K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2022

Trong thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết.

Trong Đường thi yêu cầu: "Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sĩ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục.

Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên. Trong ca dao cổ của nước ta có câu:

Nước trong cá chẳng ăn mồi

Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya.

Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả.

Trong câu ca dao này, cũng như câu: Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu: Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại.

Trong cuộc đời mình, cụ Tam nguyên đã từng diễn ra vài ba lần chuyện ra rồi về, về rồi ra. Cụ đã từng mười năm: “Tựa gối ôm cần”, cụ ra giúp đời như thế cũng có thể gọi là: “lâu” (Từ 1871 đến 1884, trong đó có ba năm về chịu tang) nhưng kết quả: “Chẳng được” bao nhiêu. Cụ đành bất lực trước cuộc đời. Năm 1884, Nguyễn Khuyến sau: “Mười năm gió bụi trở về nhà” (Hoàn gia tác) cụ trở về vườn Bùi ẩn dật mấy năm. Sau đó, vạn bất đắc dĩ cụ lại ra làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải. Cuối cùng, cụ lại trở về quê cũ nương thân, rồi trút hơi thở cuối cùng ở đó. 
Ta thật sự cảm thông và chia sẻ về cái tâm sự giằng xé, nỗi trở trăn nên về hay nên ở của một kẻ sĩ sinh bất phùng thời như cụ. Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến vẫn thường mượn tiếng loài vật để gửi gắm tâm sự sâu kín. Đó là tiếng ngỗng trời:

Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào.

(Thu vịnh)

Sự thúc giục của tiếng con chim chích choè đã làm xao động tâm hồn Nguyễn Khuyến, như thúc giục nhà thơ nên ra về hay nên ở lại:

Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè

Lặng đi kẻo động khách làng quê.(…)

Lại còn giục giã về hay ở

Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.

(Về hay ở)

Đó là tiếng khắc khoải: “Tiếc xuân… nhớ nước” của chim cuốc:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng

Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

(Cuốc kêu cảm hứng)

Rõ ràng qua các âm thanh của loài vật kể trên, ta dễ nhận ra tâm sự của nhà thơ hơn là tiếng cá đớp động dưới chân bèo trong bài thơ Thu điếu. Tiếng cá đớp mồi ở đây không chỉ là một tiếng thu dân giã, thân quen của làng quê, gợi cho ta một hoài niệm đẹp về đất nước, quê hương mà đằng sau âm thanh đó là cả một nỗi niềm sâu kín, khó tả của nhà thơ. Âm thanh này ít có giá trị miêu tả, mà chủ yếu là sự giãi bày kín đáo tâm sự sâu lắng của nhà thơ, đó là: Yêu nước, thương nhà nhưng bất lực trước thời cuộc. Tiếng cá đớp mồi phải chăng là tiếng gọi của cuộc đời thúc giục cụ Tam nguyên Yên Đổ ra giúp dân, giúp nước.

Hai câu kết của bài thơ Thu điếu, qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, ta thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; thấy được sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời - xử thế của một kẻ sĩ.

13 tháng 1 2017

Bài thơ Thương vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

22 tháng 3 2019

-Hai câu đề:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

- Hai câu luận:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Hai câu thực:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

- Hai câu kết:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

BÀI 1 ( 5 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,  Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 –...
Đọc tiếp

BÀI 1 ( 5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quanh năm buôn bán ở mom sông, 

Nuôi đủ năm con với một chồng. 

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 

Một duyên hai nợ âu đành phận, 

Năm nắng mười mưa dám quản công. 

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,  

Có chồng hờ hững cũng như không. 

(Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 – 30).

            Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên. 

            Câu 2. (1.0 điểm) Tìm các thành ngữ được sử dụng trong bài thơ trên. 

Câu 3. (1.5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: 

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 

            Câu 4. (1.5 điểm) Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 8 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong gia đình. 

 

0
22 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú. Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương, chịu khó, không nề hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh "lặn lội thận cò", Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.

Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.

Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình - Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.

24 tháng 3 2019

=> Đáp án C

1 / Câu 1 (1đ)“ Quanh năm buôn bán ở mom sông “ – trích : Thương Vợ - Trần Tế Xương ,  em cho biết cụm từ “mom sông” gợi ra cảm nhận gì cho chúng ta về địa diểm buôn bán ?2/ Câu 2 (1đ)“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng “ – trích : Thương vợ - Trần Tế Xương , tác giả mượn hình ảnh con cò để nói về ai ? và hình ảnh “con cò” có trong ca dao dân gian nhưng vào trong thơ của mình tác giả lại nói là “ thân cò “?3/ Câu 3 (2 đ)Vì...
Đọc tiếp

1 / Câu 1 (1đ)

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông “ – trích : Thương Vợ - Trần Tế Xương ,  em cho biết cụm từ “mom sông” gợi ra cảm nhận gì cho chúng ta về địa diểm buôn bán ?

2/ Câu 2 (1đ)

“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng “ – trích : Thương vợ - Trần Tế Xương , tác giả mượn hình ảnh con cò để nói về ai ? và hình ảnh “con cò” có trong ca dao dân gian nhưng vào trong thơ của mình tác giả lại nói là “ thân cò “?

3/ Câu 3 (2 đ)

Vì sao  ở hai câu thơ kết trong bài thơ Thương Vợ - Trần Tế Xương viết :

…” Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

      Có chồng hờ hững cũng như không.”

4/ Câu 4 (1đ)

Trong bài thơ Tự Tình ( bài II) nữ sĩ Hồ Xuân  Hương viết: “ Trơ cái hồng nhan với nước non “ , tại sao nữ sĩ viết như thế ?

5/ Câu 5 ( 5 đ)

                                                 CÂU CÁ MÙA THU

                                                                  (Nguyễn Khuyến)

                             Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

                             Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo .

                             Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,

                             Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo .

                             Tầng mây lơ lửngtrời xanh ngắt ,

                              Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

                             Tựa gối ôm cần lâu chẳng được ,

                              Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Qua bài thơ Câu cá mùa thu , anh / chị có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên  , đất nước? ( trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 30 dòng )

0
25 tháng 6 2017

Nội dung chính: Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú

Đáp án cần chọn là: A

20 tháng 10 2021

làm ơn giúp với :(((

 

3 tháng 11 2021

.

24 tháng 10 2019

Đáp án cần chọn là: B