K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2021

Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng"trung quân, ái quốc".

-Chiếu Cần Vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuối thế kỉ XIX mới bị dập tắt.

23 tháng 12 2020

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

 

13 tháng 12 2018

Câu 1: Kết quả: Phe Liên minh đã thất bại trước phe Hiệp ước, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, những thiệt hại vô cùng nặng nề cho các nước tham gia.

  • Thảm họa cho nhân loại: Với 10 triệu người hi sinh, 20 triệu người bị thương
  • Nhiều địa danh bị phá hủy, thành phố, làng mạc bị tàn phá gây thiệt hại nhiều tỷ đô la
  • Bản đồ thế giới bị phân chia lại, các nước thắng trận thu lợi lớn
  • Nhiều nước châu Âu đã trở thành con nợ của nước Mỹ
  • Cuộc chiến sự này thực sự không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mà còn khiến mâu thuẫn đó dâng ngày một cao hơn.
  • Cách mạng vô sản dẫn đến cao trào, nhân dân lao động ở nhiều thuộc địa thức tỉnh và nhận thức được việc đấu tranh.
  • Các nước châu Âu bị tụt hậu, mất đi vai trò đang đảm đương trong 300 năm qua, chuyển dần sang cho Bắc Mỹ
  • Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất và trật tự sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

=> Ba nước Anh Pháp Mỹ mở rộng thêm nhiều thuộc địa, trong khi Đức mất hết các thuộc địa

=> Từ chính trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này, Cách mạng Nga đã phát triển mạnh mẽ và dẫn đến thành công. Như vậy, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên là vô cùng to lớn.

- Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là cuộc chiến tranh Đế quốc và phi nghĩa.

- Cuộc chiến tranh (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh thế giới là vì:

+ Quy mô của cuộc chiến này không chỉ dừng lại ở một nước, một khu vực mà lan ra toàn thế giới.

+ Cuộc chiến tranh đã lôi kéo hơn 30 nước vào cuộc chiến (trong đó có Việt Nam), gây ra các hậu quả khác nhau cho các nước trên thế giới, kể các nước trung lập, các bên tham chiến và các nước thuộc địa.

13 tháng 12 2018

1) Nêu kết quả và tính chất của chuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914 - 1918)

* Kết cục

Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh. Pháp. Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

* Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa

Vì sao lại gọi Cuộc chiến tranh (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh thế giới?

cuộc chiến tranh thế giới năm 1914 -1918 được gọi là chiến tranh thế giới vì cuộc chiến tranh này đã lôi kéo hơn 40 mươi nước trên thế giới tham chiến. Không chỉ có thế nó còn làm ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau, kể cả những nước trung lập.
Ngoài ra, cuộc chiến tranh này còn để lại hậu quả rất nặng nề. Và đó chính là mầm mống đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh khác khốc liệt hơn đó là chiến tranh thế giới lần thứ Hai.

11 tháng 12 2021

vì đó là chiến tranh , tranh dành ngôi vị khiến các nước hao phí rất nhiều tiền của và làm thiệt hại nhiều binh lính trong khi số tiền có thể chia người ngheo nhưng ko họ đã dùng một cách phi lí nên đây là một cuộc chiến phi nghĩa

HT

Tham khảo

 

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩ do:

Vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.Chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.Cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người & của.

1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh:

Chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo phân tích của Lê-nin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh, Pháp và Nga. Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkans và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua.

2. Tính chất - Là một cuộc chiến tranh ''chó cắn chó'' đế quốc phi nghĩa Cuộc chiến tranh này nhằm mục đích là cướp bóc các nước khác bóp nghẹt các dân tộc thống trị thế giới về mặt chính trị và chia lại thuộc địa.

- Các quan tâm quyền lợi của các bên tham chiến:

Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Ottoman và Áo –- Hung xuống thành cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.

Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh Pháp – Phổ (1871) quyết giành lại hai tỉnh Alsace và Lorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được).

Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic. Loại bỏ sự cản trở của Ottoman khỏi các vùng Kavkaz và Balkans. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman.

Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.

Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là một cường quốc, cố giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. Hai địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.

Ý: Một cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Áo – Hung.

Đế chế Ottoman: "Người Hồi ốm yếu" ở Trung Cận Đông bị các ảnh hưởng của Anh, Pháp, Nga chung tay chèn ép ở Cận Đông (Anh, Pháp) và tại Kavkaz và Balkans (Nga). Đây là nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế.

Ngoài ra các đế chế quân chủ Nga, Đức, Ottoman muốn dùng chiến thắng trong chiến tranh với tinh thần yêu nước dâng cao để trì hoãn cải cách dân chủ, xã hội trong nước.

3. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

16 tháng 12 2020

Bạn ơi mình chỉ nói là nhận xét  mà bạn đưa ra những dẫn chứng trên ko đúng trọng tâm của câu hỏi nên mik xin ko tick đúng nha !

                                                                       ...  Linh Vy  ...

21 tháng 12 2021

tham khảo

-    Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

-    Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

  -  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

-    Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+   Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).

+   Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).

+   Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).

-    Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-    Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-    Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,  chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

-    Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.

21 tháng 12 2021

Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

-    Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

  -  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

-    Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+   Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).

+   Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).

+   Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).

-    Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-    Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-    Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,  chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

-    Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.