K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi đất trời bớt đi gió lạnh, khi nắng ấm bắt đầu len lỏi trên những cành lá, khi những chồi non bắt đầu nhú lên xanh mơn mởn, khi mẹ đang hong khô lá dong để ba gói bánh chưng là tôi sắp về rồi.Dấu hiệu báo tôi về thật nhiều, đếm không hết, kể không xuể. Người ta nói mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa khởi đầu của một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc. Khi cái lạnh của mùa đông đã bắt đầu dịu đi, nắng ấm áp chiếu xuống cảnh vật thì có lẽ mùa xuân đang bắt đầu gõ cửa. Những lá bàng màu vàng úa rụng trong cái lạnh mùa mùa đông thì đã bắt đầu nhú lên những mầm non bé xíu. Mùa xuân cũng như mầm non ấy, nhẹ nhàng và mỏng manh, cần được bảo vệ. Bầu trời u ám của những ngày mùa đông đã được thay thế bằng sự thoáng đãng, cao và rộng hơn. Những dòng người tấp nập đi lại trên phố ai cũng hớn hở, tràn ngập niềm vui vì xuân đang về và Tết cũng đang đến. Trên quê hương, tôi được báo hiệu bằng những cánh chim én bay rợp kín trời. Người ta bảo rằng chim én đã đi tránh rét từ phương Nam trở về, chúng đang báo hiệu một mùa xuân đến, rất gần. Mùa xuân hiện lên rõ nét trong vườn rau của ngoại, những cây cải xanh mướt, non tơ; từng bông súp lơ to và tròn. Và cây quất trong vườn quả đã bắt đầu chín vàng ươm. Mùa xuân dường như đang len lỏi vào từng cảnh vật ở một làng quê nghèo.’ Trên những nẻo đường, có nhiều chiếc xe chở đầy hoa đào. Hoa đào nở là mùa xuân đến và Tết cũng sang. Niềm vui phơi phới hiển hiện trong đôi mắt của trẻ thơ đầy háo hức và trong nụ cười của người lớn vì sắp kết thúc một năm cũ. Mọi người có thể nghỉ ngơi, chuẩn bị dọn nhà đón tết. Đất trời đã hết âm u, nắng lại về, bởi mùa xuân đang gõ cửa. Đường làng ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ để người người nhà nhà đón Tết ấm no, hạnh phúc hơn. Khi mùa xuân sắp đến, đám trẻ con được mua quần áo mới, nụ cười tươi vui vì sắp được đón tết, được ăn quà bánh và được lì xì. Đó là điều mà bất kì đứa trẻ nào khi mùa xuân về cũng mong như vậy. tôi đang về, đang về trên làng quê, rất đẹp và thanh bình.

19 tháng 12 2021

 

 


 

5 tháng 11 2019

Tam đại con gà

a. Mâu thuẫn trái tự nhiên

- Thầy đồ: học trò dôt->khoe chữ-> thầy đồ dạy trẻ.

- Luôn bị đặt vào tình huống khó xử:

+ Chữ Kê là gà>< dủ dỉ là con dù dì

+ Dạy học phải đọc to>< bảo trẻ đọc khẽ

+ Muốn biết chữ đúng không >< khấn thổ công xin 3 đài

+ Chủ nhà phát hiện sai>< gỡ bí một cách liều lĩnh

+ Tam đại con gà là sao>< dủ dỉ là chị con công -> Những điều ông thầy làm đều trái lẽ tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực

- NT: tiếng cười được thể hiện qua 2 lần thắt nút.

+ Lần 1: thắt nút: chữ Kê, thầy không rõ, buộc trò đọc nhỏ; mở nút: khấn thổ công xin 3 đài được cả 3, bắt trò gào to.

+ Lần 2: thắt nút: chủ nhà nghe thấy, phát hiện ra cái sai của thầy; mở nút: ông thầy gỡ bí thanh minh về cái dốt của mình.

-> càng thanh minh càng thấy dốt b. ý nghĩa

- Truyện phê phán một đối tượng cụ thể: ông thầy đồ

-> phê phán một loại người, một thói xấu trong xã hội: sự giấu dốt mà con người ta vẫn mắc phải.

Nhưng nó phải bằng hai mày.

a. Hình ảnh thầy lí * Trước khi xử kiện - Nổi tiếng xử kiện giỏi, nhận của Cải 5 đồng, của Ngô 10 đồng -> Viên quan xử kiện không đại diện cho lẽ phải, lẽ công bằng. Thầy lí chỉ giỏi ăn đút lót

* Khi xử kiện - Hành động: xoè 5 ngón tay trái úp trên 5 ngón tay mặt-> Ngô đã biện cho thầy lí 10 đồng - Lời nói: tao biết mày phảinhưng nó phảibằng hai mày.

