Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
theo mình biết thì đây ko phải lịch sử 7
p/s: mình học lớp 7
Nhận xét của người nước ngoài về thủ công nước ta chứng tỏ những người thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX có tay nghề rất giỏi, họ biết ứng dụng kĩ thuật tiên tiến vào việc đóng tàu ở Việt Nam.
Nhận xét trên đây chứng tỏ người thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX có tay nghề rất giỏi, họ biết ứng dụng kĩ thuật tiên tiến vào việc đóng tàu ở VN.
Ở địa phương em hiện nay có những nghề thủ công : nghề gốm, nghề mây tre đan, sơn mài, khảm trai, chạm khắc đá, nghề kim hoàn, đồ gỗ mỹ nghệ,...
CHÚC BN HỌC TỐT ^-^
Gấu thanh lịch
Câu 38: Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
a. sự quan tâm của nhà nước với thủ công nghiệp
b. sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
c. tài năng của thợ thủ công nước ta
d. nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta
Câu 39: Cố đô Huế xây dựng đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua nào?
a. Vua Gia Long
b. Vua Minh Mạng
c. Vua Thiệu Trị
d. Vua Tự Đức
Câu 40: Thời Nguyễn Quốc tử giám được đặt ở đâu?
a. Thăng Long.
b. Thanh Hóa.
c. Huế.
d. Gia Định.
Câu 41: Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là ai?
a. Lê Hữu Trác
b. Phan Huy Chú
c. Trịnh Hoài Đức
d. Lê Quý Đôn
Câu 42: Giáo dục khoa cử nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có điểm gì hạn chế?
a. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử
b. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa
c. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều
d. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử
refer
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ
tk kĩ thuật
- Một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây du nhập vào nước ta: kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
=> Những thành tựu kĩ thuật đã chứng tỏ khả năng sáng tạo của những người thợ thủ công lúc bấy giờ.
- Tuy nhiên, chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào sử dụng hiệu quả.
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.
Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn
- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)
- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)
- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)
Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...
- Sân khấu tuồng chèo phát triển.
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ
- Văn nghệ dân gian phát triển.
1.- Từ cuối thế kỉ XIII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
Nhận xét của người nước ngoài (người Mĩ) cho ta thấy:
- Những người thợ thủ công của nước ta lúc bấy giờ có tay nghề rất thành thạo, với kĩ thuật chính xác, không thua kém gì những người thủ công nước ngoài.
- Biết sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến phương tây vào sản xuất mà ở đây là đóng tàu.