K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

Thí nghiệm 1 có xuất hiện glycogen do có insulin hoạt hóa các thụ thể màng ở tế bào gan để vận chuyển các phân tử glucose vào trong tế bào, còn thí nghiệm 2 không xuất hiện glycogen do insulin không tiếp xúc với thụ thể màng, dẫn đến không có các phân tử tín hiệu và các tế bào gan không vận chuyển glucose vào trong tế bào, quá trình chuyển hóa glucose không diễn ra.

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu...
Đọc tiếp

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu. Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy :

- Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu.

- Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin.

- Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.

2
4 tháng 9 2023

Câu 1: Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu : Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Câu 2: Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

- Giai đoạn 1: Insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng và hoạt hóa thụ thể insulin.

- Giai đoạn 2: Insulin kích thích các túi mang protein vận chuyển glucose trong tế bào chất.

- Giai đoạn 3: Các túi vận chuyển đến màng tế bào để vận chuyển glucose ra khỏi tế bào

Câu 3: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/ không kích thích được các túi protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường nước tiểu.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. 

- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.

+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.

- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.

23 tháng 3 2023

Hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tụy tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hóa đường, qua đó, điều hòa hàm lượng glucose trong máu là nhờ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Trong đó, tế bào tuyến tụy tiết ra các phân tử tín hiệu là hormone insulin và glucagon, các phân tử tín hiệu này liên kết với thụ thể của tế bào gan dẫn đến đáp ứng đặc hiệu của tế bào gan.

14 tháng 2 2018

Các con ếch con này có đặc điểm của loài B vì các con ếch con này được tạo thành từ tế bào chuyển nhân mang nhân của loài B.

Thí nghiệm này chứng minh nhân của tế bào mang NST chứa ADN là vật chất di truyền của loài nên nhân mang tính chất là nơi chứa vật chất mang thông tin di truyền của loài, mang đặc trưng cho loài.

29 tháng 11 2018

Lời giải:

Ếch thu được có nhân của loài B, tế bào chất của loài A nên mang các tính trạng do gen trong nhân của loài B.

Đáp án cần chọn là: C

17 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những con ếch chuyển nhân được phát triển từ trứng chuyển nhân (nhân của trứng lấy từ các con ếch cho tế bào sin dưỡng) → Các con ếch con này có đặc điểm của loài ếch cho nhân.

- Giải thích: Nhân là trung tâm thông tin chứa hầu hết DNA của tế bào. Những thông tin trên DNA sẽ được phiên mã thành các phân tử RNA và được đưa ra khỏi nhân để tham gia tổng hợp protein – phân tử giữ chức năng cấu trúc và vận hành các hoạt động sống của tế bào (các đặc điểm của cơ thể). Nói các khác, nhân có vai trò chủ yếu trong việc hình thành các đặc điểm mang tính di truyền của loài. Bởi vậy, ếch chuyển nhân sẽ có các đặc điểm của loài cho nhân.

→ Thí nghiệm này chứng minh nhân của tế bào mang NST chứa DNA là vật chất di truyền của loài quy định các đặc điểm mang tính đặc trưng cho loài.

a) Nếu trong thí nghiệm đối chứng tế bào sau khi được đặt nhân trở lại vẫn chết thì kết luận:

- TH1: Tế bào đã chết ngay khi bị tách nhân.

- TH2: Tế bào sinh vật không nhận lại nhân sau khi tách

- TH3: Thao tác tách và ghép lại nhân chưa chính xác kiến sinh vật bị tổn thương và chết.

b) Nếu tế bào ở thí nghiệm đối chứng không bị chết thì kết luận rút ra là:

- TH1: Tế bào thí nghiệm chết\(\rightarrow\) Kết luận: Tế bào cần có nhân để tồn tại

- TH2: Tế bào thí nghiệm vẫn tồn tại \(\rightarrow\)Kết luận: Tế bào không cần có nhân để tồn tại.

. Để kiểm chứng nhân tế bào có vai trò quyết định sự sống của tế bào, một nhà khoa học đã dùng móc nhỏ để loại bỏ nhân tế bào của trùng giày (một sinh vật nhân thực đơn bào). Kết quả tế bào mất nhân bị chết. Nhà khoa học này cũng làm một thí nghiệm đối chứng theo cách dùng móc nhỏ lấy nhân tế bào của trùng giày nhưng sau đó lại đặt lại vào vị trí cũ. a.       Hãy chỉ ra vấn đề muốn nghiên cứu....
Đọc tiếp

. Để kiểm chứng nhân tế bào có vai trò quyết định sự sống của tế bào, một nhà khoa học đã dùng móc nhỏ để loại bỏ nhân tế bào của trùng giày (một sinh vật nhân thực đơn bào). Kết quả tế bào mất nhân bị chết. Nhà khoa học này cũng làm một thí nghiệm đối chứng theo cách dùng móc nhỏ lấy nhân tế bào của trùng giày nhưng sau đó lại đặt lại vào vị trí cũ.

a.       Hãy chỉ ra vấn đề muốn nghiên cứu. Giả thuyết đưa ra và cách nhà khoa học thiết kế thí nghiệm

b.      Hãy rút ra kết luận và phương án nghiên cứu tiếp khi kết quả thí nghiệm rơi vào các trường hợp sau:

-          TH1: Tế bào thí nghiệm chết và tế bào đối chứng sống

-          TH2: Tế bào thí nghiệm chết và tế bào đối chứng cũng chết

c.       Theo em để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao thì nhà khoa học nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào?

0
23 tháng 3 2023

Quá trình hormone insulin tác động đến tế bào gan:

- Giai đoạn tiếp nhận: Hormone insulin do tuyến tụy tiết ra, theo máu đến tế bào gan và gắn vào thụ thể của tế bào gan.

- Giai đoạn truyền tin: Hormone insulin làm thay đổi hình dạng của thụ thể và khởi động quá trình truyền tin. Thông qua các phân tử truyền tin nội bào, tín hiệu được truyền đến phân tử đích trong tế bào gan.

- Giai đoạn đáp ứng: Tế bào gan đáp ứng tín hiệu bằng cách hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen để dự trữ trong tế bào.