Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:
+ Toàn bộ đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.
+ Các câu văn còn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.
b) Đoạn văn được phát triển chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể:
+ Câu 1 nêu nội dung khái quát của toàn bộ đoạn văn
+ Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng cụ thể ở phía sau.
+ Câu 4, 5: Chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.
c) Có thể đặt các nhan đề khác cho văn bản như: Cơ thể và môi trường; Cơ thể với môi trường Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống; Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.
a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
– Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)
– Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:
VD:
* Bài 1. Thần thoại và sử thi
– Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
– Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội
→ Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng
* Ở bài 2: Thơ tự do
– Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
– Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
– Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ
→ Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.
a.
- Chủ đề của đoạn văn: Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép liên tưởng.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Phải ra sức đổi mới và sáng tạo; cách đổi mới và sáng tạo hiệu quả nhất.
b.
- Chủ đề của đoạn văn: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép lặp.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.
c.
- Chủ đề của đoạn văn: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Sử dụng từ ngữ liên kết “và”.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu; Phân tích theo trình tự các câu thơ.
d.
- Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe.
Chọn đáp án: D