Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý: Truyện “Bố của Xi-Mông”
1. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện không thể nào quên: “Bố của Xi-Mông”.
- Ấn tượng khái quát: câu chuyện là sự tủi hờn, khó khăn của một cậu bé từ nhỏ đã không có bố, mang tính nhân đạo sâu sắc.
2. Thân bài
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện
- Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Cậu sống thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.
- Cậu bé phải chịu đủ mọi lời trêu chọc từ đám bạn, khi bị ức hiếp thì chỉ biết bỏ chạy
- Xi–mông quá buồn và định tự tử
- Bác Phi–lip đã an ủi và nhận làm bố của Xi-mông.
- Từ đó, Xi–mông tự hào và đầy hãnh diện khi gặp đám bạn.
- Nêu cảm nghĩ về:
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật:
Cuộc sống đáng thương của Xi-mông và mẹ
Môi trường sống khiến cho Xi-mông càng thêm buồn và đau khổ (Cậu đến trường và bị bọn trẻ "xua đuổi", bị đánh tơi tả)
+ Nhưng cung bậc cảm xúc của Xi-mông:
Sự tuyệt vọng, phải tìm đến cách tự tử của Xi-mông
Niềm vui và hạnh phúc vỡ òa của Xi-mông khi được bác Phi-líp nhận làm con
Sự hãnh diện, tự tin và vui vẻ trước đám bạn của Xi mông khi đã có bố
+ Sự quan tâm, sẻ chia của bác Phi-líp (Bác Phi-líp an ủi và che chở cho Xi-mông như thế nào?)
+ Cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả
3. Kết bài
- Suy nghĩ của em về câu chuyện
- Tình cảm của em dành cho nhân vật.
Tham khảo:
1.Văn học không chỉ mang tới cho con người ta những câu chuyện về cuộc đời mỗi con người mà quan trọng hơn nó khiến cho người đọc phải suy ngẫm, nhận định, đánh giá và tự rút ra cho mình một bài học. Có lẽ chính vì những điều ấy mà các sáng tác văn học mới còn tồn tại mãi với thời gian dù có trải qua biết bao biến cố và thăng trầm. Mỗi tác phẩm mang tới một cảm nhận khác nhau và với tôi, ấn tượng mạnh mẽ nhất có lẽ chính là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ - một tác phẩm tôi đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Không hề nói quá nếu khẳng định rằng Vũ Nương là một người phụ nữ có tài đức vẹn toàn. Bởi nàng không chỉ là người phụ nữ thùy mị, nết na mà ngay cả tư dung của nàng cũng tốt đẹp. Có lẽ vì thế mà Trương Sinh - con trai của một địa chủ, đã xin với mẹ đem trăm lượng vàng cưới về. Vàng được kể một cách rõ ràng, cụ thể như một cách để khẳng định giá trị của Vũ Nương với tất cả mọi người. Vì trong xã hội phong kiến xưa, địa vị của con người trong xã hội là một điều vô cùng quan trọng. Nếu môn không đăng thì hộ không đối. Người nhà giàu, có quyền thế sẽ không đời nào hạ mình nhìn xuống và cưới về một người phụ nữ kém cỏi, vô đức, bất tài. Thế nhưng chính cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa Trương Sinh và Vũ Nương đã hé lộ những biến cố sau này trong cuộc đời của Vũ Nương. Vẫn biết là hôn nhân muốn bền vững phải dựa trên tình yêu từ hai phía, nhưng thời ấy, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và người phụ nữ thì không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Họ như một con rối bị giật dây bởi hết thảy những người đàn ông. Lấy chồng với họ giống như đánh một canh bạc lớn, may mắn thì sẽ được yêu thương, trân trọng nhưng nếu không thì cuộc sống cũng sẽ chẳng khác địa ngục là bao nhiêu.
