K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2017

Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ rất nổi tiếng: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn! Hai câu thơ cho chúng ta thấy môi quan hệ gắn bó thắm thiết giữa người và mảnh đất quê hương thân thương. Cái chân lí phổ quát của đời sống con người ấy không phải chỉ có nhà thơ Chế Lan Viên mới chiêm nghiệm ra mà luôn tồn tại trong dòng máu, hơi thư của người dân Việt Nam chất phác, dung dị, thủy chung, sâu tình, nặng nghĩa. Thật vậy, đất nước Việt Nam ta xinh đẹp khiến mỗi khi xa cách, ai cũng nhớ nhung vời vợi. Mỗi khi nhắc đến hai tiếng “quê hương” thiêng liêng, trong lòng những người Việt xa quê chợt dâng lên niềm tự hào khó tả. Chính vì thế một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về bạn bè, người thân hỏi nơi nào đẹp nhất, người đó trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương.” Đây là một câu trả lời chân thành, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chúng ta hiểu rằng “đẹp” trong câu nói của người ấy không có nghĩa là “đẹp” do những kiến trúc tân kì, diễm lệ tạo nên. Cái “đẹp” ở đây chính là vẻ đẹp của tâm hồn; cái “đẹp” của tình yêu quê hương ngự trị trong lòng của mỗi người Việt Nam “chân lấm tay bùn”, cần cù, chịu thương, chịu khó. Câu trả lời của người ấy gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ. Một con người không thấy quê hương mình đẹp thì người đó không phải là người yêu quê hương. Quê hương Việt Nam ta đẹp lắm. Đẹp làm sao những hàng dừa soi mình bên những dòng sông quanh co, uốn khúc, những lũy tre làng rì rào trong gió. Đẹp làm sao những ánh trăng vàng óng ả khi mùa lúa chín, những giọt sương khuya ướt đọng giàn bầu! Đẹp làm sao dáng mẹ hiền đứng bên mái hiên nhà trông ngóng khi những đứa con đi xa!... Những vẻ đẹp ấy được nhân dân ta truyền lại cho đời sau qua những làn điệu ca dao, dân ca mộc mạc, trữ tình. Ai là người Việt Nam cũng đều quen thuộc với khúc hát tâm tình sau: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước hển đường hôm nao. Khúc hát ngọt ngào ấy cất lên từ nỗi nhớ da diết của một người xa xứ nghe thật cảm động. Ai đi xa mà chẳng nhớ quê hương? Nhưng nỗi nhớ của mỗi người đậm nhạt khác nhau. Anh trai làng nhớ hai món ăn bình dị, dân dã: “canh rau muông”, “cà dầm tương”. Anh không quên những người lao động nghèo khổ, lam lũ quanh năm, “dãi nắng dầm sương” để đem lại cho đời những hạt gạo trắng ngần. Ngoài ra, anh còn nhớ đau đáu hình ảnh ai đó “tát nước bên đàng” trong khoảng thời gian cách đây không xa. Chắc có lẽ đó là hình ảnh cô gái nết na, siêng năng, cần mẫn ở làng anh. Cô gái này chúng ta gặp trong hai câu ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Tuy quê hương anh không có những món cao lương mĩ vị, không có những phương tiện máy móc hiện đại để làm nghề nông, nhưng nơi đó vẫn hiện lên thật tươi đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ, dân dã làm rung động lòng người, làm rơi nước mắt những người dân Việt Nam sông ở phương trời xa mỗi khi nghĩ về quê hương. Trên đây là tình cảm của anh trai làng xa quê hương. Còn với cô gái quê thì sao? Chúng ta hãy nghe câu ca dao: Ai về Giồng Dứa qua trông Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em. Chắc có lẽ cô gái vì hoàn cảnh đặc biệt phải rời quê hương sinh sống ở một nơi khá xa nên nỗi nhớ cảnh và người nơi quê xưa thật da diết cháy bỏng. Nhìn bông sậy lay động bởi cơn gió nhẹ, cô bỗng chạnh lòng. Thật ra, sậy là chỉ một loại cây hoang dại hay làm bạn với lau, lách, cũng như một số cỏ cây khác, ít có giá trị kinh tế, nhưng nó tượng trưng cho nhừng gì quen thuộc nhất nơi quê cũ của cô. Câu ca dao cho chúng ta thấy tâm hồn của cô gái quê ấy vô cùng đẹp đẽ, ân tình và thủy chung. Ca dao cũng thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với lòng kính yêu lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Người Việt Nam nào mà không biết vùng “Đồng Tháp Mười cò bay thắng cánh” nổi tiếng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những đóa hoa sen thơm ngát. Sen là bậc đế vương của các loài hoa đồng cỏ nội ở Tháp Mười. Câu ca dao vừa giản dị, vừa mộc mạc, vừa thể hiện được môi quan hệ biện chứng, logic giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và đất nước. Câu ca dao ấy là viên ngọc quý trong tiếng nói trong trẻo, hồn nhiên của chúng ta. Chúng ta hãy tự hào và yêu quý vẻ đẹp của quê hương cũng như ta tự hào và yêu thương mẹ đẻ của mình vậy. Bởi lẽ: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chi môt mẹ thôi.

