K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2022

Tham khảo

Đối với em, mùa xuân là mùa đẹp nhất. Không như cái nắng gắt của mùa hè, không như tiếng lá xào xạc rơi mỗi lúc chiều buồn đổ bóng của mùa thu, không như cái rét thấu xương của mùa đông, mùa xuân quả là vui tươi và rực rỡ hơn hẳn.

Tạm biệt mùa đông lạnh giá ta có thể nhìn thấy trên bầu trời xanh biêng biếc kia không những chỉ là hai hay ba con én mà là hàng trăm hàng vạn con chao lượn trên không trung. Mỗi cánh én mang một thông điệp của mùa xuân khởi đầu cho một năm mới đầy hứa hẹn.

Mùa xuân thời điểm mà vạn sự khởi đầu các dự định trong công việc học tập và các kế hoạch đều được đặt ra rõ ràng cụ thể. Có thể nói mùa xuân là thời kì mở đầu của năm mới, theo phong tục phương đông của người Việt mọi điều không hay hoặc các việc còn dang dở trong năm đều phải hoàn thành và kết thúc trước khi xuân về đặc biệt là tết cổ truyền của người Việt Nam.

Có ai mà quên được cái cảm giác tưng bừng rộn rã của những ngày gần năm mới. Nhà nhà đều dọn sạch sẽ sắm sửa đầy đủ và có lẽ vui nhất vui nhất chính là nấu bánh chưng bánh giầy. Cả nhà ngồi lại gói bánh chưng rồi cùng nhau nấu. Bánh chưng hay bánh giầy nấu có phần hơi lâu nhưng cái lâu ấy đã tạo ra biết bao nhiêu niềm vui cho lũ trẻ. Nhớ sao những đêm ra nơi bếp nấu bánh rực hồng châm lửa thêm nước rồi canh nồi bánh cho đến gần sáng thi thoảng không quên mở nắp xem bên trong như thế nào. Vì mỗi năm gia đình chỉ có một lần như thế nên từng chiếc bánh rất được nâng niu. Sắp tới tết là có biết bao nhiêu thứ phải sắm sửa, riêng lũ nhỏ chúng em đứa nào cũng nặng nặc đòi bố mẹ sắm đồ tết những hôm mới xong tết dương lịch.

29 tháng 8 2016

1. MỞ BÀI

  • Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
  • Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.

2. THÂN BÀI

a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

  • Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.
  • Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.

  • Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

  • Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.
  • Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.
  • Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:
    • giọt sương treo đầu ngọn cỏ;
    • giọt mưa xuân
    • giọt âm thanh tiếng chim
  • Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Sơ kết:

  • Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
  • Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

  • Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

    • Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.
    • Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
    • Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.
  • Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

    • Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.
    • Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.
    • Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.
  • Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

    • Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.
    • Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.

Sơ kết:

  • Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
  • Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.

c). Đánh giá chung:

c.1) Điểm chung:

  • Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.
  • Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.

c.2) Điểm riêng:

  • Mùa xuân nho nhỏ:
    • Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;
    • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;
    • Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.
  • Sang thu:
    • Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;
    • Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;
    • Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.

3. KẾT BÀI

  • Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.
  • Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
11 tháng 8 2019

Tham Khảo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng người những xao xuyến sau bao năm xa quê hương
Bác của chúng ta, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, chịu biết bao nhiêu khổ cực, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thì năm 1941, ước nguyện được trở về quê hương của Người cũng đã trở thành hiện thực. Bên cột móc 108 biên giới Việt Trung, Bác lặng người ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng - mảnh đất địa đầu đất nước. Người cúi xuống hôn lên nắm đất Tổ quốc mà đôi mắt rưng rưng.Cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ xưa vốn đã là con một nhà, mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng và sâu sắc, và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó càng chói ngời qua tấm gương của Bác – cả cuộc đời theo đuổi lý tưởng tự do và ấm no cho nhân dân, bình yên và giàu đẹp cho Tổ quốc, như Bác đã từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Bác mang theo là đôi bàn tay, sự chịu khó và nặng hơn hết là ý chí cứu nước mãnh liệt. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm biết bao nhiêu công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn…nhưng người chưa bao giờ lung lay ý chí, chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Sống trong cảnh lầm than, thấu hiểu nỗi đau mất nước, cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của kiếp nô lệ, tất cả là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng cách mạng nhân đạo và khoa học của Mác – Lênin.Tình yêu nước nồng cháy là thế, lòng yêu thương đồng bào dân tộc tha thiết là thế, vậy mà Người phải cách xa biền biệt 30 năm trời để đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ta có thể hiểu được tâm trạng bồi hồi, niềm xúc động của Người sau ngần ấy năm trời khổ ái mới được đặt chân về với đất mẹ. Phút giây được đặt chân lên tấc đất đầu tiên của Tổ quốc là giây phút thiêng liêng không diễn tả thành lời. Sau này Người từng kể lại răng: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”. Trở về đất nước đúng dịp xuân về, cả đất trời và lòng người đều rạo rực, trong lòng Bác càng trào dâng niềm hân hoan, hạnh phúc. Hình ảnh của Bác thật giản dị, gần gũi nhưng lại cao lớn lồng lộng. Lúc ấy Bác mặc trang phục của người Nùng (một dân tộc sinh sống ở Cao Bằng), quần áo chàm, đầu thì đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ vẻn vẹn có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay. Hỏi trên thế giới có được mấy vị chủ tịch nước bình dị, đơn sơ như Hồ Chủ Tịch. Điều đó càng làm cho mỗi người dân Việt Nam ta càng yêu quý, kính trọng Người. Bác đã hy sinh tất cả cho ấm no, tự do của Tổ quốc. Để rồi sau cái “sáng xuân bốn mốt” đó, cái sáng chấm dứt ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước đó, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân cho dân tộc, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối.
Bác sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như người Cha, người Mẹ của bao thế hệ!!!