Đọc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, ta sẽ thấy Vũ Nương hiện lên với những phẩm chất tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam truyền thống dưới chế độ xã hội phong kiến vô cùng hà khắc với họ. Vũ Nương không chỉ là một người mẹ thương con, một người con dâu hiếu thảo mà nàng còn là một người vợ hết lòng vì chồng. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu từ xưa đến nay vốn dĩ là một mối quan hệ rất khó có thể dung hòa. Bởi những bà mẹ chồng quan niệm, con dâu là người ngoài, là kẻ khác máu tanh lòng nên hay để ý, soi mói, tìm cách dạy dỗ, ra uy với cô con dâu. Nhưng Vũ Nương thì khác, nàng được mẹ chồng hết mực yêu thương và trân trọng. Chỉ bằng một câu nói “trời xanh kia quyêt chẳng phụ con, như con đã chẳng phụ mẹ” của bà mẹ chồng trước lúc lâm chung cũng đã đủ để ta thấy bà mẹ yêu quý Vũ Nương đến nhường nào. Với Trương Sinh, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép của một người vợ, chưa bao giờ để chồng nghi ngờ. Đặc biệt tôi ấn tượng sâu sắc với lời nói của Vũ Nương lúc tiễn chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Hoàn toàn khác với người ta, Vũ Nương không mong mỏi được làm bà lớn, phu nhân, cũng không mong được sống trong nhung lụa, vinh hoa phú quý mà nàng chỉ mong mỏi Trương Sinh được trở về bình yên mà thôi. Thì ra, với người phụ nữ ấy, mà có thể là tất cả những người phụ nữ giống như Vũ Nương trong thời loạn lạc lửa binh ấy, niềm khao khát lớn nhất đối với họ không gì khác chính là hạnh phúc gia đình và sự bình yên của người chồng. Chí làm trai của người đàn ông trong xã hội xưa luôn là điều lớn lao. Thêm vào đó, đạo vua tôi - một trong ba mối quan hệ để duy trì trật tự của xã hội phong kiến, khiến Trương Sinh không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước lời triệu tập của đất nước. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm tan nát biết bao gia đình. Và chính nó cũng là nguyên nhân sâu xa cho số phận đau khổ và cái chết thương tâm của Vũ Nương sau này.
Những tưởng, sau tất cả những nỗ lực và cố gắng suốt ba năm Trương Sinh không ở nhà, Vũ Nương sẽ được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc, trong tình yêu thương và trân trọng của chồng. Nhưng nghiệt ngã thay, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa con cùng chiếc bóng oan nghiệt, bao nhiêu tủi hờn, đau khổ của Vũ Nương phút chốc bị đạp đổ hết. Dù nàng đã cố gắng biện bạch, giày bày lòng mình để chồng hiểu và thông cảm, nhưng Trương Sinh gạt đi, bỏ hết ngoài tai những lời bênh vực Vũ Nương, khăng khăng kết tội nàng. Kết quả tất yếu của điều ấy là cái chết oan khuất của Vũ Nương. Cái chết của nàng là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến với cái nhìn hà khắc với người phụ nữ - một chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp lên nhân phẩm và danh dự của những người phụ nữ. Chiến tranh phi nghĩa cũng tạo nên bức tường ngăn cách trong mối quan hệ vợ chồng Trương Sinh - Vũ Nương. Tất cả những điều ấy đẩy Vũ Nương vào bước đường cùng, không có lối thoát. Và nàng buộc phải lựa chọn cái chết để bảo vệ cho danh dự và trinh tiết của mình.
Tôi ám ảnh nhất với chi tiết kết thúc truyện, khi Vũ Nương trở về ẩn hiện trên mặt sông và nói vọng vào bờ với Trương Sinh rồi biến mất. Điều ấy cho thấy, khi Trương Sinh biết được sự thật, hiểu được nỗi oan khiên của Vũ Nương thì sự thật đau đớn là nàng đã không còn trên thế gian này nữa. Nàng phải trả một cái giá quá đắt cho hạnh phúc mà nàng đã cất công gìn giữ. Đọc tới đây, tôi bỗng thấy thương cảm cho số phận của Vũ Nương nói riêng, của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung.
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ dù đã kết thúc nhưng ám ảnh về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vẫn còn trong tâm trí tôi. Tôi vẫn chưa thể lí giải nổi những con người hết lòng vì chồng, con, vì gia đình tại sao lại bị đối xử một cách tàn nhẫn, bị chà đạp và khinh rẻ đến mức ấy? Kết cục của họ không còn cách nào khác ngoài việc lấy cái chết để chứng minh tấm lòng sắt son của mình.
