Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sekhop)
“Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)
“Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung…Khi đó tôi viết.” (Lecmôntop)
“Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.” (Nêkratxtop)
“Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)
.............................
1- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng( tính truyền miệng)
Văn học dân gian tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.
Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động. Người ta có thể kể , nói , hát, diễn tác phẩm văn học dân gian
Tính truyền miệng làm nảy sinh một hệ quả đó là tính dị bản của tác phẩm văn học dân gian.
Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống.
2- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể)
Văn học viết là sáng tác của cá nhân, còn văn học dân gian lại là kết quả của quá trrình sáng tác tập thể.
Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:
+ Lúc đầu một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
+Sau đó những người khác( có thể ở những địa phương khác nhau, hoặc ở những thời đại khác nhau) tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
+ Văn học dân gian dần dần trở thành tài sản chung của tập thể. Mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ xung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản , chi phối , xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
3- Văn học dân gian gắn với đời sống sinh hoạt của người lao động
- Văn học dân gian ra đời trong lao động
- Văn học dân gian là bức tranh toàn diện về cuộc sống lao động và đời sống tinh thần của người bình dân.
- Văn học dân gian gắn liền với đời sống lễ hội truyền thống của người lao động.
Câu 1:
- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng.
Tham khảo
4)
Truyền thuyết | Cổ tích | Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Con Rồng cháu Tiên | Sọ dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới, áo mới |
Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo | |
Sơn Tinh Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | |
Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
kể tên những văn bàn trong truyện dân gian mà bạn đã học trong chương trình lớp 6 thì ở giữa bạn vẽ một hình tròn và ghi là truyện dân gian rồi bạn kẻ từng ý một ra và ghi những văn bản đó vào là được.Các câu khác cũng thế.Nếu trong sách không có câu trả lời thì bạn tìm trong vở cô giáo đã cho bạn ghi những cái gì.
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
***
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất
- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.
- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.
văn học nhân gian được hình thành thong quá chình hìn thành sự sống và làm việc của con người
GV: Lời dẫn: Xin được chào mừng quí vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu. Có thể nói tìm về với văn học dân gian là hướng về cội nguồn của dân tộc, về với lịch sử CON RỒNG CHÁU TIÊN: Lịch sử của 4000 năm dựng nước và giữ nước,
“ Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Là về với những phong tục tập quán tự ngàn đời “tóc mẹ thì bới sau đầu,cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,cái kèo cái cột thành tên,hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sang,đất nước có từ ngày đó”
Về với những điệu ví câu hò thắm tình nghĩa duyên quê nơi gốc đa, giếng nước sân đình “ hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, em được thì cho anh xin, hay là em để làm tin trong nhà,áo anh sứt chỉ đường tà,vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu,áo anh sứt chỉ đã lâu, mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”
Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường phổ thông, hôm nay, được sự cho phép của BGH nhà trường, tổ Văn Anh tổ chức hoạt động TNST cho học sinh khối 10 với chủ đề: Em yêu văn học dân gian
Qua hoạt động TNST thầy cô hi vọng các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học dân tộc,bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước,làng xóm, thôn bản, yêu cha mẹ, anh em, bạn bè, yêu tình yêu nhân loại.
Đến với chương trình hoạt động ngoại khóa chủ đề “Em yêu vhdg” hôm nay tôi xin được trân trọng giới thiệu thành phần đại biểu:
1.Thầy giáo: Đoàn Trung Nga- hiệu trưởng nhà trường
- Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc- hiệu phó chuyên môn nhà trường
- Thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng- hiệu phó nhà trường cùng tất cả các thầy cô giáo trong tập thể sư phạm nhà trường đã có mặt để tham dự chương trình cùng với chúng ta
Thành phần rất quan trọng của chương trình hôm nay đó chính là các đội chơi. Đội chơi thứ nhất là đội trữ tình dg…. Là sự kết hợp tài năng của các thành viên chi đoàn 10a1 và 10a6. Đội sân khấu dg…..là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a2 và 10a4. Đội tự sự dg….. là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a3 và 10a5. Xin một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của tất cả các đội chơi.