- Nghệ thuật:

+ Lặp 2 chi tiết: hầnh động

+ lời nói + hình thức chơi chữ: Phải -> thể hiện sinh động hài hước bản chất tham nhũng của thầy lí. -> lẽ phải đối với lí trưởng được đo bằng tiền, tiền quyết định lẽ phải, tiền nhiều thì lẽ phải nhiều và ngược lại.

b. Hình ảnh Ngô và Cải

- Đây là 2 người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, vì muốn được kiện nên cả hai tìm cách đút lót. Người lao động do những thói xấu đã lâm vào tình trạng vừa bi, vừa hài, vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

c. ý nghĩa

- Phê phán giai cấp thống trị, tham nhũng, vạch trần lối xử kiện vì tiền.

- Phê phán hành động hối lộ của 1 bộ phận nông dân lao động -> có tác dụng giáo dục trong nội bộ nhân dân 1 cách sâu sắc, thấm thía về bài học trong cuộc sống

5 tháng 11 2019

(1) Tam đại con gà

Hỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ văn

12 tháng 11 2019

Hàng ngày, bà cụ nấu nước chè tươi, ngồi nhấn nha bán dưới gốc cây mít cổ thụ đầu làng nên mọi người từ lâu đã quen gọi là quán bà cụ Mít. Cụ Mít chắc phải ngoài bảy mươi rồi. Tóc bạc trắng như cước, lưng còng gập, đi lại chậm chạp, lòng khòng. Cụ sống một mình, không chồng, con, ngay trong quán hàng nhỏ xíu của mình.

Cái Gái rất thích cõng em ra chơi nhặt lá mít làm trâu, vênh sừng nghé ọ, nhảy lò cò... Thấy quán vắng khách là nó lại sà vào lòng bà cụ Mít, nhổ tóc sâu, để được nghe cụ kể chuyện cổ tích. Gái thích nhất là truyện Tấm Cám. Nó hay ngửa cổ nhìn lên ngọn cây Mít và ước ao: Giá như cây mít này biến thành cây thị. Sẽ có một quả thị thật to, để cụ Mít đem cái bị ra, bảo:

- Thị ơi thị! Thị rơi bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn?

Rồi sẽ có một cô Tấm từ trong quả thị chui ra và sống mãi ở đây với bà cụ Mít.

Một lần mẹ đi chợ, cái Gái lẽo đẽo cõng em theo mẹ ra tận đầu làng, cứ dặn đi dặn lại:

- U nhớ nhé! Con không ăn bánh đa đâu! U mua cho con một quả thị rõ thật to, u nhé!

Hôm ấy mẹ mua cho Gái quả thị chín vàng, tròn như cái bát. Gái thích lắm, cầm quả thị, chạy một mạch ra quán cụ Mít. Lúc ấy, cụ Mít đang lúi húi rửa chè xanh ngoài cầu ao. Cái Gái liền lẻn vào quán. Nó để quả thị lên cái đĩa gỗ trên bàn thờ rồi tong tả chạy về nhà với nỗi vui mừng, thấp thỏm, chờ mong...

Ngày nào Gái cũng ra chơi với cụ Mít để dò xem có cô Tấm nào chui ra quả thị hay không?

Cụ Mít cứ hinh hỉnh cái mũi lên mà hít hà và bảo:

- Quái lạ! Có mùi thị ở đâu thơm quá! Gái có ngửi thấy không cháu?

Gái tủm tỉm cười, vờ như không biết:

- Vâng! Đúng là có mùi thị, thơm thật!

Năm ngày sau, quả thị bị héo tóp lại, vỏ thâm xì, chảy cả nước thị ra cái đĩa gỗ. Gái vừa thất vọng vừa tiếc của, nó đành ném quả thị héo ấy ra bụi tre.

Chuyện đó, cụ Mít hoàn toàn không biết gì.

Năm ấy, cái Gái đã là học sinh lớp 10. Nó không còn tin là trong quả thị có cô Tấm nữa. Nhưng nó vẫn ước ao làm được một việc gì đó để giúp đỡ cụ Mít như tất cả mọi người trong làng này đối xử với cụ.

Mỗi ngày, cứ buổi sáng, cái Gái lại cắp rổ đi kiếm rau lợn. Hôm nào nó cũng ghé qua quán cụ Mít để bí mật làm một việc gì đó, vì cụ Mít thường đi mua chè vào buổi sáng. Cửa quán luôn chỉ khép hờ. Gái lách cửa, vào nhà, gặp việc gì làm được, là nó làm ngay. Vại nước sắp hết, nó lấy đôi thùng ra giếng gánh, đổ đầy tràn cả ra ngoài. Hôm thì nó quét lá tre, lá ổi rụng đầy vườn, vun vào gốc cho bà cụ lấy cái đun bếp.

