K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

 Nho là cô gái khác, có lúc cô bướng bỉnh, mạnh mẽ. Có lúc cô lại lầm lì cực đoan. Nhưng Nho lúc nào cũng dễ thương, hồn nhiên và vui vẻ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho là hình ảnh mỏng manh nhưng dũng cảm giữa chiến trường ác liệt mịt mờ khói lửa.

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

 Nho là cô gái khác, có lúc cô bướng bỉnh, mạnh mẽ. Có lúc cô lại lầm lì cực đoan. Nhưng Nho lúc nào cũng dễ thương, hồn nhiên và vui vẻ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho là hình ảnh mỏng manh nhưng dũng cảm giữa chiến trường ác liệt mịt mờ khói lửa.

27 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nhé:

Các từ “thua” và “nhường” khi tả Thúy Vân có sắc thái nhẹ nhàng, yên bình hơn, dự báo số phận êm ả, phẳng lặng. Còn vẻ đẹp Kiều thì thiên nhiên “ghen” và “hờn”, sắc thái biểu cảm như báo trước sẽ có sự giành giật, dự báo một số phận đầy sóng gió.

 

27 tháng 10 2021

cảm ơn nhiều ạ

 

 

22 tháng 2 2023

- Là sự yêu làng, yêu nước của ông.

- Trong tình huống ông Hai hay tin làng mình theo giặc và ở tình huống ông Hai nghe tin đính chính lại làng mình không theo giặc.

- Qua những chi tiết như:

+ Suy nghĩ của ông Hai: "Chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư,..."

+ Không nói năng với vợ, trằn trọc một đêm suy nghĩ về làng.

+ Vui mừng quyết định giết heo ăn mừng.

(Bạn tìm chi tiết hơn trong SGK nhé).

- Nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Đặc sắc ở chỗ: thể hiện rõ, chân thực nhất tâm lý và suy nghĩ của một người dân yêu làng yêu nước.

 

27 tháng 5 2021

cái này khá hiếm ra với lại ko có nhiều thông tin mới hiếm ra đề thế này

 

1.Đáp án nào không thể hiện vai trò ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo? *A. Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.B. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời...
Đọc tiếp

1.Đáp án nào không thể hiện vai trò ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo? *

A. Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

B. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

C. Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả.

D. Làm cho câu chuyện trở nên chân thực, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công.

E. Cả A, B, C đều đúng

2.Chủ đề của văn bản ”Hoàng Lê nhất chí” hồi thứ mười bốn. *

A. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

B. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, hành động mạnh mẽ quyết đoán, tài thao lược hơn người, tầm nhìn xa trông rộng, anh hùng lẫm liệt trong trận chiến.

C. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

D. Tất cả đều sai.

3.Những hình ảnh sóng đôi trong câu văn sau nói lên điều gì?“Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tiết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa” *

A. Sự đổ vỡ, chia lìa.

B. Sự thất vọng của Vũ Nương khi bị chồng hắt hủi, tình nghĩa vợ chồng từ đây tan vỡ.

C. Làm câu văn nhịp nhàng như tiếng lòng thổn thức của Vũ Nương nàng đau buồn từ đây vợ chồng mãi phải chia lìa.

D. Đáp án A, B đúng

E. Tất cả các đáp án: A, B, C đều đúng.

4.Tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào?

A. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn".

B. Chưa đánh đã chắc thắng.

C. Chưa thắng giặc nhưng đã có quyết sách ngoại giao trong mười năm sau khi hòa bình

D. Công bằng trong xét xử bề tôi.

E. Đáp án A. D đúng

G. Đáp án A, B, C đúng.

5.Truyện Kiều và “Chuyện người con gái Nam Xương” đều có chung cách miêu tả nhân vật đặc sắc *

1 điểm

A. Thủ pháp ước lệ tượng trưng, gợi nhiều hơn tả

B. Những câu văn biền ngẫu đặc sắc

C. Độc thoại nội tâm, diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật.

D. Thủ pháp ước lệ tượng trưng và độc thoại nội tâm, diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật.

E. Tất cả các đáp án đều đúng.

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

Gợi ý.

I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.

II. Thân bài.

1. Giải thích

- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.

- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.

- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.

2. Chứng minh

a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.

(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".

=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.

b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình

(Phân tích 8 câu cuối)

=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình. 

III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.