Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình như là hình ảnh cây tre là ẩn dụ thì phải.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác [Cái này chắc quá quen thuộc rồi]: Nhân dân ta luôn biết ơn, nhớ Bác và cố gắng thực hiện những lời Bác dạy để con cháu học tập và noi theo tấm gương của Bác
Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.
Tham khảo:
Câu 3:
Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ
Khác :
- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều
- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ
+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường
+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.
Câu 4:
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.
2. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đc thể hiện qua từ ngữ nào trong những vẻ đẹp sau?
a) LVT
- Oai phong lẫm liệt
- Chính trực, giữ lí nghĩa
- Trọng nghĩa, khinh tài
- Quan niệm sống đẹp
- Nhân hậu
b) KNN
- Nết na, có học thức
- Chân thành, trong sáng
- Trọng ân tình
câu 2 có nghĩa là mỗi phầm chất như thế hãy tìm từ ngữ trong đoạn thơ í phù hợp với p/c đó
1) Truyện kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao.Họ ở tách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, suốt ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc. Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất thơ mộng, nhất là Phương Định. Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt dến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.
+)Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.
2)
Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là:
- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.
- Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.
- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa.
- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui trẻ con.
Mỗi người trong số họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông và hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
3)
Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".
Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
4)Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động
5)
Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.
Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.
Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.
Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.
1)+Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
+Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
2)
Những nét chung của ba cô gái:
- Họ sống và làm việc trong một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
- Cả ba đều là những cô gái tuối đời còn rất trẻ
- Có tinh thần trách nghiệm cao trong công việc, hết mình cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất
- Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản gian khổ hiểm nguy
- Có tình đồng đội gắn bó keo sơn
- Hay xúc động, đều là những cô gái rất mộng mơ, dễ vui, dễ trầm tư, và thích làm đẹp
Những nét riêng:
- Ở Phương Định:con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư và hay hát
- Ở Nho: là cô gái trẻ xinh xắn thích thêu thùa
- Ở chị Thao: là tổ trưởng, trưởng thành hơn, chính chắn và có kinh nghiệm hơn nhưng chị cũng hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
=> Những nét chung của ba cô gái cũng chính là những nét chung của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chồng Mĩ nhưng ở họ cũng vấn có những cá tính, nét riêng của mình.
3)
a. Nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá mình
- Phương Định là một cô gái thành phố, tự biết mình đẹp nhưng trong lòng cô luôn coi những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
- Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa bài hát, hay mơ mộng “hát và nghĩ vớ vẩn”.
- Cô hay quan sát, để ý đồng đội của mình.
- Cô dành tình cảm yêu thương cho Nho – người bạn như cây kem trắng
- Dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người “cương quyết, táo bạo”.
b. Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom
- Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế.
- Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô.
- Diễn biến tâm lí
- Cô có cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sự nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới“.
- Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như, cũng trở nôn sắc nhọn hơn: “Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào qua bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành“.
- Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ“.
→ Tác giả đã miêu tả sinh động và chân thực tâm lí nhân vật
⇒ Làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.
c. Cảm xúc của các cô gái trước trận mưa đá ở cuối truyện cũng được miêu tả một cách chân thực và xúc động
- Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tình hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ.
- Cô vui thích, cuống cuồng: “Những niềm vui con trẻ …lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”.
- Và cơn mưa gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
1. Đoạn trích có thể chia làm 3 phần :
- Mở đầu (đoạn 1)
- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).
- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (đoạn 3).
Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục đích chính của tác giả là kể chuyện con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.
2. Thoóc-tơn đối xử với con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc ‘như là con cái của anh vậy’. Cả trong suy nghĩ và trong hành động anh không coi Bấc như là một con chó mà anh coi như là một người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.
Có thể coi Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn. Điều đó được thể hiện ngay trong cách Thoóc-tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi, thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng sua âu yếm ‘rủ rỉ bên tai’ trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : ‘Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !’. Những biểu hiển đó cho thấy Thoóc-tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với con vật của mình.
3. Những sự việc hằng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc-tơn và Bấc được tác giả kể lại rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thôn thường. Anh chăm sóc những con chó ‘như thể chúng là con cái của anh vậy’. Bấc vốn là con chó thông minh, nó hiểu những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy, nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, đến độ ‘tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất’. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc-tơn cũng như muốn hét lên, tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động.
Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chủ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng mà chỉ có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tình cam mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.
Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ ‘trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…’ rất sống động có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.
4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung đối với bạn đọc còn ý nghĩa ở xã hội sâu sắc mà nó đã gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành giật lại của cải, giành giật sự sống của con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc-tơn là lời ca ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
Chọn đáp án: A