10 tháng 11 2016

Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng.

Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa mơ. Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
 

” Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về …Im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”
(Theo chân Bác – Tố Hữu )


Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.

Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của TH. Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB. Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 10 2023

Khi làn gió thu se lạnh ùa về báo hiệu khoảnh khắc giao mùa cũng là lúc tâm hồn thi nhân bỗng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết để đón nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu: "Thu vịnh", "Thu điếu", "Thu ẩm" để bắt lấy trọn vẹn bức tranh thu, Lưu Trọng Lư lắng nghe "Tiếng thu về", thì Xuân Diệu - "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" lại đón thu trong sự xôn xao, đợi chờ qua "Đây mùa thu tới". Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên trong thời điểm giao mùa, từ hạ sang thu.

Cảm nhận tinh tế của "ông hoàng thơ tình" được thể hiện ngay ở nhan đề của bài thơ. "Đây mùa thu tới" gợi ra trước mắt người đọc bước đi một đi không trở lại của thời gian, mùa thu như hiện hữu ngay trước mắt người đọc với sự chuyển động hữu hình. Tâm hồn tinh tế của nhà thơ nắm lấy từng khoảnh khắc để rồi hồn thơ bắt gặp hồn thu, cho thấy một trái tim vô cùng nhạy cảm với những đổi thay của đất trời. Bức tranh chuyển mùa cứ thể hiện lên qua hồn thơ tinh tế đó.

Thiên nhiên nói chung và mùa thu nói riêng vốn là đề tài quen thuộc trên mảnh đất văn học phong phú và đa dạng. Khi miêu tả nàng thu, các thi nhân xưa thường sử dụng những thi liệu mang phong vị cổ điển như "Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng trì thu", còn Xuân Diệu- "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (theo cách nói của Hoài Thanh) lại tạo ấn tượng bởi hình ảnh rặng liễu:

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"

Trong không gian buồn "đìu hiu", vắng vẻ của khoảnh khắc giao mùa, rặng liễu xuất hiện trầm mặc trong tư thế "đứng chịu tang" cho thấy cảm quan nghệ thuật mới mẻ của nhà thơ: Lấy con người là vẻ đẹp chuẩn mực cho thiên nhiên. Nỗi buồn của thi nhân thấm vào cảnh vật, khiến rặng liễu cũng trĩu nặng "lệ ngàn hàng" tạo nên cách cảm nhận vô cùng tinh tế về một dáng liễu, một nét liễu. Những rặng liễu giăng mắc cả một khoảng trời rủ xuống như "rơi lệ" trong cảnh "đứng chịu tang" làm cho nỗi buồn càng thêm thấm thía hơn. Hồn thu còn hiện lên gắn với nét hao gầy và rơi rụng qua hình ảnh: "Với áo mơ phai dệt lá vàng" đầy thi vị, gợi lên sự tàn phai trong vẻ đẹp rực rỡ. "Áo mơ phai" còn là hình ảnh cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sắc màu. Như vậy, qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ, bước đi vô hình và hết sức nhẹ nhàng của thời gian cùng những đổi thay linh diệu của đất trời khi thu sang hiển hiện qua từng sắc lá, dáng cây.