Xin được trân trọng giới thiệu thành phần BGK. Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, đại diện cho BGH nhà trường, thầy giáo Trần Nam Phong- tổ trưởng cm tổ văn anh. Cô giáo Lê Thị Tuyết Nhung – giáo viên bộ môn Ngữ Văn.
Xin một tràng pháo tay thật dòn dã chào đón sự có mặt quí vị đại biểu, các thầy cô giáo và tất cả các em
Chương trình của chúng ta sẽ có ba phần chơi,phần thi chào hỏi, thi kiến thức và tài năng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất phần thi chào hỏi của các đội qua các tiết mục văn nghệ. Mỗi đội sẽ thực hiên một tiết mục văn nghệ và điểm cho phần thi này là 20. Đầu tiên xin mời tiết mục của đội trữ tình dg với bài hát BÈO DẠT MÂY TRÔI…
HS: Thực hiện.
Các em vừa thưởng thức một giọng ca rất ngọt ngào đến từ đội thi trữ tình dân gian, giọng ca đưa chúng ta về với xứ Kinh Bắc- một vùng quê giàu truyền thống văn hóa dân gian qua những làn điệu dân ca quan họ, với những đình đền miếu mạo, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc,những bức họa đồng quê nhiều màu sắc ấn tượng.
Tiếp theo xin mời phần thi của đội chơi SKDG với bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG….
HS: Thực hiện
Có thể nói rằng lời gọi của cô Tấm đối với Bống- người bạn gần gũi trong những ngày Tấm chịu đựng cuộc sống đầy cay nghiệt của mẹ con Cám:
“ Bống Bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng,
Cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm,
Cháo hoa nhà người”.
Đã đi vào bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG một cách thật vui nhộn, đã tạo nên được không khí sôi động một lần nữa cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta dù qua bao nhiêu thời đại khác nhau.
Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao qua những tiết học đầy hào hứng của các em khi tìm hiểu về thân phân người phụ nữ, một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Hình ảnh ấy đã đi vào bài hát CON CÒ do sự thể hiện của đội chơi tự sự dân gian.
HS: Thực hiện.
Và tiết mục CON CÒ của đội chơi tự sự dg sẽ là tiết mục kết thúc phần thi thứ nhất của chương trình ngày hôm nay
GV: Và ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với phần chơi thứ 2 có tên gọi phần thi kiến thức. Thể lệ của phần chơi như sau, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên bốc thăm gói câu hỏi của đội mình,mỗi gói câu hỏi gồm có 5 câu, trả lời đúng câu hỏi của đội các bạn sẽ được cộng 8 điểm, trả lời sai hoặc hết giờ mà các bạn chưa có câu trả lời các bạn sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất, các đội còn lại trả lời đúng câu hỏi sẽ được cộng 4 điểm vào phần điểm của đội mình. Tương tự như vậy ở các đội chơi còn lại. Các bạn nắm rõ luật chơi chưa ạ, chúng ta sẽ bắt đầu nhé. Mời đại diện của các đội chơi lên bốc thăm gói câu hỏi của đội.
- Đầu tiên xin mời đội chơi trữ tình dg…
GÓI CÂU HỎI SỐ 1
Câu 1: Văn học dân gian được gọi là “Sách giáo khoa về cuộc sống” bởi vì:
- Cung cấp nhiều tri thức về tự nhiên, xã hội.
- Phát huy truyền thống yêu nước, nhân đạo.
- Kho tàng tiếng Việt phong phú
- Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2. Dòng nào sau đây thể hiện chính xác nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết
- Là những nhân vật anh hùng kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp cộng đồng dân tộc
- Là những nhân vật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sử
- Là những con người thấp cổ bé họng có số phận bất hạnh trong xã hội
- Là những vị thần
Câu 3: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề nào?
- Dựng nước và giữ nước
- Nguồn gốc dân tộc
- Tình yêu lứa đôi thời dựng nước
- Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc
Câu 4: Chi tiết nào trong Truyện An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy có tính chất kỳ ảo?
