng chim chiền chiện nhưng bức tranh mùa xuân mà nhà thơ mang lại vẫn có đủ sức làm lay động lòng người . Cái đẹp đó rõ ràng là đã kết tinh từ một tâm hồn dung dị , luôn luôn tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời .
Nằm trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn thể hiện được mối giao hòa rất đẹp giữa tâm hồn mình với cuộc đời chung . Ông vẫn cảm nhận được ngoài kia là không khí thời đại , là tinh thần cách mạng đang vô cùng hối hả khẩn trương với lộc giắt đầy quanh lưng trên vành lá ngụy trang của người ra trận và lộc cũng đang trải dài trên nương mạ của người ra đồng . Cả dân tộc đang rất phấn khởi , tin tưởng trên con đường hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước dựng xây cuộc đời mới . Nhà thơ vì thế đã cảm nhận được đất nước như vì sao – cứ đi lên phía trước với một niềm tin vô cùng tươi sáng .
Từ cái đẹp của mùa xuân đất trời tạo vật cũng như từ cái đẹp của mùa xuân cuộc đời , mùa xuân thời đại như thế nhà thơ đã cảm thấy trỗi dậy trong lòng mình biết bao thôi thúc , giục giã . Ông chân thành tha thiết bày tỏ ước nguyện được đóng góp một chút tôi nhỏ bé của mình trước cái chung đang bừng bừng khí thế ấy . Đó là một niềm khao khát đẹp đẽ được nhà thơ phô ra tận đáy lòng mình . Ông muốn làm một con chim hót để hòa vào muôn ngàn tiếng chim của cuộc đời , muốn làm một nhành hoa nở để hòa vào cái vườn hoa trăm hồng ngàn tía của đất nước và muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp mình vào trong bản hòa ca rộng ràng của thời đại. Những ước nguyện ấy đều khiêm nhường , bình dị nhưng đều giống như những ngọn lửa của niềm say mê cháy sáng đến hết mình . Cái mùa xuân nho nhỏ đáng yêu trong sự sống của nhà thơ được ông thành tâm dâng cho cuộc đời bằng tất cả sự tin yêu và tự nguyện . Dù đó là lúc tuổi hai mươi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết hay dù đó là khi tóc bạc tuổi già bóng xế . Trái tim nhỏ bé trong lồng ngực nhà thơ còn đập thì vẫn còn đó cái khát vọng lớn lao được cống hiến những gì tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời .
Bài thơ đặt ra một vấn đề trang trọng về lý tưởng sống nhưng Thanh Hải đã không hề hô hào mang tính khẩu hiệu . Ông đã chứng tỏ nó bằng một hiện thực rất cảm động của chính cuộc đời mình . Bằng chứng là trong những tháng ngày vật lộn với tử sinh trên giường bệnh nhưng ông đã không hề buông xuôi , bỏ cuộc . Trái lại , ông đã tận dụng chút ít thời gian còn lại của cuộc đời để làm nên khúc ca “ Mùa xuân nho nhỏ” . Đó thực sự là một đóng góp đầy hữu ích mà chúng ta phải ghi nhận. Bài thơ giản dị như tiếng lòng của Thanh Hải và cũng chính là món quà đẹp đẽ mà ông gửi lại cho đời trước lúc đi xa .Nổ lực phi thường ấy của nhà thơ càng cho thấy rằng nếu không để cho tâm hồn của mình gắn bó thiết tha với cuộc đời thì làm sao ông có thể làm nên một khúc ca đầy những vẻ đẹp trong sáng tin yêu như thế trong một hoàn cảnh đặc biệt của mình .
Từ mùa xuân nho nhỏ của mình , Thanh Hải đã truyền vào trái tim độc giả một nhiệt huyết thật sự say mê của cuộc sống . Không phải là những bài học luân lý khô cứng mang tính giáo điều sách vở mà nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một tiếng nói của tâm hồn . Chổ giao nhau giữa tác phẩm với độc giả chính là những tri âm , tri kỉ , những đồng điệu của cảm xúc . Chính vì lẽ đó mà nó có sức mạnh hơn bất kỳ một bài thuyết giảng nào . Từ những hình ảnh dòng sông xanh , bông hoa tím , tiếng chim chiền chiện mà nhà thơ đã liệt kê rất chọn lọc ở phần đầu của bài thơ như càng khiến chúng ta biết nâng niu , trân trọng hơn những cái đẹp đơn sơ trong cuộc sống của mình . Đó cũng giống như cái hình ảnh của một bãi bồi bên kia sông Hồng đã trở thành một niềm thao thức thiết tha , cháy bỏng của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến Quê ” của nhà văn Nguyễn Minh Châu hay cũng giống như tiếng gà cục tác , ổ trướng hồng tuổi thơ trong bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của nhà thơ Xuân Quỳnh . Những hình ảnh cuộc đời mộc mạc ấy nếu ta biết trân trọng , yêu thương gắn bó thì đó sẽ mãi mãi là những mảnh tâm hồn đẹp đẽ và sẽ cùng ta đi suốt cuộc đời .
