Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương phải thỏa mãn điều kiện: Tất cả các điểm sáng nằm trên tường trong khoảng PQ đều có tia sáng phát ra đến đập vào mặt gương, bị phản xạ và đi vào mắt M của người quan sát. Vậy tia tới PI và QJ phải nằm trên đường kéo dài gặp ảnh M’ của M.
Cách vẽ:
+ Vẽ ảnh M’ của mắt M qua gương.
+ Nối điểm mép gương I và J với M’ và kéo dài ra sau cắt tường tại P và Q.
Như vậy mọi tia tới xuất phát từ một điểm bất kì trên tường nằm trong khoảng PQ trên tường đều cho tia phản xạ trên gương đi được vào mắt M.
b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì ảnh M’ của mắt M cũng tiến lại gần gương hơn, khi đó tia IP và JQ sẽ loe rộng hơn, suy ra khoảng PQ sẽ tăng lên.
O A B A' B' H K E I 1,65m 15cm
a) Khoảng cách giữa mép dưới của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của chân mình trong gương là IK
\(OA=15cm=0,15m\)
Ta có: \(OA+OB=AB\)
\(\Rightarrow0,15m+OB=1,65m\)
\(\Rightarrow OB=1,65m-0,15m\)
\(\Rightarrow OB=1,5m\)
Xét tam giác OB'B
K là trung điểm của OB'
IK // OB ( người đứng đối diện với gương )
I là trung điểm của BB'
\(\Rightarrow\) IK là đường trung bình của tam giác OB'B
\(\Rightarrow IK=\frac{1}{2}OB\)
Ta có: \(OB=1,5m\)
\(\Rightarrow IK=\frac{1}{2}.1,5m\)
\(\Rightarrow IK=0,75m\)
Vậy khoảng cách giữa mép dưới của gương với mặt đất là 0,75m để người đó nhìn thấy ảnh của chân mình trong gương
b)
Khoảng cách giữa mép trên của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương là HI
Xét hình thang OA'B'B
H là trung điểm của OA'
HI // A'B' ( người đứng đối diện với gương )
I là trung điểm của BB'
\(\Rightarrow\) HI là đường trung bình của hình thang OA'B'B
\(\Rightarrow HI=\frac{1}{2}\left(OB+A'B'\right)\)
Mà \(\left\{\begin{matrix}OB=1,5m\\AB=A'B'=1,65m\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow HI=\frac{1}{2}\left(1,5m+1,65m\right)\)
\(\Rightarrow HI=1,575m\)
Vậy khoảng cách giữa mép trên của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương là 1,575m
c)
Chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh mình trong gương là HK
Xét tam giác OA'B'
H là trung điểm của OA'
HK // A'B' ( người đứng đối diện với gương )
K là trung điểm của OB'
\(\Rightarrow\) HK là đường trung bình của tam giác OA'B'
\(\Rightarrow HK=\frac{1}{2}A'B'\)
Mà \(AB=A'B'=1,65m\)
\(\Rightarrow HK=\frac{1}{2}.1,65m\)
\(\Rightarrow HK=0,825m\)
Vậy chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương là 0,825m
M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương GI.
Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt của KM và IM, ứng với 2 tia tới PK và QI. Hai tia tới PG và QI đều có đường kéo dài đi qua M’.
Cách vẽ PQ:
+ Đầu tiên vẽ ảnh M’ của M (MM’ ⊥ KI và M’H = MH), sau đó nối M’K và kéo dài cắt tưởng ở P và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.
ĐỀ KIỂM TRA HSG (ĐÊ18) - Vật lý 9 - Phạm Văn Hòa - BLOG VẬT LÝ THCS của Phạm Văn Hòa
a) Có 2 cách để vẽ ảnh:
Cách 1: Vẽ ảnh của A và B bằng cách vẽ hai tia bất kì tới gương, sau đó nối A với B.
Cách 2: Lấy đối xứng AB qua gương.
b) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách từ A và B vẽ các tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ. Đặt mắt trong vùng tia phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh A’B’ của AB.
A O B B' O' A'
Chiều cao tối thiểu của gương là 2m