- Áo lông ngỗng
- Xây Loa Thành
- Nỏ thần
- Đà cầu hôn
Câu 5: Trình bày ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu – Trọng Thủy
Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước:
- Hóa giải nỗi oan cho Mị Châu
- Thể hiện truyền thống ứng xử bao dung nhân hậu của nhân dân ta đối với hai nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy
- Tạo nên màu sắc thẩm mĩ cho truyện
- Tiếp theo xin mời đội chơi đến từ đội SKDG…
GÓI CÂU HỎI SỐ 2
Câu 1: Văn học dân gian là
- Những sáng tác cổ xưa, lưu truyền qua nhiều thế hệ
- Những sáng tác tập thể, truyền miệng
- Những sáng tác hội hè, đình đám
- Những sáng tác có tính tôn giáo, ma thuật
Câu 2: Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thường được hóa thân?
- Thần thoại
- Truyền thuyết
- Sử thi
- Cổ tích
Câu 3: Truyện Tấm Cám phản ánh xung đột gì trong xã hội?
- Mẹ ghẻ, con chồng
- Giàu- nghèo
- Thiện- ác
- Lợi ích cá nhân- quan hệ tập thể
Câu 4: Nét chung nhất giữa văn học dân gian và văn học viết là:
- Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt
- Thể hiện rõ phong cách của người viết
- Có nhiều dị bản khác nhau
- Sử dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
Câu 5: Sự hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa gì?
Sự hóa thân của Tấm thể hiện ý nghĩa:
- Thể hiện sự chủ động tích cực của Tấm trong quá trình đấu tranh
- Thể hiện sức sống mãnh liệt bền bỉ đấu tranh giành hạnh phúc
- Thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của người lao động xưa với quan niệm ở hiền gặp lành
- Cuối cùng là phần chơi của đội tự sự dg…
GÓI CÂU HỎI SỐ 3
Câu 1: Thể loại văn học dân gian nào chủ yếu bộc lộ tình cảm?
- Tục ngữ
- Ngụ ngôn
- Truyền thuyết
- Ca dao
Câu 2: Tại sao ca dao thường ngắn gọn, hàm súc?
- Vì ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc
- Vì ca dao thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa tượng trưng
- Vì ca dao là tiếng nói tình cảm của nhân dân
- Vì ca dao thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” được bộc lộ trật tự các chi tiết nào sau đây?
- Chiếc khăn-> Đôi mắt-> Ngọn đèn
- Đôi mắt-> Ngọn đèn-> Chiếc khăn
- Chiếc khăn-> Ngọn đèn-> Đôi mắt
- Ngọn đèn-> Đôi mắt-> Chiếc khăn
Câu 4: Từ “đàng” trong câu ca dao “Thân em như giếng giữa đàng” và từ “đường” trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh” có quan hệ gì?
- Đồng âm, khác nghĩa
- Đồng nghĩa, khác âm
- Đồng âm, đồng ghĩa
- Khác âm, khác nghĩa
Câu 5: Điểm giống và khác nhau trong những bài ca dao sau:
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
- Chiều chiều vịt lội bờ bàng
Thương người áo trắng vá quàng nửa vai
- Giống: Cùng motip thời gian “chiều chiều”. Nhân vật trữ tình có cùng tâm trạng: buồn thương da diết, cô đơn trống vắng.
- Khác về nội dung trữ tình:
+ Bài 1: Tâm trạng người con gái lấy chồng xa, buồn, xót, cô đơn không biết chia sẻ cùng ai.
+ Bài 2: Một lời tỏ tình đượm buồn vừa chứa đựng sự xót thương, đồng cảm
Phần chơi của đội tự sự dg đã kết thúc phần chơi thứ hai của chương trình ngày hôm nay. Và bây giờ sẽ là phần chơi dành cho tất cả các bạn. Các bạn đã sẵn sang chưa, chúng ta bắt đầu nhé. Câu hỏi thứ nhất dành cho khán giả có nội dung như sau……
……………………………………………………………………………………
Rất vui và thú vị đúng không ạ, các bạn có muốn chơi nữa không,…xin được hẹn các bạn vào một dịp gần nhất có thể với những chủ đề rât mới mẻ để các bạn có dịp được trải nghiệm sáng tạo cùng văn học, tiếp thu, gìn giữ, và phát huy những giá trị tinh thần,những tinh hoa văn hóa của dân tộc đã được lưu giữ trong bộ môn văn học, một bộ môn rất có ý nghĩa trong đời sống của con người Việt Nam, nơi con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những yêu ghét giận hờn, những tình yêu thương bao la vô bờ bến với quê hương, gia đình, bè bạn. Để từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
Tiếp theo chương trình là phần thi cuối cùng của cuộc chơi, phần thi tài năng. Thể lệ của phần thi như sau: mỗi đội sẽ tham gia một phần thi tài năng của mình, tổng điểm của phàn chơi là 40 điểm trong đó 10 điểm cho trang phục biểu diễn của các bạn,30 điểm còn lại là điểm đánh giá phần diễn xuất .
