K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

Thơ hay quá pạn ak :^'

5 tháng 11 2019

thơ bạn làm à

21 tháng 12 2018

Có một không gian tưởng như thật buồn, mà trở nên tươi đẹp hoành tráng, tràn đầy sự sống. Đó là không gian biển đêm trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Có bao nhà thơ viết về biển, nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, nhà thơ hình dung nước biển như những sợi tơ xanh mềm buông rũ. Những con cá thu như con thoi bạc qua lại đi về trong vùng tơ xanh ấy. Rồi nhà thơ lại thấy nước biển sóng sánh vàng như màu trăng. Đàn cá đủ loại bơi lội trong nước trăng vàng. Nhà thơ liệt kê “cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, chỉ miêu tả hai chi tiết làm cho bức tranh như sống hẳn dậy, có linh hồn: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” và “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Cái đuôi cá quẫy nước, làm tung lên những giọt nước lóe sáng màu trăng giống như người họa sĩ vẩy ngọn bút tài hoa bay bướm để lại một vùng bụi trăng lóe sáng trên mặt nước bằng phẳng. Rồi mặt biển như trở lại yên bình, có thể nhìn thấy những bóng sao trong đáy nước. Biển xao động, bóng sao trong nước chênh chao, lòa nhòa “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”.
Trên mặt biển đẹp như tranh ấy, đoàn thuyền lấy gió làm sức, lấy trăng làm buồm, không phải đi trên mặt biển mà như bay trong không gian bát ngát “lướt giữa mây cao với biển bằng” thật hùng vĩ.
Thời gian trên biển là cả thời gian lao động không ngừng suy nghĩ, tính toán “dò bụng biển”, tổ chức đánh bắt cá “dàn đan thế trận”, gõ thuyền đuổi cá vào lưới…. Thu hoạch cá “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Là một hình ảnh thơ đẹp vừa diễn tả sự bội thu của quá trình đánh bắt cá, nỗi khó nhọc của quá trình lao động mà còn như tạo hình khắc chạm đôi tay chắc khỏe của những người thợ biển. Là quá trình lao động có suy nghĩ, chủ ý của những người lao động mới. Con người gắn với thiên nhiên đẹp và hùng vĩ dường như trở nên đẹp và hùng vĩ hơn.
Đoàn thuyền trở về trong một vũ trụ mới. Một rạng đông, một bình minh, một buổi sáng đang lên từ chân trời hay đâu trong đoàn thuyền kia, nơi những con cá “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Trong không gian mới mẻ, huy hoàng, mặt trời như mang cánh thời gian bay đi “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”, vũ trụ đang chuyển động trong sức người và tạo hóa. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

Học tốt desu~

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Bạn tham khảo và thêm ý cho bài viết của mình thêm đặc sắc nhé: 

Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong phong trào Thơ mới. Thơ của ông luôn có một phong cách rất riêng với những nhà thơ khác. Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông trong thời kì mới là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ là lời ca ngợi thiên nhiên và con người lao động Việt Nam thời kì đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt là ba khổ thơ:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
...
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"

Ba khổ thơ trên là bức tranh thiên nhiên và con người lao động giữa biển khơi mênh mông. Đó là hình ảnh của những con người đang cố gắng hết sức mình đánh bắt từng đàn cá lớn để làm giàu cho quê hương đất nước. Hình ảnh những con người đang lao động giữa biển khơi to lớn thật hào hùng, kiên cường và mạnh mẽ biết bao.

Bài thơ là sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Thế nên, khi viết về những người lao động đang ra khơi đánh bắt cá, Huy Cận đã vẽ ra một khung cảnh lãng mạn vô cùng:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"

Đoàn thuyền của con người đang lướt đi dưới ánh trăng vàng đang chiếu trên mắt biển long lanh. Vốn đoàn thuyền ấy chỉ là những con thuyền nhỏ bé, bình thường, thế nhưng giờ đây nó đang dần trở lên khổng lồ, to lớn, để hòa nhập với kích thước bao la của vũ trụ. Con thuyền ấy giờ đây có bánh lái là gió, có cánh buồm là ánh trăng vàng, đang lướt đi thật nhẹ giữa mênh mông không trung bao la. Những hình ảnh "lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng" đã biến đổi đoàn thuyền bình thường trở thành một đoàn thuyền của vũ trụ, vừa to lớn, kì vĩ, lại vừa đẹp lộng lẫy dưới ánh trăng. Giữa lúc này đây, dường như không trung vô tận kia đang hòa cùng với mặt biển làm một thể thống nhất đưa con thuyền trôi ra ngoài dặm xa. Ở ngoài đây, con thuyền đang chăm chú đậu lại, để "dò bụng biển". Hành động dò tìm này phải chăng là hành động tìm kiếm những đàn cá lớn, tìm tòi những điều bí ẩn thế giới biển cả để đánh bắt, để học hỏi của những người ngư dân trên biển? Hành động ấy vừa để phát hiện ra luồng cá lớn vừa như để thăm dò ẩn ý của mẹ biển cả, liệu người có bằng lòng để chúng con được mang về thật nhiều cá lớn mà làm giàu cho quê hương? Con người và thiên nhiên ở đây hiện lên đều thật hùng vĩ và to lớn. Con người chẳng phải là những vật thể nhỏ bé giữa vũ trụ biển cả bao la nữa, mà họ cũng vụt trở lên thật to lớn, thật sinh động vô cùng. Họ đang trong tư thế làm chủ thiên nhiên, bởi vậy nên họ mới mạnh dạn "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Đây là một hành động chuẩn bị cho việc đánh bắt một mẻ cá lớn.

Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh với thiên nhiên và con người lao động cùng nhau hòa quyện. Thiên nhiên trong đó thật vừa rộng lớn, bao la, lại vừa đẹp đẽ muôn phần nhưng con người trong bức tranh ấy của Huy Cận chẳng còn là những chủ thể yếu đuối trước thiên nhiên vũ trụ nữa. Ở đây, trong bức tranh này, họ đang đứng hiên ngang trước thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, sánh ngang tầm với thiên nhiên, dù thiên nhiên ấy còn biết bao điều bí ẩn mà họ chưa khám phá được hết. Thế mới hiểu rõ, con người Việt Nam sau chiến tranh đã trưởng thành, lớn lao, mạnh mẽ, kiên cường như thế nào trước bao sóng gió bão tố!

Bước sang một khổ thơ khác, người đọc chúng ta lại được Huy Cận dẫn tới một bức tranh khác. Bức tranh ấy vẫn là chủ đề thiên nhiên, thế nhưng thiên nhiên trong đó không chỉ có mỗi ánh trăng vàng, mặt biển xanh mà giờ đây nó còn lấp lánh đầy sắc màu khác nữa. Đó là sắc màu của những loài cá biển:

"Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

Quả là một bức tranh rực rỡ sắc màu và thật sống động. Nào là màu lấp lánh, "vàng chóe", nào đen, nào hồng,... đủ màu đủ sắc, đủ thanh âm, thật đặc sắc biết chừng nào! Khổ thơ mở đầu bằng một loạt tên của những loài cá biển vốn là những loài cá đặc biệt chỉ có của vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh. Nào cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song - toàn là những loài cá đặc sản, thế mới thấy được biển cả Việt Nam giàu có, phong phú đến nhường nào! Không chỉ vậy, biển cả còn hiện lên thật đẹp khi:

"Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe"

Cá song - một loài cá đặc sản của vùng biển Việt Nam, với đặc trưng là chiếc đuôi đen đỏ, giờ đây trong con mắt đa tình của người thi sĩ, nó bỗng trở thành một bó đuốc giữa lòng biển khơi. Bó đuốc ấy thắp sáng lên cả một vùng biển rộng tăm tối, để vùng biển ấy vụt sáng lên, óng ánh lên thứ ánh đuốc đen hồng. Chưa từng có trong thi ca một hình ảnh so sánh mĩ miều đến vậy! Phải là người có trí tưởng tượng thật phong phú, đôi mắt quan sát thật tinh tường thì Huy Cận mới có thể nhận ra được cái thứ đặc trưng đặc sắc này của mỗi loài cá biển. Không chỉ thắp lên một ánh đuốc sáng bừng cả đại dương, trong mắt Huy Cận, những chú cá biển ấy như những cô em gái lém lỉnh, tinh nghịch, đang quẫy thật mạnh chiếc đuôi lóng lánh của mình trên mặt nước. Và thế là, giữa mặt nước mênh mông, ánh trăng "vàng chóe" bắn lên không trung vừa đẹp lóng lánh, lại tươi mát lạ lùng. Ở đây Huy Cận đã dùng một tính từ tả màu sắc rất nổi bật "vàng chóe" - thứ ánh vàng vừa óng ánh lại vừa đặc biệt, nó đã làm câu thơ bật lên nghe rất âm vang. Kết lại khổ thơ, Huy Cận viết:

"Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

Đây là một hình ảnh nhân hóa, nhưng lại độc đáo một cách thật thú vị. Màn đêm đang thở, đang dùng những nhịp thở của mình để thổi vào không gian tĩnh mịch của biển cả bao la. Cái tiếng thở ấy của đêm phải chăng là âm thanh của tiếng nước thủy triều đang nhấp nhô nâng hạ? Từng đợt thủy triều cuốn vào bờ cát rồi lại chạy thật nhanh ra xa và Huy Cận như cảm thấy như màn đêm đang phập phồng hơi thở: sao lùa nước Hạ Long? Những miền, những chiều không gian khác nhau nhưng lại được Huy Cận nối lại thành một cách liền mạch. Không gian của đêm, của biển, của sao trời và ánh trăng đã nối thành một điểm và ở giữa điểm đó là hình ảnh của những con người lao động đang miệt mài với công việc của mình.