Hôm nay, vừa lách vào nhà, Gái đã nhìn thấy ngay máy cái bát cáu đen những nhựa chè. Nó hối hả bưng ngay chén, bát ra bờ ao, lấy rơm và tro bếp đánh thật sạch cả trong lẫn ngoài, trông như mới vậy! Có sáu cái bát, nó đánh xong được năm cái. Đến cái thứ sáu, vì hơi mạnh tay, nên cái bát bị sứt một mảnh nhỏ. Gái sợ hãi luống cuống, trông ngực đánh thình thịch... Làm sao bây giờ? Chỉ tại mình cọ mạnh quá! ... nó vội dấu cái bát vỡ dưới bụi khoai nước bên bờ ao rồi đem năm cái bát kia úp trên nhà, nó lấy vôi cô' gắn mảnh bát vỡ, loay hoay mãi đến toát mồ hôi mà mảnh vỡ vẫn không chịu dính vào.

Vừa lúc đó, bà cụ Mít lọc cọc chống gậy, bưng rổ chè về.

- À, à! Bà bắt được quả tang rồi nhé! Hôm nào bà cũng nằm mơ thấy cô Tấm về làm giúp bà mà! Cháu vừa chui ở quả thị nào ra thế?

- Nhưng... nhưng cháu không ngoan đâu Cháu lỡ tay đánh vỡ bát của bà rồi!... Hu!... Hu..!

- Không sao đâu! Nín đi cháu! Cái bát ấy đã nứt sẵn rồi, vỡ là phải! Cháu không có lỗi gì đâu! Cô Tấm của bà ngoan lắm!

26 tháng 10 2019

“Con lớn lên trong tình thương của mẹ
Nơi yêu thương tha thiết từ bao giờ”

Khi lắng nghe những câu ca trên vang vọng từ những chiếc nôi đong đưa, Bông chỉ biết khóc trong âm thầm và giấu đi những giọt nước mắt tủi hờn của mình.

Mặc dù hằng ngày, Bông vẫn nhận được sự yêu thương, đùm bọc, chở che từ bà - một người bà không cùng chung huyết thống nhưng trong em vẫn mang trong mình những mặc cảm của một đứa bé mồ côi. Bông vốn là một đứa bé bị cha mẹ ruồng bỏ. Vào một buổi sáng tinh sương, khi mở cửa hàng để chuẩn bị cho công việc mua bán trong ngày, bà lão bán nước bỗng nhìn thấy một bọc vải đặt ngay trên chiếc chõng mà các bác nông dân vẫn thường dừng chân để nghỉ ngơi, uống nước và trút hết những nỗi niềm, câu chuyện sau một ngày lao động mệt mỏi. Khi đến gần, bà lão nhìn thấy một đứa bé sơ sinh còn say giấc một cách ngon lành. Và rồi, đứa bé bỗng nhiên cất tiếng khóc oa oa. Bà lão xúc động trước tiếng khóc đó, bởi bà là một người phụ nữ bất hạnh khi không có bản năng làm mẹ, người chồng vì thế mà rời bỏ bà và tạo dựng một gia đình khác. Kể từ đó, bà lão sống trong sự lặng lẽ, cô đơn. Giây phút nhìn thấy đứa trẻ, bà đã xem nó như là một phép màu và là món quà do ông trời ban tặng, an ủi những năm tháng cô đơn lúc về già.

Thời gian cứ thế qua đi, Bông lớn lên trong sự chăm sóc ân cần, yêu thương của bà cụ một cách vô tư và hồn nhiên với sự hạnh phúc vô bờ bến. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Bông vẫn lon ton giúp đỡ bà những công việc nhỏ như rót nước, mời trà các bác nông dân với thái độ ngoan ngoãn, lễ phép. Khi Bông lớn lên cũng là lúc tấm lưng của bà còng hơn, mái tóc bạc hơn xưa rất nhiều.

Nhưng rồi, đến tuổi đi học, Bông thường xuyên bị bạn bè trêu chọc và bị cô lập bởi em là một đứa bé không cha, không mẹ. Kể từ lúc biết về sự thật về bản thân, cô bé thường khóc lặng lẽ khóc một mình. Rồi đến một ngày trái gió trở trời, bà cụ bỗng nhiên ốm nặng. Vì lo lắng cho bà, Bông đã trốn học và ngồi ngoài hiên, lúc bà cụ thiếp đi, Bông lại vào nhà dọn dẹp và nấu cháo cho bà nhanh khỏi ốm. Nhưng vì sợ bà không đồng ý với việc tự mình nghỉ học, Bông chỉ lặng lẽ, âm thầm tiến hành những công việc đó. Ngày ngày, sau khi tỉnh giấc, bà lão đều nhìn thấy một bát cháo bốc khói nghi ngút ngay cạnh chiếc bàn tre kê ở đầu giường. Lấy làm lạ vì điều này, bà lão đã quyết định tìm hiểu sự tình. Khi nhìn thấy đứa cháu gái bé bỏng của mình đang loay hoay bên chiếc bếp lửa để nấu cháo, bà vô cùng xúc động và ôm chầm lấy Bông:

- Nhờ có những bát cháo nóng hổi của Bống, bà đã khỏi ốm rồi. Nhưng sao giờ này cháu vẫn chưa đi học.