Nào xin mời phần thi đầu tiên của đội trữ tình dg với phần thi tài năng có tên gọi: BẦN HÁT GHẸO
HS: Thực hiện.
Ca dao là cây đàn muôn điệu diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa. Lời thơ trữ tình kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng của ca dao đã từ lâu đi vào tâm hồn con người Việt Nam qua những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, nuôi dưỡng và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người của chúng ta. Một lần nữa xin được cảm ơn phần thi đầu tiên của đội thi trữ tình dg.
Tiếp theo chương trình mời phần thi của đội thi sân khấu dg vơi trích đoạn “Phạt vạ Thị Mầu”
HS: Thực hiện.
Rất cảm ơn sự trải nghiệm rất sáng tạo đến từ đội thi skdg. Một phần thi rất hài hước không chỉ đưa lại cho chúng ta những nụ cười sảng khoái mà còn gơi cho chúng ta nhớ về nhân vật thị kính với một vẻ đẹp rất thánh thiên và bao dung, nhân từ của người phụ nữ xưa trong vở kịch nổi tiếng “ Quan Âm Thị Kính”. Một tràng pháo tay thật dòn giã để cỗ vũ cho đội thi SKDG và chào đón phần thi của đội thi tiếp theo, phần thi của đội thi tự sự dg qua vở kịch: TẤM CÁM.
HS: Thực hiện.
Cổ tích là một thể loại tự sự dg có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo nên tính hấp dẫn, sinh động cho từng câu chuyện,đặc biệt ở thể loại truyện cổ tích thần kì TẤM CÁM. Một câu chuyện rất gần gũi và đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Bước ra từ trang sách, hình ảnh một cô Tấm dịu dàng, hiền hậu, chăm chỉ, siêng năng, cần cù chịu thương chiu khó. Hình ảnh một bà Hoàng hậu xinh đẹp,gần gũi và thân thiện. Từ hình ảnh ấy tác giả dg đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa trong cuộc sống “ở hiền gặp lành”, con người luôn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, sức sống mãnh liệt ấy sẽ không khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, mà sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí trong xã hội.
Cảm ơn phần thi của đội thi tự sự dg, và lúc này là phần làm việc rất căng thẳng của BGK. Nhìn gương mặt của bgk, phần thi ngang tài ngang sức của 3 đội chơi thật khó có thể đóan được đội nào dành giải nhất phải không các bạn. Nhưng có lẽ với tôi , với tất cả các bạn ở đây các bạn đã là những giải thưởng rất đặc biệt của chúng tôi bởi nhờ sự trải nghiệm đầy sáng tạo của các bạn mà chúng tôi đã có được buổi hoạt động đầy ý nghĩa này. Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả các đội chơi đến từ các chi đoàn khối 10 trường thpt Đức Thọ.
Sau đây là phần công bố điểm của 3 đội chơi , xin mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc lên công bố điểm của ba đội chơi.
Như vậy là đội thi dành giải nhất là đội …………
Đội dành giải nhì là đội……………..
Đội dành giải 3 là đội….
Xin chúc mừng cả 3 đội thi .
Sau đây là phần trao giải thưởng của chương trình. Kính mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng bước lên sân khấu trao giải thưởng cho cả ba đội chơi của chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn sự có mặt của quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng tất cả các em hs đã tham gia chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau. Chân thành cảm ơn.
– Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).
– Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.
– Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ…)
2. Tính truyền miệng.
3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động…)
Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc
1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.
2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.
Các thể loại văn học dân gian
1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.
2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.
k mình nha
a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
c. Phản ánh mối quan hệ xã hội
d. Phản ánh ý thức về bản thân