K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hong ai giúp trên mét hả:))

21 tháng 12 2021

Chàng: lặp lại 3 lần

16 tháng 12 2020

cóc:con vật sống ở nơi ẩm thấp ý ở đây chỉ ông tổng cóc

bén:con nhái bén họ hàng vs ếch

nòng nọc:con ấu trùng của ếch  rụng đuôi thành ếch

chuộc:con chẫu chuộc

=> ý ở đây hồ xuân hương khóc than thân phận của mình

28 tháng 11 2016

dùng từ cùng trường ngĩa bạn ơi.đều chỉ về động vật

 

 

5 tháng 12 2016

Ở đây dùng lối chơi chữ : dùng các từ có cùng trường nghĩa ( cóc,chàng,bén,nòng nọc,chuộc)

Cái này hok ở lớp 8 bài TRƯỜNG TỪ VỰNG ấy

Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em sau khi đọc hai câu thơ sau:         Tôi trở về quê Bác làng Sen         Ôi hoa sen đẹp của bùn đenCâu 2: Cho bài thơ sau              khóc tổng cóc          Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!          Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.          Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,          Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!                                      (Hồ Xuân...
Đọc tiếp

Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em sau khi đọc hai câu thơ sau:

         Tôi trở về quê Bác làng Sen

         Ôi hoa sen đẹp của bùn đen

Câu 2: Cho bài thơ sau

              khóc tổng cóc

          Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
          Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
          Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
          Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!

                                      (Hồ Xuân Hương)

a; Chỉ ra những từ đồng âm trong bài thơ trên:

b; Hồ Xuân Hương dã sử dụng lối chơi chữ như vậy nhằm mục đích gì ?

Câu 3:Giải thích nghĩa của từ "chả" trong ngữ cảnh sau

       Trời mưa đất thịt trơn như mỡ

       Dò đến hàng nem , chả muồn ăn

Câu 4:So Sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa

Câu 5:Tìm ra và phân loại từ nhiều nghĩa và từ đồng âm trong các vi dụ sau:

a;

- Con cua tám cảng hai càng

- Càng về khuya, trời càng tối

b;

-Cơm dẻo, canh ngọt

- Một canh, hai canh, lại ba canh

  Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

c

- Sương in mặt, tuyết pha thân

- Tình trong như đã, mặt ngoài còn e

- Mặt bàn đã bị nó vẽ bậy

1
8 tháng 11 2017

bạn ơi đây là toán không phải tiếng việt đâu nhé

11 tháng 7 2016

a- Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng.
Chơi chữ bằng những từ gần nghĩa: cóc,nhái,chẫu,chàng
b- Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không
* Chơi chữ bằng từ đồng nghĩa ( chó - cầy)

 

11 tháng 7 2016

c-Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngôi nhai thịt 

Vui đùa với chữ là dụng ý chính của những câu ca dao này!

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

a. "Cóc chết bỏ nhái mồ côi

Chỗi ngồi chỗi khóc: Chàng ơi là chàng!

   Ễnh ương đánh lệnh đã vang

Tiền đâu mà trả cho làng ngóe ơi".

Câu ca dao sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ. Nhân hóa ở chỗ dùng từ ngữ xưng hô vốn gọi người để gọi vật "chàng", "ơi" để tạo nên sự sinh động, gần gũi. Hơn nữa, các từ "cóc", "nhái", "chỗi", "ngóe" cũng sử dụng phép ẩn dụ để chỉ một hạng người, một loại người trong xã hội. Câu ca dao vì thế mà kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

b. "Tre xung phong và xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín".

Câu văn sử dụng phép liệt kê để nói lên sự kiên cường và gắn bó của tre đối với người dân Việt Nam. Tre không chỉ gắn bó với con người từ thuở nằm nôi mà còn đồng hành cùng con người trên mỗi chặng đường, làm vũ khí, làm thành lũy cùng con người đánh giặc giữ nước.

c. "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái trèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh. Tác giả so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã": so sánh sự vật vô tri với con vật. "Con tuấn mã" là chỉ con ngựa đẹp, khỏe. Việc so sánh này khiến ta tưởng tượng ra cảnh con thuyền hăm hở ra khơi, lướt nhẹ trên mặt biển như ngựa phi ngàn vạn dặm... 

Bên cạnh đó, tác giả còn so sánh sự vật cụ thể hữu hình với cái vô hình trừu tượng: "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" để chỉ sự gắn bó, thân thuộc của cánh buồm. Cánh buồm ra khơi như mang theo trong nó tâm hồn của những người dân chài, mang theo trong đó biết bao ước mơ khát vọng và trông mong vào những mẻ cá bội thu. 

Như vậy, hai hình ảnh so sánh thật độc đáo và giàu giá trị biểu cảm, cho thấy tâm hồn tinh tế và sự gắn bó với quê hương miền sông nước của tác giả Tế Hanh.

d. "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nhân hóa ở chỗ: chiếc thuyền sau chuyến ra khơi dài, khi trở về cũng như con người, mỏi và cần nghỉ ngơi. Phép nhân hóa đã khiến hình ảnh con thuyền trở nên sinh động và giàu biểu cảm.

Ngoài ra, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe": chất "muối" vốn được cảm nhận bằng vị giác, nhưng ở đây được tác giả cảm nhận bằng thính giác và cảm giác. Chính phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này đã cho thấy vẻ đẹp rắn rỏi và hơi vị mặn mòi của biển cả như phả ra, thấm vào từng câu thơ, khổ thơ. 

31 tháng 10 2021

Tham khảo!

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy...

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

31 tháng 10 2021

Bạn ơi bài văn nhà chứ ko phải đoạn văn đâu bạn

3 tháng 8 2021

- là người tinh thông , hiểu rõ về các địa danh hay danh làm thắng cảnh

- đất nước mình trở nên tươi đẹp