Nhìn thấy bà đã hoàn toàn tỉnh táo, bao nhiêu nỗi buồn và tủi hờn bị kìm nén bao lâu bỗng tuôn trào thành những giọt nước mắt:

- Bà ơi! Cháu không muốn đi học nữa đâu, cháu không muốn tới trường nữa! Cháu chỉ muốn ở nhà, bà cho cháu ở nhà với bà mãi, bà nhé!

Vẻ mặt bà ánh lên vẻ buồn rầu:

- Có phải vì bà ốm yếu nên cháu muốn nghỉ học hay không? Như vậy là cháu không ngoan, như vậy bà buồn lắm.

Bông òa khóc nức nở:

- Bà ơi! Ở lớp các bạn không ai chơi với cháu, ai cũng bảo cháu là đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ, lớn lên cũng trở thành người vô dụng vì không ai cần đến cháu cả.

Bà lão xúc động, hóa ra bấy lâu nay, tâm hồn mong manh, ngây thơ của cô bé đã vô tình bị tổn thương:

- Cháu ngoan của bà! Cháu là một cô bé ngoan ngoãn, lễ phép. Ai nói không ai cần cháu? Bà ngày ngày vẫn cần cháu ở bên cạnh, rồi khi học hành chăm chỉ, cháu sẽ trở thành một người hữu ích cho xã hội và nhận được sự tôn trọng từ người khác. Cháu xuất hiện trong cuộc đời bà như một phép màu. Đối với bà, cháu là cô Tấm hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng, lễ phép. Và bây giờ, bà muốn cháu nỗ lực, cố gắng học tập để trở thành cô Tấm trong lòng mọi người.

Bông ôm chầm lấy bà, những giọt nước mắt vẫn lã chã rơi và tự hứa sẽ không bao giờ nghỉ học nữa. Từ đó, sức khỏe bà lão cũng yếu dần. Để có tiền đi học, Bông đã cố gắng giúp đỡ bà những công việc buôn bán hằng ngày, đồng thời khi lớn lên, cô bé cũng xin đi làm thêm để duy trì việc học.

“Thời gian thấm thoắt qua đi”, ít ai có thể ngờ rằng, đứa bé mồ côi bị bỏ rơi, cô cháu gái bé bỏng ngày nào của bà lão bán nước đã trở thành một bác sĩ nổi tiếng bằng hành trình vượt khó, vượt lên những mặc cảm của bản thân. Chỉ có một điều duy nhất không bao giờ thay đổi, đó là tình cảm, lòng hiếu thuận dành cho bà. Hằng ngày, Bông đều chăm sóc bà rất chu đáo và bà lão luôn tự hào về cô cháu gái. Trước sự nỗ lực của Bông và cuộc sống đầm ấm của hai bà cháu, người dân trong vùng đều cảm phục và truyền tai nhau về câu chuyện về Bông - một cô Tấm thời hiện đại đã xây nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thực về hành trình bước tới hạnh phúc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Vội vàng (Xuân Diệu)

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.

- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.

- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.

- Khái quát lại quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

8 tháng 3 2023

Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 2 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Tự sự

Câu 2. Khi Dế Mèn há hốc mồm ra thì Dế ta đã rơi từ trên trời xuống (vì chú vốn bám vào cọng cỏ để được chim én đưa lên trời cao và nhìn ngắm cảnh vật, nhưng dế ảo tưởng rằng những con chim sẻ đang dựa vào mình)

Câu 3. Câu chuyện thực chất phê phán những người "ảo tưởng sức mạnh", nghĩ rằng mình có sức mạnh toàn năng nhưng thực chất là chẳng có. Bài học rút ra được là phải biết sống khiêm tốn, khiêm nhường, không nên kiêu căng, ngạo mạn.

Câu 4. Bài văn bày tỏ cảm xúc của em cần nêu ra được: suy nghĩ của em, bài học liên hệ bản thân.

22 tháng 10 2017

mọi người giúp ,mình với ạ, người 1 phan cũng đc ạ . Mai mình nộp rồi. huhu