Cả khổ thơ là lời ca ngợi của Huy Cận đối với sự giàu có của biển cả mênh mông. Bằng con mắt của nhà thi sĩ yêu đời, Huy Cận đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên cùng muôn vàn loài cá khác nhau thật đẹp đẽ. Bức tranh ấy vừa đầy màu sắc, nhưng lại không kém phần lung linh, sinh động biết bao.

23 tháng 9 2023

Sos

29 tháng 2 2020

* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:

- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:

  + Cao: bầu trời, mặt trăng.

  + Rộng: mặt biển.

  + Sâu: lòng biển.

=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.

-  Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:

  + Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.

  + Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.

  + Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.

  + Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.

=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.

- Gợi hình tượng người lao động trên biển:

  + Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.

  + Làm chủ cả vũ trụ.

* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:

 - Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:

  + Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.

  + Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.

- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:

  + Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.

  + So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.

=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.

- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:

  + Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.

  + Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.

=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.

- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.

- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.

  + Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.

  + Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.

-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.

* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:

- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.

- Cảnh được tái hiện:

  + Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.

  + Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.

  + Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.

=> Qua đó ta thấy:

- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.

- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.

- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.

TL
2 tháng 2 2021

Tk 

  Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

 

- Ẩn dụ và nhân hóa" Thuyền ta lái gió với buồm trặng

 

                                 Lướt giữa mây cao với biển bằng,

 

                                 Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

 

                                Dàn đan thế trận lưới vây giăng"   

 

 Trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" Huy Cận viết:

 

                   " Thuyền ta lái gió....lưới vây giăng"        

 

                 Đó là hình ảnh con người lao động mới trong thời điểm đánh cá trên biển. Những người ngư dân bắt tay vào công việc đánh cá trên biển làm việc trong tư thế làm chủ chinh phục thiên nhiên, biển cả. Họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển, trời, trăng, sao để làm tăng khí thế của con người lao động.

 

                                             " Thuyền ta............vây giăng "

 

                 Với hình ảnh ẩn dụ, lãng mạn cho thấy thiên nhiên cũng như tiếp sức cho con người. Gió trời trở thành người lái, trăng sà xuống cánh buồm như làm bạn với con người. Con thuyền không hề có cảm giác nặng nề mà như bay lên giữa thiên nhiên cao rộng. tầm vóc của người ngư dân vụt lớn bổng lên ngang tầm vũ trụ. Đó là tư thế của những con người lao dộng mới

 

                                          " Ra đậu.............vây giăng"

 

                Hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa cho thấy những người ngư dân như những nhà thám hiểm đang ngày đêm thăm dò khám phá đại dương để đánh thức tiềm năng của lòng biển, để làm cho cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp. Họ đang trong cuộc chinh phục biển khơi. Họ đến trận chiến này 1 cách hào hứng mê say, lao động cần mẫn để có thành quả. Vũ khí của họ là những mỏ lưới thả xuống biển cả làm nổi bật vị thế của người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên.

+) Ẩn dụ :lái gió ,buồm trăng

+) Nói quá :lướt giữa ...biển bằng

+) Nghệ thuật đối :mây cao vs biển bằng

Tác dụng: 

+“Lái gió”, “buồm trăng” là những hình ảnh ẩn dụ được xây dựng trên sự tưởng tượng táo bạo.

+ Ẩn dụ, nói quá ⇒ Con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.

+ Phép đối tạo nên nét đẹp kì vĩ của không gian.

Câu 1 (3.5 điểm)Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" của nhạc sĩ Tân Huyền có đoạn:"Những đêm Trường SơnĐường tiền tuyến uốn quanh coMây trời đẹp quá,Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe..."1. Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Tác giả bài thơ đó là ai?2. Nhớ lại bài thơ mà em vừa nhắc tới và thực hiện các yêu cầu:a. Bài...
Đọc tiếp

Câu 1 (3.5 điểm)

Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" của nhạc sĩ Tân Huyền có đoạn:

"Những đêm Trường Sơn

Đường tiền tuyến uốn quanh co

Mây trời đẹp quá,

Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe..."

1. Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Tác giả bài thơ đó là ai?

2. Nhớ lại bài thơ mà em vừa nhắc tới và thực hiện các yêu cầu:

a. Bài thơ viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

b. Xác định và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

Câu 2 (1.5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chàng vội gọi, nàng vẫn giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

a. Xác định lời dẫn trong đoạn văn và cho biết dẫn theo cách dẫn nào?

b. Qua lời dẫn trên, em thấy nhân vật là người thế nào?

c. Từ đó, theo em lời dẫn có vai trò gì khi xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nghĩ về tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích sau:

“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

…Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng cho lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước … Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ….”

 

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

Đoạn văn trên bàn về nội dung?

A. Cái hay của một bài thơ

B. Cách đọc một bài thơ

C. Tư tưởng trong thơ

D. Tư tưởng trong nghệ thuật

1
24 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D.