Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Châu Á là một bộ phận của lục địa Á- Âu
Tiếp giáp: với hai châu: châu Âu, châu Phi
với 3 đại dương:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Địa hình: đa dạng, chia cắt phức tạp, có nhiều hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ, nhiều đồng bằng sông lớn nhất thế giới
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm
Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và một số kim loại màu như: đồng, thiếc, ...
Khí hậu: đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau như đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt xích đạo.
Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đồng đều, chế độ nước phức tạp.
Cảnh quan: phân hóa đa dạng như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, thảo nguyên.
2. Kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa song trình độ kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều.
Đặc điểm địa hình:
– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. ... Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.
Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi. Thưa thớt ở vùng cực và nội địa như: phía tây Trung Quốc, I- rac, A- râp- xê- ut, ... do có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, lạnh giá
Giúp mình trả lời vs. Càng chi tiết càng tốt. Mình cần gấp lắm :)
*Vị trí địa lí và kích thước châu lục
- Châu á là châu lục rộng lớn nhất thế giới
+ Diện tích: 41,5 triệu km2( nếu tính diện tích các đảo 44,4 triệu km2)
+ Nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
*Ý nghĩa: Hình thành nhiều đới khí hậu khác nhau
+Vị trí lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo nên ình thành các đới khí hậu từ Bắc đến Nam
+Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực đông nam á
tham khảo
a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên
- Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)
- Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
- Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.
Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)
● Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.
- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.
c. Đối với an ninh - quốc phòng (AN - QP)
- Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.
- Trên đất liền: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất).
- Trên vùng biển: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,... Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí...), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng.
● Như vậy, vị trí địa lý nước ta có nét khá độc đáo so với các nước trong khu vực. Đó là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Điều đó đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển.
Địa hình châu Á gồm nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ kết hợp các đồng bằng nằm xen kẽ làm cho địa hình bị chia cát phức tạp. Đây là khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á, làm cản trở hoạt động giao lưu trao đổi giữa các vùng, lãnh thổ, các quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại như: phải làm cầu nhiều, hầm đường bộ để vượt qua sông, núi (chủ yếu có hướng Bắc - Nam). Tuy nhiên việc phát triển giao thông là hết sức cần thiết - đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo sự thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.
Câu 1.
Địa hình châu Á rất phức tạp, nhiều sơn nguyên và núi cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, làm cho phía ven biển châu Á có khí hậu ẩm,mưa nhiều, vào sâu trong lục địa mưa ít dần và khí hậu khô hơn.
Câu 2.
Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và khu vực mưa lớn vì ở đó, khí hậu tự nhiên tốt hơn, giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Dựa vào sơ đồ này nha:
Khoáng sản -> Buôn bán -> Đời sống kinh tế -> Phát triển.