K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.                                                               ...
Đọc tiếp

Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:

a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.

                                                                                         Theo Phạm Văn Bình

(Trạng ngữ: để khỏi vướng víu, để mài cho răng mòn đi)

b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

                                                                                        Theo Phạm Văn Bình

(Trạng ngữ: để tìm kiếm thức ăn, để mài cho xương mòn đi)

1
9 tháng 10 2023

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để khỏi vướng víu, Chuột phải gặm các vật cứng.

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Để tìm kiếm thức ăn,Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

4 tháng 12 2023

:)

1 tháng 1 2022

đầu chuột đuôi heo cơ màlimdim

Riddle 1: Một người đàn ông trả lại tách trà của mình vì có một con ruồi trong đó. Tuy nhiên, anh ta trở nên tức giận khi anh ta được tặng cùng một tách trà. Làm thế nào anh ấy biết đó là cùng một tách trà? Riddle 2: Một tài xế xe tải đang đi xuống đường một chiều theo hướng sai. Một chiếc xe cảnh sát lái xe qua anh ta nhưng không ngăn anh ta. Tại sao? Riddle 3: Một nhà thám hiểm tìm thấy một kho báu được bảo...
Đọc tiếp

Riddle 1: Một người đàn ông trả lại tách trà của mình vì có một con ruồi trong đó. Tuy nhiên, anh ta trở nên tức giận khi anh ta được tặng cùng một tách trà. Làm thế nào anh ấy biết đó là cùng một tách trà?

Riddle 2: Một tài xế xe tải đang đi xuống đường một chiều theo hướng sai. Một chiếc xe cảnh sát lái xe qua anh ta nhưng không ngăn anh ta. Tại sao?

Riddle 3: Một nhà thám hiểm tìm thấy một kho báu được bảo vệ bởi một tên cướp biển cung cấp cho anh ta một phím màu đỏ, chìa khóa màu xanh và chìa khóa vàng. Chỉ có một trong số họ có thể mở rương kho báu, và anh ta chỉ có một cơ hội để chọn đúng chìa khóa. Đằng sau hải tặc, anh ta thấy một ciper đọc 'tgk hoe ely den.' Anh ấy chọn chìa khóa nào?

Riddle 4: Tại sao vợ của thám tử nổi điên khi anh đến nhà lúc 9:30, chỉ thích anh ta đã nói?

1
6 tháng 3 2022

đọc đi nhá 

rảnh quá à?

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

25 tháng 10 2023

a. Đoạn văn tả hoạt động tìm mồi và tránh chim săn mồi

b. Hoạt động của gà mẹ và gà con được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:

- Gà mẹ: gọi con "túc, túc, túc"; bươi đất tìm mồi; kêu "tót"; la; chạy qua chạy lại; vừa la vừa nhìn.

- Gà con: xúm lại; chạy trốn; chui vào bụi cây; núp xuống bờ gò.

c. Tác giả dùng từ ngữ gợi tả tiếng kêu của gà mẹ vô cùng chân thực, sinh động.

Nhận xét về cách tả tính tình, hoạt động của con vật ở hai đoạn văn dưới đây:a, Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế lò một con chuột đã nằm gọn...
Đọc tiếp

Nhận xét về cách tả tính tình, hoạt động của con vật ở hai đoạn văn dưới đây:

a, Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế lò một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó... Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

Hoàng Đức Hải, Con mèo Hung

b) Con mèo hay nằm lim dim ngoài sân để sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn. Lần đầu tiên, khi phóng đôi chân nhỏ yếu để vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn đang nghiêng đầu ngó nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở đốc. Tôi thương quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng, Không ngờ nó vùng khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng “meo" giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa, lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng "meo” đầy tức giận, rồi lại tiếp tục phóng lên. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt thì con thằn lằn đã rút êm sang chỗ khác. Tuy vậy, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng "meo, meo,..." đầy hãnh diện.

 Bạch Nguyên, Người thầy của tuổi thơ.

1
5 tháng 10 2023

Nhận xét về cách tả tính tình, hoạt động của con vật ở hai đoạn văn dưới đây:

a,

- Tác giả tả hoạt động bắt chuột và muốn vuốt ve của con mèo.

- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian

- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động của nó.

- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: khôn thật

b,

- Tác giả tả hoạt động sưởi nắng và rình bắt lũ thằn lằn của con mèo.

- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian.

- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động và kiên trì, không cam chịu của nó.

- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: tôi thương quá

   Những ngày đẹp trời, buổi sáng,  bồ câu bay ra từng đàn. Sau một hồi lượn vòng trên không trung trong lành, chúng đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi lại lại với cái đầu cứ lắc lư, lắc lư. 

   Vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục mà không bị hoa mắt, nhức đầu nhỉ? Thật ra, nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy rằng bồ câu chẳng lắc lư chút nào cái đầu bé nhỏ của chúng.  

Vì không thể gạch chân nên anh in đậm em nhé!