Từ hình ảnh của mùa xuân đất nước , mùa xuân thời đại với những chồi tơ , lộc biếc trên vành lá ngụy trang của người ra trận cũng như trên nương mạ của người ra đồng được Thanh Hải nói đến trong bài thơ đã đốt lửa lên trong lòng chúng ta tình yêu và niềm tin vào con đường đi tươi sáng trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc . Nó khiến chúng ta càng thêm gắn bó hơn với chính cuộc đời này .
Nhưng có lẽ bức thông điệp đáng chú ý nhất trong “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là quan điểm sống cống hiến vô cùng cao đẹp của nhà thơ . Điều này đã tạo nên những tác động hết sức tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta . Sẽ không quá khi nói rằng những lời thơ mở lòng kia của một một nhà thơ trước lúc đi xa đã soi tỏ cho chúng ta một cách nhập thế khi đang băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời . “ Mùa xuân nho nhỏ” vì thế đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả . Tiếng lòng của Thanh Hải đã trở thành tiếng hát của muôn nhà , tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp . Cái tôi riêng của người nghệ sỹ rất chân thành , thiết tha ấy đã hòa vào cái ta chung của cuộc đời làm thức dậy trong mỗi con người mà đặc biệt là những con người trẻ tuổi ý thức về một lẽ sống đẹp . Rằng , không có gì đáng trân trọng hơn của một đời người khi chúng ta biết thành tâm cống hiến những gì đẹp nhất của chính bản thân cho dân tộc , cho đất nước , cho thời đại .
Văn học chính là một bờ bến vô cùng của nghệ thuật ngôn từ . Nghệ sỹ chính là người khơi nguồn cho những sáng tạo đó . Đến lượt mình độc giả vừa là người tiếp nhận lại vừa là người đồng sáng tạo . Chổ giao thoa kỳ diệu ấy giữa tác phẩm với thế giới bạn đọc đã khiến cho dù trải qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể , bao nhiêu biến thiên thay đổi của cuộc đời nhưng những áng văn lạ , những vần thơ hay vẫn luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt . Ta đến với tác phẩm văn học như là để soi mình trong tấm gương lớn của cuộc đời để từng bước hoàn thiện mình hơn .

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

Câu nào có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn với nhau ?a) Đoạn 1 :   Đoạn 2 : Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tấc dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tấc mà nhìn nhận vấn đề...(Theo Hoài Thanh)b) Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn...
Đọc tiếp

Câu nào có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn với nhau ?

a) Đoạn 1 :

   Đoạn 2 : Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tấc dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tấc mà nhìn nhận vấn đề...

(Theo Hoài Thanh)

b) Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn đứng Ở hàng đầu của cuộc đâu tiranh : đấu tranh với địch củng như đấu tranh về tư tưởng.

   Là nghệ sĩ, tôi muôn nói Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật Tôi đã nói : Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi nói thêm : Xuân Diệu là một nhả thơ luôn luôn tìm tòi. Anh không yên Ổn và không để cho chúng ta yên Ổn.

0
1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc,...
Đọc tiếp

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:

...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Xét về mục đích nói, câu văn: "Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?" thuộc kiểu câu gì?

5. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu văn: "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc".

6. Bài thơ Quê hương của nhà thơ tế Hanh đã truyền cho em tình cảm gì? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

0
19 tháng 5 2021

phép lặp: văn nghệ, sự sống, tâm hồn