15 tháng 10 2017

hay quá! nếu cho mình 1 baì nữa thì tốt wá mình đang cần gấp

câu 1 , '' đọc câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người '' . câu nói trên của nhà văn pháp giúp em cảm nhận được gì khi học 2 bài thơ cảnh khuya , rằm tháng giêng .câu 2 , từ thực tế cuộc sống và các tác phẩm văn học mà em đã được học nói về người mẹ hãy viết bài văn biểu cảm ngắn với tiêu đề '' mẹ - ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con .câu 3 , tình yêu qh đn là mạch...
Đọc tiếp

câu 1 , '' đọc câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người '' . câu nói trên của nhà văn pháp giúp em cảm nhận được gì khi học 2 bài thơ cảnh khuya , rằm tháng giêng .

câu 2 , từ thực tế cuộc sống và các tác phẩm văn học mà em đã được học nói về người mẹ hãy viết bài văn biểu cảm ngắn với tiêu đề '' mẹ - ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con .

câu 3 , tình yêu qh đn là mạch nguồn xuyên suốt văn học vn hãy phát biểu cảm nghĩ của e về bài thơ ấy trong văn thơ chữ tình hiện đại vn

câu 4 , người ta nói không nơi nào đẹp bằng quê hương của mình . vậy bằng những bài ca dao viết trong bài hãy trình bày những cảm nhận riêng của mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người vn

ok giúp nha mai kt rùi

0
18 tháng 5 2017

Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ rất nổi tiếng:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn!

Hai câu thơ cho chúng ta thấy môi quan hệ gắn bó thắm thiết giữa người và mảnh đất quê hương thân thương. Cái chân lí phổ quát của đời sống con người ấy không phải chỉ có nhà thơ Chế Lan Viên mới chiêm nghiệm ra mà luôn tồn tại trong dòng máu, hơi thư của người dân Việt Nam chất phác, dung dị, thủy chung, sâu tình, nặng nghĩa. Thật vậy, đất nước Việt Nam ta xinh đẹp khiến mỗi khi xa cách, ai cũng nhớ nhung vời vợi. Mỗi khi nhắc đến hai tiếng “quê hương” thiêng liêng, trong lòng những người Việt xa quê chợt dâng lên niềm tự hào khó tả. Chính vì thế một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về bạn bè, người thân hỏi nơi nào đẹp nhất, người đó trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương.”

Đây là một câu trả lời chân thành, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Chúng ta hiểu rằng “đẹp” trong câu nói của người ấy không có nghĩa là “đẹp” do những kiến trúc tân kì, diễm lệ tạo nên. Cái “đẹp” ở đây chính là vẻ đẹp của tâm hồn; cái “đẹp” của tình yêu quê hương ngự trị trong lòng của mỗi người Việt Nam “chân lấm tay bùn”, cần cù, chịu thương, chịu khó. Câu trả lời của người ấy gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ. Một con người không thấy quê hương mình đẹp thì người đó không phải là người yêu quê hương.

Quê hương Việt Nam ta đẹp lắm. Đẹp làm sao những hàng dừa soi mình bên những dòng sông quanh co, uốn khúc, những lũy tre làng rì rào trong gió. Đẹp làm sao những ánh trăng vàng óng ả khi mùa lúa chín, những giọt sương khuya ướt đọng giàn bầu! Đẹp làm sao dáng mẹ hiền đứng bên mái hiên nhà trông ngóng khi những đứa con đi xa!... Những vẻ đẹp ấy được nhân dân ta truyền lại cho đời sau qua những làn điệu ca dao, dân ca mộc mạc, trữ tình. Ai là người Việt Nam cũng đều quen thuộc với khúc hát tâm tình sau:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước hển đường hôm nao.

