Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng
- Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tác, nhỏ bé, chán nản
- Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời
- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại:
+ Cánh chim buồn nhớ gió mây
+ Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm
+ Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.
Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...
- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ
- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc
Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã
Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.
Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.
“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”
Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.
Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.
Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện khao khát trong tình yêu
+ Đôi mắt dưới nhãn quan của nhà thơ trở nên kì diệu, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu
+ Đôi mắt cũng chứa băn khoăn, u buồn vì khát khao trên vô vọng
+ Tất cả sự cố gắng “nhìn sâu vào tâm tưởng anh” đều trở nên vô vọng khi đáy sâu tâm hồn (trái tim, cảm xúc) không dễ nắm bắt, thấu tỏ
→ Khát vọng thấu hiểu trong tình yêu
Giới thiệu về Thạch Lam và một số nét tiêu biểu về phong cách sáng tác nghệ thuật
+ Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ
+ Chủ đề của truyện
- Trình bày ý kiến của bản thân
+ Hai đứa trẻ là câu chuyện về ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn
+ Hình ảnh ngày tàn hiện ra trước mắt người đọc bằng hình ảnh tiếng trống trên chòi thu không, hình ảnh mặt trời lặn, dãy tre đen lại…
+ Hình ảnh phiên chợ tàn: còn lại trên đất rác rưởi, lũ trẻ con đang cố nhặt nhạnh, tìm tòi những gì còn dùng được những người bán hàng để lại…
+ Hình ảnh những kiếp người tàn, không thấy tương lai: mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, cụ Thi điên, hai chị em Liên
+ Nhịp sống gợi lên buồn tẻ, nhạt nhẽo…
+ Hai đứa trẻ là câu chuyện thể hiện khát khao vươn tới cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo, thoát ra khỏi điều khó khăn
+ Những con người ở phố huyện nghèo buồn tẻ dù khổ cực nhưng vẫn hi vọng tới tương lai tươi sáng hơn.
+ Chuyến tàu đối lập, khác hẳn với cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo của họ. Nó gợi cho họ niềm tin, niềm hi vọng một điều gì đó tốt đẹp