K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Mục đích văn bản khá rõ, tác giả thể hiện ngay ở nhan văn bản. Nói một cách khác, mọi người cần thấy sự cần thiết phải chấp hành pháp luật như là yếu tố sống còn của con người.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

27 tháng 8 2023

- Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.

- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.

- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Thái độ của người viết thể hiện trong bài viết là bình tĩnh, ôn hoà, nhìn nhận phân tích, đánh giá hiện tượng một cách khách quan, khoa học.

- Chẳng hạn qua đoạn văn sau: “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém”. Qua đoạn văn có thể thấy thái độ mềm mỏng nhưng rất kiên quyết; người viết vừa nêu lên những gì chưa được; vừa thấy mặt được; vừa chỉ ra hệ quả không ổn của tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay.

16 tháng 8 2023

tham khảo

Yêu cầu chỉ ra thái độ của người viết thể hiện trong văn bản và phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.

– Thái độ của người viết thể hiện trong bài viết là bình tĩnh, ôn hoà, nhìn nhận phân tích, đánh giá hiện tượng một cách khách quan, khoa học.

Chẳng hạn qua đoạn văn sau: “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém”. Qua đoạn văn có thể thấy thái độ mềm mỏng nhưng rất kiên quyết; người viết vừa nêu lên những gì chưa được (Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn vừa chủ động đề xuất hướng giải quyết (“Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc."); vừa thấy mặt được (“Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân."); vừa chỉ ra hệ quá không ổn của tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay ("Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode" kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại.").