Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương , đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.
Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.
Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông…
Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.
Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.
“Ai yêu nước Việt hơn người Việt
Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.
Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?
Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.
Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.
Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.
Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Tinh thần yêu nước là một khái niệm rất trừu tượng được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh hết sức cụ thể, đầy sức hấp dẫn: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển”. Hình ảnh đơn giản như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Còn con sông Von-ga thì không đơn giản chỉ là của tự nhiên, đối với người Nga nó là linh hồn vĩ đại của Tổ quốc.
Và khi nhà văn so sánh hình ảnh ấy với “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” thì ta bỗng thấy quan niệm về lòng yêu nước của nhà văn chính xác và cụ thể biết bao! Bởi vì biển cả bao la đến đâu, con sông dài rộng như thế nào cũng đều bắt nguồn từ dòng nước nhỏ trên đỉnh núi cao. Lòng yêu nước cũng vậy: Tình yêu nước vĩ đại bao nhiêu cũng đều được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất: lòng yêu nhà. Vậy thì ai mà chẳng có trong mình cái cội nguồn yêu nước đó, bởi vì ai mà chẳng có gia đình, có người ruột thịt để yêu thương và tình yêu thương đó nảy nở từ thuở lọt lòng, rồi nó lớn lên và bất diệt trong mỗi con người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Gia đình lại không thể tách rời làng xóm, quê hương. Nói đến làng xóm quê hương là nói đến biết bao hình ảnh thân thuộc gắn bó với ta suốt cuộc đời. Người nông thôn thì yêu đồng ruộng, con trâu, cây đa, bến nước, yêu “chùm khế ngọt”, “con diều biếc”.... Người thành phố thì yêu tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ, yêu mùi thơm từ những cây hoa ven rừng, ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn soi đường ca đêm,... Từ những tình cảm nhớ thương những hình ảnh bình dị ấy lòng yêu Tổ quốc nảy nở, phát triển trong lòng ta như dây leo bám rễ vào đất mà ra lá, trổ hoa.
Cám ơn nhà văn đã cho ta nhận ra cái cội nguồn giản dị mà sâu thăm của lòng yêu mrớc. Gia đình, làng xóm, miền quê là cái nôi ấu thơ của mỗi con người, nơi đây có những con người, cảnh vật gắn bó như máu thịt trong ta. Nếu không da diết nhớ thương “canh rau muống”, “cà dầm tương”, không nhớ cảnh “tát nước đầu đình” thì sao tình yêu mênh mông đất nước lại đau đáu trong tim. Nếu không yêu gia đình, bè bạn thì sao có được tình yêu với “trăm nơi”?
Ta mới thấm thìa làm sao khi hình ảnh “bến nước, gốc đa” “căn nhà không... gió lung lay”, “tiếng gà trưa” và hình ảnh “tay bà khum soi trứng”.... lại làm nên sức mạnh cho những người chiến sĩ ngoài mật trận. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, lũ giặc tàn phá những gì ta hằng yêu thương, ta càng thấy sức mạnh của lòng yêu nước tiềm ẩn trong mỗi con người! Ta chiến đấu để bảo vệ gia đình, quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Biết bao người đã hi sinh cuộc đời minh cho đất nước mãi mãi yên bình. Để có được đất nước Việt Nam thoát đói nghèo, vươn lên cùng thế giới đã có bao người hao tốn công sức, trí tuệ, mồ hôi. nước mắt và có khi cả tính mạng nữa.
Cũng là những công dân, công dân tương lai của đất nước, chúng em thề hiện lòng yêu nước bằng những tình cảm và hành động thiết thực. Chúng em yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu mến, kính trọng thầy cô, thương bạn bè, yêu mái trường. Để trở thành những công dân yêu nước, chúng em còn cần cố gắng chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giữ sạch đường phố, thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ,... Như vậy là em đã vun đắp cho lòng yêu nước phát triển và ngày càng vững mạnh, mai sau trở thành những công dân có đức có tài đề đem lòng yêu nước thực hành vào công cuộc xây dựng và bảo vệ “Non nước nghìn thu”.
Trên bất cứ xứ sở nào, lòng yêu nước cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn, nhất là những dân tộc đã trải qua những cuộc “Thử lửa” như các dân tộc của nước Liên Xô vĩ đại và dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng! Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã cho chúng ta một cảm nhận thực chất như một sự khám phá ý nghĩa đích thực của lòng yêu nước. Lòng yêu nước lớn lao đó lại có sự bắt đầu từ những tình cảm dung dị, nhỏ bé; hệt như trường giang, biển cả lại bắt nguồn từ những giọt nước của một con sông lặng lẽ luồn rừng, gom nước đi ra. Hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng của ông, chúng em càng yêu hơn gia đình, làng xóm, và hiểu được ta phải xây dựng, rèn luyện lòng yêu nước từ đâu và những gì để chuẩn bị hành trang tiến vào tương lai.
Nhớ đọc kĩ các điều kiện mìk đặt ra, tránh bị lạc đề mà không được điểm. Các bạn chép văn mẫu cũng dc nhưng dung lượng phải dc đáp ứng: ko quá 1 mặt giấy thi
Bài học: thông điệp của tác giả muốn gửi gắm vs mỗi chúng ta là trước hết hãy hc cách yêu những thứ đơn giản nhất bởi từ cái tình cảm nhỏ bé ấy sẽ tôi luyện cho bn một tình yêu lớn lao hơn bao giờ hết.
k cho mình nhaa? Camon'
#hok tốt
Đoạn văn trên cho ta một bài học một bài học về lòng yêu nước . Lòng yêu nước là tấm lòng trong mỗi người dân Việt Nam ta . Lòng yêu nước là những thứ giản dị không phải là những thứ sa hoa không có tình cảm . Những người ngông cuồng dại dột sẽ rơi cào thế bị động , họ sẽ bị những cái roi vô cảm xúc trừng phạt . Vậy ta phải có tấm lòng chung thủy với nước , với nhà đâu cần những thứ sa hoa kia mà lấn chiếm lấy lương tâm của mình .
1)a)– Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.
– Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.
b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)
2)
– Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.
– Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.
– Nguyên nhân:
+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.
+ Sức ép từ phía gia đình.
+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.
– Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.
– Giải pháp:
+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.
+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.
– Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
3)
I
Khái quát:
– Trích dẫn câu văn trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
– Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:
+ Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.
+ “Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.
II
Phân tích:
1Tình yêu làng của ông Hai:
aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:
– Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:
– Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
– Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
– Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.
– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.
– Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
– Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
– Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.
cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:
– Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
2
Tình yêu nước của ông Hai:
– Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)
III
Đánh giá:
– Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
– Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
"Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất" là câu trần thuật đơn có từ là thuộc kiểu câu đánh giá.
CHẮC 100%
câu tràn thuật đơn có từ là thuộc kiểu đánh giá đó bạn
chúc bn học tốt
Chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
chúng ta cần phải có lòng yêu nước ,yêu quê hương .Vì chỉ có những tình yêu như vậy mới làm chúng ta có động lực trước những khó khăn bước tới cuộc đời của mình