Thi sĩ còn mở rộng biên độ của tâm hồn và vận dụng mọi giác quan để nắm bắt lấy những ý niệm vô hình, biến chúng thành sự hữu hình:

"Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"

Với tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, tác giả đã bắt trọn từng khoảnh khắc để bắt lấy sự đổi khác và cái cựa mình của thiên nhiên. Khi những con gió thu se se lạnh chợt ùa về, những cành cây khẳng khiu như run rẩy, khẽ rùng mình trong luồng gió lạnh đầu mùa. Sự chuyển động của thời gian được miêu tả thành công thông qua việc sử dụng phụ âm "r" qua các từ ngữ rụng, rũa, run rẩy, rung rinh đem đến giá trị thẩm mĩ và ẩn chứa những ý niệm về sự tinh tế. Và thậm chí, tâm hồn nhà thơ còn lắng nghe được cái lạnh trong làn gió: "Đã nghe rét mướt luồn trong gió". Động từ "luồn" kết hợp cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được tác giả vận dụng một cách tài tình để cụ thể hóa cái "rét", gợi lên cái lành lạnh của chiều thu, cho thấy người thi nhân không chỉ cảm nhận hồn thu, gió thu bằng các giác quan mà còn bằng tâm hồn hết sức nhạy cảm.

Cảm nhận tinh tế của tác giả còn thể hiện qua việc tô điểm cho mùa thu một nỗi buồn từ bên trong qua các hình ảnh đầy thi vị như "nàng trăng tự ngẩn ngơ", "u uất hận chia ly", "thiếu nữ buồn không nói". Mùa thu với hai nét vẽ: thu trên bầu trời như "nàng trăng tự ngẩn ngơ" và thu dưới mặt đất như "người thiếu nữ buồn không nói" đem đến phong vị buồn man mác và mang đậm màu sắc chia ly, tiễn biệt.

Như vậy, với tâm hồn nhạy cảm và sự cảm nhận vô cùng tinh tế, bước đi của thời gian, bước thu đi đã được tác giả miêu tả thành công qua từng nét thu, từng dáng thu đẹp đẽ nhưng thấm đượm nỗi buồn. Chính điều này đã làm nên cái "tôi" riêng của Xuân Diệu trong làng thơ mới. Đó là cái "buồn không nói", hoàn toàn khác với nỗi sầu thiên cổ, nỗi buồn "điệp điệp" của Huy Cận, và càng không giống với sự "buồn thiu" của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được một hồn thơ khao khát giao cảm với thiên nhiên, đất trời cùng tình yêu thiên nhiên của Xuân Diệu.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-cam-nhan-tinh-te-cua-xuan-dieu-truoc-thien-nhien-the-hien-trong-bai-day-mua-thu-toi-42219n.aspx
Đây mùa thu tới là bài thơ thu đầy cảm xúc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, sau khi tìm hiểu bài Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới, các em có thể khám phá những đặc sắc của bài thơ qua bài: Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Chứng minh thiên nhiên đẹp và gợi cảm qua những bài thơ Tràng giang, Đây mùa thu tới, Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới: "Hơn một loài hoa... xương mỏng manh."

ĐÂY NHA 

 

15 tháng 1 2018

Thế là một năm bận rộn đã qua đi, để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ,  bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa, thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi,  náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn, làm cho không khí thêm náo nhiệt,  nhộn nhịp.  Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.

15 tháng 1 2018

Thế là một năm bận rộn đã qua đi, để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ,  bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa, thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi,  náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn, làm cho không khí thêm náo nhiệt,  nhộn nhịp.  Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.

16 tháng 3 2021

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả. Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

 
12 tháng 12 2018
Mình xin lỗi. Ngữ văn 7 nhé mấy bạn. Mình đang cần gấp. Thank you

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

 Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng... bà "tần tảo" "chắt chiu" từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.



 

10 tháng 8 2018

Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.

 

10 tháng 8 2018

Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.

Bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân về và tâm trạng xôn xao của tác giả khi được đón mùa xuân. Những hình ảnh mùa xuân được gợi lên từ bài thơ thật trong sáng và gần gũi: "lá mía" kêu xào xạc; "mầm ngô" lên xanh non; "bãi dâu" vào mùa ngon, "cà chua" hồng giấu mặt; "cát" cựa mình lấp loáng, dòng sông chảy nặng phù xa. Mọi cảnh vật đều được mùa xuân tiếp thêm nhựa sống mới. Nhưng không chỉ là cảnh vật mà còn có cả lòng người từ dòng sông muốn hòa thành biển khơi. Qua bài thơ trên ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả. Con người dù có như thế nào vẫn luôn có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên chúng ta cần phải học cách trân trọng và bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của chúng ta.