Khúc hát ngọt ngào ấy cất lên từ nỗi nhớ da diết của một người xa xứ nghe thật cảm động. Ai đi xa mà chẳng nhớ quê hương? Nhưng nỗi nhớ của mỗi người đậm nhạt khác nhau. Anh trai làng nhớ hai món ăn bình dị, dân dã: “canh rau muông”, “cà dầm tương”. Anh không quên những người lao động nghèo khổ, lam lũ quanh năm, “dãi nắng dầm sương” để đem lại cho đời những hạt gạo trắng ngần. Ngoài ra, anh còn nhớ đau đáu hình ảnh ai đó “tát nước bên đàng” trong khoảng thời gian cách đây không xa. Chắc có lẽ đó là hình ảnh cô gái nết na, siêng năng, cần mẫn ở làng anh. Cô gái này chúng ta gặp trong hai câu ca dao:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Tuy quê hương anh không có những món cao lương mĩ vị, không có những phương tiện máy móc hiện đại để làm nghề nông, nhưng nơi đó vẫn hiện lên thật tươi đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ, dân dã làm rung động lòng người, làm rơi nước mắt những người dân Việt Nam sông ở phương trời xa mỗi khi nghĩ về quê hương.

Trên đây là tình cảm của anh trai làng xa quê hương. Còn với cô gái quê thì sao?

Chúng ta hãy nghe câu ca dao:

Ai về Giồng Dứa qua trông

Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em.

Chắc có lẽ cô gái vì hoàn cảnh đặc biệt phải rời quê hương sinh sống ở một nơi khá xa nên nỗi nhớ cảnh và người nơi quê xưa thật da diết cháy bỏng. Nhìn bông sậy lay động bởi cơn gió nhẹ, cô bỗng chạnh lòng. Thật ra, sậy là chỉ một loại cây hoang dại hay làm bạn với lau, lách, cũng như một số cỏ cây khác, ít có giá trị kinh tế, nhưng nó tượng trưng cho nhừng gì quen thuộc nhất nơi quê cũ của cô. Câu ca dao cho chúng ta thấy tâm hồn của cô gái quê ấy vô cùng đẹp đẽ, ân tình và thủy chung.

Ca dao cũng thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với lòng kính yêu lãnh tụ vĩ đại của dân tộc:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Người Việt Nam nào mà không biết vùng “Đồng Tháp Mười cò bay thắng cánh” nổi tiếng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những đóa hoa sen thơm ngát. Sen là bậc đế vương của các loài hoa đồng cỏ nội ở Tháp Mười. Câu ca dao vừa giản dị, vừa mộc mạc, vừa thể hiện được môi quan hệ biện chứng, logic giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và đất nước. Câu ca dao ấy là viên ngọc quý trong tiếng nói trong trẻo, hồn nhiên của chúng ta.

Chúng ta hãy tự hào và yêu quý vẻ đẹp của quê hương cũng như ta tự hào và yêu thương mẹ đẻ của mình vậy. Bởi lẽ:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chi môt mẹ thôi.

(có j tham khảo thêm trên này nha:) Nguồn: internet.

Phát biểu ý kiến Không nơi nào đẹp bằng quê hương

18 tháng 5 2017

ế chép mạng hả cô gái Uyên của tui

7 tháng 11 2016

Bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thuỷ chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với quê hương. Đó là một con người đáng trân trọng.

22 tháng 10 2018

Sao mà bạn Nguyễn Phương Thảo học giỏi quá vậy ? Khâm phục khẩu phụcvui

15 tháng 10 2016

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

-     Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

-     Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

15 tháng 10 2016

vẻ đẹp nha bạn đọc kĩ đề bài nhé bạn viết là tình yêu rùikhocroi

8 tháng 11 2016

tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt.Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”



 



 

18 tháng 12 2016

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.

bổ sung thêm nhévui

20 tháng 12 2016

có phải bạn tự làm không vậy

 

10 tháng 11 2016

bác hồ rất yêu quê hương

11 tháng 11 2016

ờ ờ, tks pn

26 tháng 9 2016

 Quê hương tôi với cánh đồng bao ra rộng lớn, với những phong cảnh nên thơ. Những gì mà tôi cảm nhận ở quê hương là sự cần cù lao động chăm chỉ, sự tinh nghịch của những đứa bé. Con đường làng uốn lượn, trải dài như một tấm thảm diệu kì. Quê hương là nơi cho tôi xuất phát để bước đến những con đường tiếp theo. Nơi ấy bình yên, mỗi chiều về là nghe thấy tiếng gió vi vu , tiếng sáo diều của những đứa trẻ chăn trâu,....Ôi chao! Mỗi lần được ngồi trên thảm cỏ lắng nghe và cảm nhận nó tôi cảm thấy mình như đang lạc vào một thế giới kì diệu vô cùng đẹp.

Chúc bạn học tốt!hihi

26 tháng 9 2016

 Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.


 

30 tháng 10 2016

Bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.