K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật:

`-` Nếu nhiệt độ quá cao `(` tầm trên `40^0 C ` `)` sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp.

`-` Nếu nhiệt độ quá thấp `(` dưới `10^0 C `)` sẽ gây khó khăn cho rễ trong việc cung cấp nước cho quá trình quang hợp.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp ở thực vật: Nếu ánh sáng mạnh thì quang hợp tăng lên và ngược lại.

Quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ là bởi vì nó chỉ diễn ra ở nhiệt độ 20-30 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì quang hợp sẽ gần như không thực hiện được

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:

- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.

- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.

- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:

- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.

- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.

- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.

22 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua: Ở các nhiệt độ khác nhau, cường độ quang hợp của cây cà chua sẽ khác nhau.

- Cà chua quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 21oC.

- Khi nhiệt độ thấp (13oC) cây quang hợp yếu.

- Khi nhiệt độ quá cao (35oC), quá trình quang hợp bị ngưng trệ.

24 tháng 2 2023

Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:

- Cây sống ở vùng nhiệt đới trên bề mặt là có tầng cutin dày, có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới vào mùa đông giá lạnh cây thường rụng lá nhiều làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước; chồi cây có các vẩy bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần tạo thành lớp cách nhiệt cho cây.

- Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 90oC. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 27oC.

- Một số loài rùa, khi trứng được ấp ở nhiệt độ khoảng 26oC sẽ nở ra toàn con đực, khi được ấp ở khoảng 32oC sẽ nở toàn con cái.

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

- Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Một số sinh vật có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhiệt độ như động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông.

- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,…

- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ của trứng, tỉ lệ giới tính,…

24 tháng 2 2023

- Hình (a): Nhiệt độ có ảnh hưởng đến chu kì sống của ruồi giấm. Ở nhiệt độ 25oC, chu kì sống là 10 ngày, còn ở nhiệt độ 18oC thì chu kì sống kéo dài hơn 17 ngày. Điều đó chứng tỏ, ở 25oC, ruồi giấm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ở 18oC.

 - Hình (b): Cá rô phi chỉ sống được ở nhiệt độ trong khoảng 5,6oC - 42oC. Ngoài khoảng này (tức là dưới 5,6oC hoặc trên 42oC), cá sẽ bị chết.

16 tháng 5 2023

Chuyển hóa năng lượng: Biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác

Hô hấp tế bào: Mỗi lá cây có nhiều khí khổng. Trong khí khổng thì cấu tạo thành ngoài mỏng, thành trong dày. Hô hấp là lấy vào khí O2 và thải ra khí CO2

Quang hợp: Quá trình sinh vật lấy vào khí CO2 và thải ra khí O2

Quá trình trao đổi nước: Diễn ra ở mạch rây và mạch gỗ

Vai trò mạch rây: Tổng hợp chất hữu cơ ở cây

Vai trò mạch gỗ: Tổng hợp nước và muối khoáng

Ở thực vật chất dinh dưỡng là chất khoáng, cần bón phân như phân đạm, lân, kali để thực vật phát triển