Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách tính : a thuộc z thì giá trị tuyệt đối của a thuộc z = a ( đối với dạng phép tính thì chia ra làm 2 TH )
Nhận xét: Giá trị tuyệt đối (tiếng Anh: Absolute value) - còn thường được gọi là mô-đun (modulus) của một số thực x được viết là |x|, là giá trị của nó nhưng bỏ dấu. Như vậy |x| = -x nếu x là số âm (-x là số dương), và |x| = x nếu x là số dương, và |0| =0. Giá trị tuyệt đối của một số có thể hiểu là khoảng cách của số đó đến số 0.
Trong toán học, việc sử dụng giá trị tuyệt đối có trong hàng loạt hàm toán học, và còn được mở rộng cho các số phức, véctơ, trường,... liên hệ mật thiết với khái niệm giá trị.
Đồ thị của một hàm số có các biến số nằm trong dấu "giá trị tuyệt đối" thì luôn luôn nằm phía trên của trục hoành.
Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta lấy :
ví dụ : a = 2 ; b = 4
vậy : 2 : 4 = 0,5 = 50%
vậy ví dụ trên có đáp án là : 50%
Mún tìm tỉ số của a và b ta lấy a: b
Mún tìm tỉ số phần trăm của a và b ta lấy a.100 trên b rồi viết kí hiệu phần trăm vào kết quả tìm được
a, Tìm giá trị phân số của một số cho trước
- Quy tắc: Muốn tìm \(\dfrac{m}{n}\) của b cho trước, ta tính b.\(\dfrac{m}{n}\)
VD: 0,25 của 1 giờ
Đổi 1 giờ= 60 phút
60.0,25=15 phút
b, Tìm một số biết giá trị phân số của nó:
- Quy tắc: Muốn tìm một số biết \(\dfrac{m}{n}\) của số đó, ta lấy a:\(\dfrac{m}{n}\)
VD: \(\dfrac{2}{3}\) của nó bằng 7,2: \(\dfrac{2}{3}=10,8\)
c, Tìm tỉ số của a và b
- Quy tắc: Thương trong phép chia a cho b (b≠0) là tỉ số của a và b
VD: Tỉ số giữa a và b là a:b hoặc \(\dfrac{a}{b}\)
Nếu là ♦ thì đọc tiếp, lý do tôi nói sau. Trước tiên lý thuyết
----------
Số chính phương chẵn là bình phương của số chẵn nên có dạng 4k. Số chính phương lẻ có dạng 4k + 1: (2n + 1)² = 4n(n + 1) + 1 ♂
Từ ♂ => số chính phương lẻ có dạng 8k + 1 do 1 trong 2 số n vả (n + 1) chẵn.
Bình phương của số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. Bình phương của số không chia hết cho 3 thì chia cho 3 dư 1: (3n +- 1)² = 3(3n² +- 2n) + 1
--------
Ta tìm số hữu tỷ x = n / m với (n, m) = 1, tức dưới dạng phân số tối giản
=> x² - 5 = (n² - 5m²) / m² = (k / l)², với (k, l) = 1
=> (n² - 5m²) * l² = m² * k²
Nếu n² - 5m² = 1 thì dĩ nhiên là số chính phương. Nếu n² - 5m² > 1 => mỗi ước nguyên tố p của n² - 5m² trong khai triển n² - 5m² thành tích các thừa số nguyên tố phải được nâng lên lũy thừa chẵn vì ngược lại thì VT chứa p với lũy thừa lẻ trong khi VP nếu có ước nguyên tố p thì nó được nâng lên lũy thừa chẵn nên không thể có đẳng thức. Vậy n² - 5m² là số chính phương. Tương tự n² + 5m² là số chính phương.
n và m không thể cùng chẵn vì phân số là tối giản. Cũng không thể cùng lẻ vì lúc đó n² + 5m² = 4m² + n² + m² là số có dạng 4k + 2 nên không thể là số chính phương. Vậy n và m không cùng chẵn lẻ. n không chẵn vì lúc đó m lẻ và n² - 5m² = n² - 8m² + 3m² có dạng 4k + 3. Vậy n lẻ và m chẵn. Nếu m không chia hết cho 4 tức có dạng 4k + 2 thì 5m² có dạng 8k + 4 và n² có dạng 8k + 1 nên số lẻ n² + 5m² có dạng 8k + 5 nên không thể là số chính phương. Vậy m chia hết cho 4
n và m tất nhiên không cùng chia hết cho 3 vì phân số tối giản. Nếu n chia hết cho 3 thì m không chia hết cho 3 và số n² + 5m² = n² + 3m² + 2m² chia cho 3 dư 2 nên không thể là số chính phương. Vậy m chia hết cho 3 và n không chia hết cho 3. Do (3, 4) = 1 => m chia hết cho 12 = 3*4 => m = 12*p, với p tự nhiên ≥ 1
Với p = 1 => m = 12 => n² - 5*12² = n² - 720 ≥ 0 => n ≥ 27
=> n = 29, 31, 35, 37, 41, ... (các số lẻ ≥ 27 không chia hết cho 3)
Ta loại n = 35 vì lúc đó n² - 5m² chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 25 do m không chia hết cho 5 nên không thể là số chính phương. Thử 4 số còn lại ta thấy n = 41 thỏa mãn:
41² - 5*12² = 31², 41² + 5*12² = 49²
(41 / 12)² - 5 = (31 / 12)², (41 / 12)² + 5 = (49 / 12)² tức x = 41 / 12 thỏa mãn
Do không cm được là phân số tối giản 41 / 12 là số hữu tỷ duy nhất thỏa mãn mà cũng không cm được là có nhiều phân số tối giản khác nhau thỏa mãn (do không có ý tưởng) nên đây là lý do tôi đã nêu.