Tham khảo:
Mùa thu, mùa luôn gợi biết bao nhớ thương trong lòng người. Tiết trời không còn những cơn mưa phùn của mùa xuân, không nóng bức như mùa hạ và không còn cái giá lạnh của mùa đông. Mùa thu là sự hài hòa của tất cả các mùa trên, cũng bởi vậy mà tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân viết về đề tài mùa thu rất nhiều. Trong số những bài thơ viết về đề tài này ta không thể không nhắc đến Sang thu của Hữu Thỉnh. Bằng một vài nét bút tài hoa ông đã phác họa những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu.
Thu sang lòng ai chẳng vương vấn, bởi chút hoa sữa nồng nàn, bởi hương cốm mới tinh khôi, mỗi người, mỗi thi nhân đều có những dấu hiệu riêng để cảm biết mùa thu. Mùa thu là mùa của cây ngô đồng, lá phong đỏ trong thơ cổ:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng chi thu
Hay mùa thu với dáng liễu thướt tha trong thơ Xuân Diệu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Còn với Hữu Thỉnh thì sao, ông lấy dấu hiệu gì trong vô vàn những tín hiệu trên để cảm nhận khoảnh khắc thu sang. Chúng ta hẳn sẽ cảm thấy thật bất ngờ trước những cảm nhận c, tín hiệu của riêng ông khi mùa thu đến:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Tín hiệu báo thu về của ông thật đặc biệt. Có lẽ lần đầu tiên trong thi ca mới lấy tín hiệu hương ổi bình dị, dân dã để báo hiệu thu đã sang. Hương ổi nhẹ nhàng đi cùng với từ “bỗng” gợi cho ta cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng. Dường như một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy bước chân thu ngập ngừng trước ngõ. Hương thu “phả” vào gió se se lạnh, làn hương ngọt ngào, đậm đà như sánh lại. Không chỉ vậy, hương ổi còn gợi nên điều gì đó rất đỗi thân thuộc, yêu dấu của làng quê Việt Nam, hương thu của Hữu Thỉnh thật lạ, thật độc đáo. Bằng đôi mắt nhạy bén của người nghệ sĩ, Hữu Thỉnh còn nhận thấy những làn sương mỏng nhẹ, “chùng chình” đi qua ngõ. Với nghệ thuật nhân hóa đã có thấy dáng vẻ, tâm trạng của những làn sương thu. Chúng đi chậm chạp, như còn lưu luyến, luyến tiếc điều gì đó của mùa hạ, nửa muốn sang thu, mà nửa lại muốn ở lại.
Đối diện với khoảnh khắc thu sang, lòng người cũng ngỡ ngàng, dường như còn chưa tin rằng thu đã về: Hình như thu đã về. “Hình như” nhân vật trữ tình còn băn khoăn, chưa chắc chắn, bởi những tín hiệu thu về vẫn còn mơ hồ và ít ỏi quá. Có lẽ cần những tín hiệu rõ ràng hơn, đầy đủ hơn như là một xác tín cho mùa thu. Chỉ với hương ổi, làn gió se và chút sương lãng đãng, nhân vật trữ tình đã mơ hồ, mong manh nhận ra những dấu hiệu của mùa thu, qua đó cũng cho thấy tâm hồn tinh tế nhạy cảm của thi nhân. Lời thơ vừa ngỡ ngàng, vừa reo vui trước khoảnh khắc thu sang.
Không gian mở rộng dần, không chỉ còn là không gian thôn vườn, ngõ xóm mà đã có sự rộng mở ra không gian sông nước, bầu trời: Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã. Con sông tất bật với dòng phù sa nhuốm đỏ, ngày đêm cuồn cuộn chảy đã được thay thế bằng con sông hiền hòa hơn, tĩnh lặng hơn, dòng sông khi sang thu trở nên trong trẻo, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông dường như được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả. Đây đồng thời cũng là hình ảnh của con người được nghỉ ngơi sau bao khói bom, lửa đạn chiến tranh. Vận động ngược chiều với con sông chính là những cánh chim tất bật vội vàng bay về phương Nam tìm hơn ấm, tránh cái lạnh của mùa đông phương Bắc sắp đến. Tâm hồn ông thật tinh tế và nhạy bén, bởi đã nhận ra những biến chuyển tế vi nhất của thiên nhiên vạn vật.
