Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
refer
Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Tham khảo
Công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ là:
- Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh
- Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc
- Đưa ra những chính sách tiến bộ để khôi phục và phát triển
=> Cảm nghĩ về nhân vật: thông minh, anh dũng, đem lại hòa bình cho đất nước, cải cách để đất nước phát triển.
Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.
Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai roongjmaf ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của đân tộc.
Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử tri với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc,…
Tham khảo:
Công lao của vua Quang Trung:
-Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Tham khảo:
Công lao của vua Quang Trung:
-Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao.
Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:
- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ là:
- Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh
- Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc
- Đưa ra những chính sách tiến bộ để khôi phục và phát triển
- Tiêu diệt được quân thanh
- Tiêu diệt được quân xiêm đập tan tham vọng chiếm nước của quân xiêm
- Tiêu diệt họ trịnh, họ nguyễn
- giải phóng đất nước xóa bỏ ranh giới
- đưa ra những chính sách để khôi phục kinh tế, văn hóa giáo dục
- Vua Quang Trung dự đoán sau khi quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn, vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.
- Nhận xét: Chính sách ngoại giao của Quang Trung vừa khôn khéo, kiên quyết nhưng mềm dẻo và linh hoạt với phương Bắc. Giúp nâng cao lòng tự hào của dân tộc, vừa mềm dẻo để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.
Bạn tham khảo tại nêu và nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của quang trung đối với nhà thanh - Lớp 6/7 Hỏi Đáp - Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về mọi vấn đề trong cuộc sống nhé
Chúc bạn học tốt!
cấc bạn nhanh giùm minh huhuhu
I. Mở bài
- Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, Quang Trung là một vị vua văn võ toàn tài, có công lao lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Nhân vật lịch sử đó đã đi vào văn chương như một hình ảnh đẹp. Đoạn trích Hồi thứ mười bốn, Hoàng Lê nhất thống chí đã làm toát lên vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng áo vải trong chiến công lẫy lừng đại phá quân Thanh.
II. Thân bài
1. Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân.
a. Nếu Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn hạ, sẵn sàng bán nước để cứu vãn cái ngai vàng sắp sụp đỗ của mình thì Quang Trung là một vị vua đầy khí phách. Khi nghe tin quân Thanh kéo sang thôn tính nước ta, vua Quang Trung "giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay".
b. Khi nói chuyện với quân lính, ông khẳng định chủ quyền của dân tộc "đất nào sao ấy", chỉ rõ tội ác và âm mưu xâm lược của giặc, nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Bà Trưng, kêu gọi tướng sĩ "đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn".
Chỉ vài chi tiết nhỏ, tác giả đã gợi mở cho người đọc nhận rõ tấc lòng của một vị vua vì nghĩa lớn.
2. Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
a. Ông rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân.
b. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
3. Vua Quang Trung là người có ý chí, hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Từ đâu đên cuối đoạn trích, ông luôn là một con người hành động, quả quyết với ý chí quyết tâm cao.
a. Từ khi nghe tin giặc kéo đến, chỉ trong vòng một tháng, nhà vua đã làm được biết bao nhiêu việc: "tê cáo trời đất", lên ngôi vua, hành quân đánh giặc...
b. Mới khởi binh đánh giặc đã hẹn chắc ngày mừng chiến thắng.
4. Quang Trung là một vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
a. Không chỉ ra trận trên danh nghĩa để khích lệ ba quân, hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân xông pha chốn tên bay đạn lạc. ông là một vị tổng chỉ huy trực tiếp trên chiến trường: vừa vạch kế hoạch tác chiến, vừa tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một đạo quân, một mũi tiến công, thân chinh cưỡi voi đi đốc thúc, xông lên phía trước... Đối lập với Lê Chiêu Thống đế hèn, hoàng đế Quang Trung quyết hi sinh tính mạng để giành lại vận mệnh dân tộc là một hình ảnh cao đẹp về sự quên mình vì nghĩa lớn.
b. Hình ảnh Quang Trung cưỡi voi xông pha giữa trận mạc, áo bào sạm khói súng, thống soái ba quân hiệp đồng tiến đánh tứ phía thành Thăng Long khiến quân giặc kinh hồn bạt vía bỏ chạy tháo mạng... là một hình ảnh đầy chất thơ.
c. Khung cảnh chiến trường với khí thế thừa thắng tiến công rộng khắp của quân Tây Sơn càng tôn lên vẻ đẹp của vị tổng chỉ huy tài giỏi, anh hùng.
III. Kết bài
- Vua Quang Trung trong đoạn trích là hình ảnh ngời sáng của một vị anh hùng, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
- Hình tượng vua Quang Trung để lại trong lòng chúng ta niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta, cho ta thêm yêu thêm quý và biết ơn những người đã có công lớn với đất nước.