Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải
Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật
Lời giải chi tiết
a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:
- Con sùng đất: Trong lòng đất.
- Con giun: Trong lòng đất.
- Con bò: Trên mặt đất.
- Con sâu: Trong thân cây.
- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.
- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.
- Cá: Trong nước.
- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.
→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:
- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.
- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.
- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.
- Môi trường dưới nước: Cá.
Tham khảo!
a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:
- Con sùng đất: Trong lòng đất.
- Con giun: Trong lòng đất.
- Con bò: Trên mặt đất.
- Con sâu: Trong thân cây.
- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.
- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.
- Cá: Trong nước.
- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.
→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
Tham khảo!
Môi trường sống và một số sinh vật sống trong môi trường đó
Môi trường sống | Sinh vật |
Môi trường trên cạn | Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương xỉ, cây đào, cây táo,… |
Môi trường dưới nước | Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,… |
Môi trường trong đất | Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,… |
Môi trường sinh vật | Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,… |
Tham khảo!
Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng: Chất thải, khí thải,… được thải ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cao; các khu rừng đang dần bị phá hủy gây nên sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học;…
- Những biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí rác thải sinh hoạt và từ nhà máy trước khi thải ra môi trường; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…
+ Trồng cây gây rừng và phòng chống cháy rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
a)
- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất
b)
- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng
- Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật
Cái này tham khảo nha!
Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:
- Hệ sinh thái nước đứng:
+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.
+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.
+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Hệ sinh thái nước chảy:
+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.
+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.
| Hệ sinh thái nước đứng | Hệ sinh thái nước chảy |
Hệ động vật | Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng. | Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi. |
Hệ thực vật | Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ. | Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước. |
Tham khảo :
- Bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể vì: Quần thể sinh vật tồn tại trong môi trường sống, bị biến động do các nhân tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường sống nhằm đảm bảo các nhân tố của môi trường ít biến động theo hướng tiêu cực cho sự phát triển của quần thể chính là biện pháp quan trọng để quần thể phát triển ổn định.
- Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể: Thành lập các vườn quốc gia (vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì,…) và các khu bảo tồn, khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật, kiểm soát dịch bệnh,…
Tham khảo!
- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…
- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Tham khảo
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
- Có 4 loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.
- Các nhân tố tạo nên môi trường sống: Nhân tố vô sinh (nước, đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và nhân tố hữu sinh (động vật, thực vật, con người,…).