Nhưng có lẽ hình ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất chính là hình ảnh: Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. Đám mây mùa hạ được hữu hình hóa, vừa thực lại có nét gì đó rất hư ảo, đã tái hiện được những bước đi của thời gian. Nhưng cái đặc sắc hơn chính là việc Hữu Thỉnh lấy cái hữu hình là đám mây để nói về cái vô hình là thời gian. Thời gian một khái niệm trừu tượng, không thể nắm bắt, đo đếm vậy mà có cái “vắt mình” của đám mây dường như thời gian hạ - thu đã có ranh giới rõ ràng, hữu hình. Đám mây trở thành cầu nối giữa hai mùa, khiến chúng trở nên liền mạch, không bị đứt đoạn. Đám mây cũng như làn sương vẫn còn luyến tiếc mùa hạ, vẫn chưa muốn chia tay mùa hạ, nhưng lại cũng mang trong mình mong muốn khám phá mùa thu bí ẩn, trạng thái ấy khiến cho đám mây mới chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế qua những câu thơ giàu thật chất tạo hình, ẩn sau thời gian chuyển tiếp từ hạ sang thu là hình ảnh đời người lúc sang thu.
Sang khổ thơ cuối, những biến chuyển của thiên nhiên ngày một rõ nét hơn: nắng vẫn còn nhưng nhạt hơn, dịu hơn, không còn gay gắt như mùa hè; cơn mưa rào mùa hạ chợt đến chợt đi cũng vơi dần, bớt dần. Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn. Mùa thu đã hiện hình giữa đất trời.
“Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” đây là phút giây suy ngẫm, chiêm nghiệm của Hữu Thỉnh trước khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên cũng là thời điểm giao mùa của con người. Con người khi đã từng trải, đi qua nhiều giông bão của cuộc đời thì họ cũng trở nên vững vàng, trưởng thành hơn trước những vang động của cuộc sống.
Sang thu của Hữu Thỉnh với ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên ông đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa, những nét thu thật thu của đất Bắc. Nhưng đằng sau bức tranh thu sang còn là những suy ngẫm, chiêm nghiệm về khoảnh khắc đời người sang thu.
- Mở bài:
+ Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.
+ Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.
- Thân bài:
Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:
+Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.
+Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.
+Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.
+Nam giúp Quân học bài.
+Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.
+Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.
+Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.
+Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.
- Kết bài:
+ Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ
+ Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.
em có thể làm theo dàn ý như sau:
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b. Thân đoạn:
- Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao....; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể).
- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ....của người lao động. Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng) Tình cảm gia đình (dẫn chứng) Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng) Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng) Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng) Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng) Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng) Tình thầy trò (dẫn chứng) Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng)
c. Kết đoạn:
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
1. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện không thể nào quên: “Bố của Xi-Mông”.
- Ấn tượng khái quát: câu chuyện là sự tủi hờn, khó khăn của một cậu bé từ nhỏ đã không có bố, mang tính nhân đạo sâu sắc.
2. Thân bài
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện
- Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Cậu sống thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.
- Cậu bé phải chịu đủ mọi lời trêu chọc từ đám bạn, khi bị ức hiếp thì chỉ biết bỏ chạy
- Xi–mông quá buồn và định tự tử
- Bác Phi–lip đã an ủi và nhận làm bố của Xi-mông.
- Từ đó, Xi–mông tự hào và đầy hãnh diện khi gặp đám bạn.
- Nêu cảm nghĩ về:
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật:
Cuộc sống đáng thương của Xi-mông và mẹ
Môi trường sống khiến cho Xi-mông càng thêm buồn và đau khổ (Cậu đến trường và bị bọn trẻ "xua đuổi", bị đánh tơi tả)
+ Nhưng cung bậc cảm xúc của Xi-mông:
Sự tuyệt vọng, phải tìm đến cách tự tử của Xi-mông
Niềm vui và hạnh phúc vỡ òa của Xi-mông khi được bác Phi-líp nhận làm con
Sự hãnh diện, tự tin và vui vẻ trước đám bạn của Xi mông khi đã có bố
+ Sự quan tâm, sẻ chia của bác Phi-líp (Bác Phi-líp an ủi và che chở cho Xi-mông như thế nào?)
+ Cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả
3. Kết bài
- Suy nghĩ của em về câu chuyện
- Tình cảm của em dành cho nhân vật.