K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Mục đích của Đảng ta: nhằm giam chân địch ở trong các thành phố, tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ cho TW Đảng, Chính phủ và nhân dân rút lên căn cứ địa, tạo thế trận đi vào cuộc chiến lâu dài

- Diễn biến cuộc chiến ở Hà Nội:

+ Thời gian: Từ 19/12/1946- 17/2/1947

+ Cuộc chiến diễn ra ác liệt ở một số nơi như: sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ,...

+ Kết quả: Ta rút quân sau khi thực hiện được mục đích của mình, ngoài ra còn loại bỏ vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh

 

10 tháng 6 2017

- Từ cuối tháng 11 -1946, tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

- Ở Bắc Bộ, ngày 20 - 11 - 1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

- Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12 -1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.

- Ngày 18 - 12 - 1946. Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng. Pháp tuyên bố nếu ta không chấp nhận thì ngày 20 - 12 - 1946, chúng sẽ hành động.

- Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

* Ý nghĩa:

- Đạt được mục tiêu đề ra là đã giam chân địch một thời gian dài trong các đô thị, tạo ra thế trận cho cuộc chiến tranh nhân dân.

- Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.

5 tháng 2 2021

1. Diễn biến:

- Quân dân ta chủ động tiến công, bao vậy, giam chân quân Pháp tại thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.

Tại Hà Nội:

+ Cuộc chiến diễn ra ác liệt tại sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, cầu Long Biên,…

+ Ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.

- Tại Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…: quân dân ta chủ động tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều lực lượng của chúng.

- Ở các tỉnh phía Nam, quân dân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

2. Ý nghĩa:

- Giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cho cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta chuyển lên Việt Bắc an toàn.

- Tạo cơ hội cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản.

5 tháng 2 2021

Diễn biến:

- Quân dân ta chủ động tiến công, bao vậy, giam chân quân Pháp tại thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.

Tại Hà Nội:

+ Cuộc chiến diễn ra ác liệt tại sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, cầu Long Biên,…

+ Ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.

- Tại Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…: quân dân ta chủ động tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều lực lượng của chúng.

- Ở các tỉnh phía Nam, quân dân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

 Ý nghĩa:

- Giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cho cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta chuyển lên Việt Bắc an toàn.

- Tạo cơ hội cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản.

Bn tham khảo nha 

4 tháng 1 2020

- Cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm (19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) của Trung đoàn Thủ đô:

Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, Hà Nội tắt điện báo hiệu cuộc tấn công vào quân Pháp mở đầu Toàn quốc kháng chiến. Vật cản, chiến lũy dựng lên khắp đường phố. Vệ quốc đoàn và tự vệ đồng loạt tiến công vào các mục tiêu đã định. Tại Liên khu I (khu vực trung tâm Hà Nội), dựa vào địa thế hiểm hóc, quân ta liên tục nổ súng, kiềm chế địch khi chúng tỏa ra các cửa ô. Thực hiện phương châm vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng, Trung đoàn Thủ đô được chính thức thành lập ngày 6/1/1947 tại Liên khu I, gồm có 3 tiểu đoàn với 2000 người. Sự ra đời của Trung đoàn Thủ đô đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Hà Nội. Trung đoàn Thủ đô chiến đấu trên từng nóc nhà, căn phố với quyết tâm “Sống chết với Thủ đô” và ý chí “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt từ ngày 10-13/2/1947. Địch cho máy bay ném bom, nã pháo dữ dội vào trận địa của Trung đoàn Thủ đô ở các phố Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Khoai. Nhiều công sự, ụ chiến đấu của ta bị hỏng, 74 Hoa kiều bị bom địch sát hại, một số chiến sĩ và đồng bào bị thương. Ngày 14/2/1947, chợ Đồng Xuân trở thành điểm quyết chiến giữa Trung đoàn Thủ đô và quân Pháp. Tại đây địch sử dụng xe tăng tấn công vào trận địa ta. Bằng các loại vũ khí thô sơ như giáo mác, dao găm, các chiến sĩ xông tới đánh giáp lá cà khiến cho nhiều tên lính lê dương phải đền mạng. Tuy nhiên, trong quá trình chiến đấu liên tục, ác liệt, chiến trường ngày càng thu hẹp, lương thực, vũ khí đạn dược đã cạn, nguồn tiếp tế bổ sung từ ngoài vào không kịp. Trước tình hình đó, Trung đoàn Thủ đô được lệnh của Trung ương rút ra ngoài, bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài.

Đêm 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô bí mật tổ chức cuộc hành quân rút ra khỏi thủ đô, vượt đê sông Hồng qua gầm cầu Long Biên, rồi vượt sông Hồng qua Phúc Yên an toàn. Mãi đến 9 giờ sáng ngày 18/2/1947 địch mới phát hiện và cho lực lượng truy đuổi. Chúng đã bị tiểu đội Hồng Hà chặn đánh, kìm chân địch. Cả tiểu đội du kích Hồng Hà do Nguyễn Văn Nại chỉ huy đã anh dũng hy sinh. Cuộc hành quân chiến đấu rút khỏi Thủ đô Hà Nội của Trung đoàn Thủ đô sau 2 tháng chiến đấu kìm giữ và tiêu hao sinh lực địch tại chiến trường Hà Nội đã thắng lợi vẻ vang.

- Ý nghĩa: + Trải qua 60 ngày đêm (19/12/1946 đến 17/2/1947) chiến đấu anh dũng, sáng tạo và quyết liệt, Trung đoàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội đã đánh gần 200 trận, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch, phá hủy nhiều xe các loại, bắn chìm 1 ca nô, bắn rơi và phá hủy 5 máy bay, thu nhiều quân trang quân dụng, giam chân địch dài ngày để hậu phương có điều kiện tổ chức và triển khai thế trận chiến đấu lâu dài. Các cơ quan Đảng và Nhà nước di chuyển về các căn cứ, hàng chục vạn đồng bào thủ đô đã tản cư an toàn.

+ Làm phá sản bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc, gây thanh thế cho kháng chiến. Đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tác chiến phòng ngự trong thành phố và giáng một đòn mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, đặt tiền đề vững chắc cho thắng lợi trong những năm tiếp theo.

30 tháng 1 2018

Đáp án A

26 tháng 12 2017

Đáp án A

24 tháng 2 2021

* Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam:

- Diễn biến:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta.

+ Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

+ Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

+ Quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt.

- Kết quả:

+ Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt.

+ Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

* Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Diễn biến:

+ Từ năm 1978, Trung Quốc cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

+ Sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu.

- Kết quả: Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

28 tháng 5 2018

a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam

- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

23 tháng 12 2017

Đáp án D

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra nhằm giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.

19 tháng 2 2018

Đáp án C

Tại Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giữa ta và địch tại sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên,… các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông,… Cuộc chiến đấu diễn ra trong vòng 60 ngày từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2-1947.

6 tháng 2 2017

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 105